100 đồng vốn đầu tư thu được khoảng 0,7 đồng lợi nhuận sau thuế.
3.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 1 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính
3.2.4.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính
Hiện nay trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, Công ty MECANIMEX mới chỉ thực hiện phân tích 3 nhóm chỉ tiêu là: Nhóm chỉ tiêu về bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguốn vốn; Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán; Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời; đặc biệt ngay trong các nhóm chỉ tiêu đó cũng còn thiếu nhiều chỉ tiêu quan trọng. Do vậy, để hoàn thiện công tác phân tích tài chính của mình thì Công ty cần phải xây dựng và sử dụng một hệ thống chỉ tiêu phân tích đầy đủ và toàn diện. Công ty cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu tài chính quan trọng sau:
Phản ánh khả năng thanh toán
Hiện nay, Công ty đã phân tích hai chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán tức thời. Vì vậy, để phản ánh đầy đủ khả năng thanh khoản của Công ty chúng ta cần xem xét thêm chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh. Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào việc bán các tài sản dự trữ (tồn kho).
Bảng 3.2. Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.Tài sản lưu động 100.768,9 98.479,9 83.002,3
2.Dự trữ
3.Khả năng thanh toán nhanh (lần)
22.310,3 0,881 17.205,0 0,947 29.540,6 0,780
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2001, 2002, 2003)
Trong 3 năm khả năng thanh toán nhanh của Công ty là thấp lần lượt 0,881; 0,947; 0,780. Nguyên nhân là do dự trữ ở mức cao, do đó Công ty không thể thanh toán nhanh được các khoản nợ đến hạn nếu như không sử dụng đến một phần dự trữ.
Phản ánh khả năng cân đối vốn
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Hệ số nợ):
Chỉ tiêu này dùng để xác định nghĩa vụ của Công ty đối với các chủ nợ trong việc vay và góp vốn.
Khả năng thanh toán lãi vay:
Chỉ tiêu này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả thanh toán lãi vay hằng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản lãi vay này sẽ thể hiện khả năng Công ty có nguy cơ phá sản.
Bảng 3.3: Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.Nợ phải trả
2.Tổng tài sản
3.Thu nhập trước thuế và lãi vay 4.Lãi vay
5.Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 6.Khả năng thanh toán lãi vay (lần)
89.034,2 107.530,7 2.707,0 82,8 1,316 85.851,9 116.989,5 2.929,8 73,4 1,281 68.568.8 101.102,9 2.991,4 67,8 1,589
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2001, 2002, 2003)
Hệ số nợ của Công ty trong năm 2001 là 82,8%; năm 2002 là 73,4%; năm 2003 là 67,8%. Hệ số này đang có xu hướng giảm dần, tuy nhiên vẫn ở mức rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty là một doanh nghiệp thương mại nên các khoản nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn (chủ yếu là vay ngắn hạn Ngân hàng và các khoản nợ nhà cung cấp).
Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty trong năm 2001, 2002 là không cao và lần lượt là 1,316 lần; 1,281 lần; năm 2003 tỷ số này có tăng so với năm 2002 đạt 1,589 lần. Điều này thể hiện khả năng trả lãi của Công ty là thấp kém.
Phản ánh khả năng hoạt động
Các tỷ lệ về khả năng hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nên cần phải tiến hành phân tích.
Bảng 3.4. Các tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.Doanh thu
2.Tiền + Tài sản tương đương tiền 3.Các khoản phải thu
4.Dự trữ 5.Tài sản lưu động 6.Tài sản Vòng quay tiền Vòng quay dự trữ Hiệu suất sử dụng TSLĐ Kỳ thu tiền bình quân Hiệu suất sử dụng tài sản
288.566,2 5.756,6 69.874,7 22.310,3 100.768,9 107.530,7 50,128 12,934 2,864 87,172 2,684 351.099,8 6.935,0 71.466,5 17.205,0 98.479,9 116.989,5 50,627 20,407 3,565 73,278 3,001 362.466,9 13.921,2 36.381,4 29.540,6 83.002,3 101.102,9 26,037 12,270 4,367 36,134 3,585
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2001, 2002, 2003)
Vòng quay tiền: Vòng quay tiền của Công ty trong 3 năm qua có sự biến động,
năm 2003 là 26,037 lần giảm mạnh so năm 2002 là 50,627 lần và năm 2001 là 50,128 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu của năm 2003 là 3,24% không nhanh bằng tốc độ tăng của tiền hơn 100% so với năm 2002.
