100 đồng vốn đầu tư thu được khoảng 0,7 đồng lợi nhuận sau thuế.
3.2.2. Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích
Để công tác phân tích tài chính có thể đưa ra được những kết quả chính xác về tình hình tài chính thì Công ty cần phải có nguồn thông tin đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.
Đối với nguồn thông tin bên trong: Hiện nay Công ty thực hiện việc lập các Báo
cáo tài chính theo đúng các chế độ quy định của Nhà nước. Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, trong quá trình phân tích tài chính hiện nay Công ty mới chỉ sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là một nguồn thông tin quan trọng phản ánh năng lức tài chính của Công ty. Trên báo cáo này cho phép đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng tiền nhàn rỗi trong đầu tư, ngoài ra báo cáo này còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch thu chi trong những năm tiếp sau. Do vậy, trong những năm tới Công ty nên sử dụng thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như là một nguông thông tin không thể thiếu cho công tác phân tích.
Hơn nữa, việc lập và phân tích đầy đủ các số liệu trên Báo cáo tài chính sẽ tạo nên một ấn tượng tốt về sự quy củ trong quản trị, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các đối tượng bên ngoài, tạo điều kiện thuận lưọi cho Công ty khi hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.
Sử dụng đầy đủ thông tin phải đi đôi với yêu cầu chất lượng của nguồn thông tin đó. Do vậy hiện nay khi chưa có những quy định cụ thể Nhà nước về chế độ kiểm toán
bắt buộc với các doanh nghiệp, thì Trưởng phòng Tài chính Kế toán nên chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ trong Công ty nhằm đảm bảo thông tin được sử dụng là thông tin “sạch”.
Đối với nguồn thông tin bên ngoài: Để các kết luận trong phân tích tài chính có
tình chất thuyết phục cao, Công ty cần sử dụng các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh như:
Thông tin về tình hình tăng trưởng, suy thoái kinh tế...
Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ...
Thông tin về lạm phát...
Thông tin về sự thay đổi chỉ số giá của các loại hàng hóa sử dụng trong kinh doanh. Nguồn thông tin giúp Công ty có được những giải pháp hợp lý trong trường hợp khan hiếm hàng hoá hay chỉ số giá biến động bất thường...
Các chủ trương chính sách lớn của Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: việc tham gia hội nhập AFTA, WTO; Luật Hải quan; Chính sách thuế suất đồi với hàng hoá xuất nhập khẩu...
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích
Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa ra và phân tích các chỉ tiêu tài chính, rồi sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp; mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ ra rõ nguyên nhân nào gây ra tình hình tài chính đó. Trên cơ sở đó, tư vấn cho Ban lãnh đạo đề ra mục tiêu, kế hoạch và phướng hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty MECANIMEX cũng như các chủ thể kinh tế khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, mới chỉ áp dụng hai phương pháp phân tích là: phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh do vậy không thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. Để tháo gỡ những vướng mắc trên trên Công ty nên nhanh chóng đưa phương pháp phân tích Dupont vào áp dụng trong công tác phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp phân tích Dupont, các cán bộ phân tích tài chính của Công ty sẽ xác định được chính xác các nguyên nhân căn bản dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của Công ty.
Trong phần 2.2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính ở Chương 2, khi phân tích chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng phương pháp phân tích tỷ số kết hợp với phương pháp so sánh đưa
tới nhận xét: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2003 là tăng so với năm 2002 và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2003 là bằng với năm 2002, nhưng các phương pháp trên không chỉ ra được nguyên nhân của hiện tượng đó. Với phương pháp phân tích Dupont thì các vấn đề đó sẽ được làm sáng tỏ:
Chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA):
ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu
Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản
= PM x AU
Trong đó:
PM (Profit Margin): Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
AU (Asset Utilization): Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Tài sản
Vốn chủ sở hữu Tài sản Vốn chủ sở hữu
= ROA x EM = PM x AU x EM
Trong đó: EM - Hệ số nhân vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp hay mức độ sử dung đòn bẩy tài chính.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp phân tích Dupont
Chỉ tiêu Giá trị thực tế Chiều hướng thay đổi
Mức thay đổi (lần) 2002 2003
1.LN sau thuế/Vốn chủ SH (ROE) 0.0209 0.0208 Giảm 0.99611 2.LN sau thuế/Tồng tài sản(ROA) 0.0056 0.0067 Tăng 1.20294 3.LN sau thuế/Doanh thu (PM) 0.0019 0.0019 Không đổi 1 4.Doanh thu/Tổng tài sản (AU) 3.0011 3.5851 Tăng 1.1946 5.Tổng tài sản/Vốn chủ SH (EM) 3.7528 3.1076 Giảm 0.82807
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2001, 2002, 2003)
Bảng 3.1 cho ta thấy:
Doanh lợi vốn chủ SH năm 2003 giảm 0.9961 lần so với năm 2002 do: * Doanh lợi tài sản năm 2003 tăng 1.20294 lần so với năm 2002.
Doanh lợi tài sản năm 2003 tăng 1.20294 lần so với năm 2002 là do:
* Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm 2003 là không đổi so với năm 2002. * Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2003 tăng 1.1946 lần so với năm 2002.
Như vậy, qua kết quả phân tích đã giải thích rõ các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của ROA và ROE. Đối với ROA của Công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là do khả năng khai thác có hiệu quả tài sản thành doanh thu của Công ty tăng lên. Công ty cần tiếp tục phát huy khả năng đó.
Đối với ROE của Công ty năm 2003 giảm so với năm 2002 là do hệ số nhân vốn chủ sở hữu giảm, mặc dù ROA của Công ty tăng. Điều này được giải thích là do Nợ phải trả của Công ty năm 2003 đã giảm so với năm 2003 chiếm 67.82% tổng nguồn vốn nhằm đảm bảo tốt hơn cho khả năng thanh toán.