Vòng quay dự trữ: Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hoá,
sản phẩm của Công ty. Nó cho biết số lần dự trữ được bán ra bình quân trong kỳ. Số vòng quay dự trữ càng lớn thì thời gian hàng tồn kho càng ngắn, vốn của doanh nghiệp được luân chuyển càng nhanh.
Vòng quay dự trữ của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2001 vòng quay dự trữ là 12,934 lần có nghĩa là trong một năm hàng tồn kho được luân chuyển 12,934 lần, đến năm 2002 tăng lên 20,407 lần do năm 2002 Công ty giảm dự trữ xuống 22,9% và tăng doanh thu lên 21,7% so với năm 2001. Nguyên nhân là do giá cả thị trường của mặt hàng mà Công ty nhập khẩu năm 2002 có rất nhiều biến động lên xuống thất thường làm
cho chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu thay đổi. Năm 2003 vòng quay dự trữ lại giảm xuống còn 12,270 lần là do dự trữ tăng lên 71,7% còn doanh thu chỉ tăng 3,1%.
Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng
thu hồi tiền trong thanh toán. Kỳ thu tiền bình quân của Công ty có xu hướng giảm mạnh trong 3 năm qua, cụ thể năm 2001 là 87 ngày; năm 2001 là 73 ngày; năm 2003 giảm xuống còn 36 ngày.Nguyên nhân là do trong thời gian qua Công ty đã chú trọng và quản lý có hiệu quả chính sách thương mại, hạn chế các khoản phải thu.
Hiệu suất sử dụng TSLĐ: Các tỷ lệ vòng quay tiền, vòng quay dự trữ, kỳ thu tiền bình quân cho biết tốc độ luân chuyển của từng khoản mục riêng rẽ trong TSLĐ, còn chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSLĐ sẽ cho biết tốc độ luân chuyển của TSLĐ của Công ty và cho biết một đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSLĐ của Công ty 3 năm có chiều hướng biến động tăng dần năm 2001 là 2,864 lần; năm 2002 là 3,565 lần; năm 2003 là 4,367 lần.
Hiệu suất sử dụng tài sản: Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ vốn
của doanh nghiệp, nó cho biết một đồng vốn được Công ty tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản của năm 2001 là 2,684 lần; năm 2002 là 3,001 lần; năm 2003 là 3,585 lần.
Như vậy, với việc bổ sung thêm các chỉ tiêu trên thì hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính của Công ty là tương đối đầy đủ và toàn diện. Một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phân tích tài chính tại Công ty.
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu phân tích tài chính Công ty MECANIMEX
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm2003
I/Khả năng sinh lời
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 0.214% 0.185% 0.187% Doanh lợi tài sản (ROA) 0.575% 0.556% 0.669% Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 3.343% 2.088% 2.080%
ii/khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành 1.132 1.148 1.211 Khả năng thanh toán nhanh 0.881 0.947 0.780
Khả năng thanh toán tức thời 0.065 0.081 0.203
iii/Khả năng cân đối vốn
Tỷ suất Nợ / Tổng tài sản 82.8% 73.4% 67.8% Khả năng thanh toán lãi vay 1.316 1.281 1.589
IV/khả năng hoạt động
Vòng quay tiền 50.128 50.627 26.037
Vòng quay dự trữ 12.934 20.407 12.270
Kỳ thu tiền bình quân 87.172 73.278 36.134
Hiệu suất sử dụng TSLĐ 2.864 3.565 4.367
Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản 2.684 3.001 3.585 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2001, 2002, 2003)