năm 2010 trở thành cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Thời gian không dài, nhưng thời gian đầu tư và lượng vốn đầu tư lại lớn, nên NHNo&PTNT phải lựa chọn các dự án có hiệu quả kinh tế cao để huy động vốn dưới các hình thức bán kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích được tự do chuyển đổi, với thời gian tương ứng theo từng dự án, vừa nâng cao tính chủ động về vốn đầu tư cho các dự án mũi nhọn của tỉnh, vừa khuyến khích người gửi tiền góp phần CDCCKT tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu mở rộng huy động là nhằm thu hút tối đa nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Một mặt, để tăng cường nguồn vốn tín dụng đầu tư sinh lợi, trực tiếp phục vụ cho quá trình CDCCKT của tỉnh theo hướng CNH, HĐH; mặt khác tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Hai mặt này có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và tăng hiệu quả vận động vốn tiền tệ trên địa bàn.
Thứ hai, tăng cường huy động vốn từ ngoài tỉnh.
Huy động vốn từ nguồn ngoài tỉnh, bao gồm: Từ các địa phương khác, nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng, từ ngân hàng thương mại trung ương điều hòa,... Với điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Nam, cần chú trọng tập trung vào những nguồn chủ yếu sau:
thuộc các địa phương khác nhau nên có sự dư thừa và thiếu hụt vốn khác nhau ở từng địa phương. Để huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế giữa các địa phương khác nhau đầu tư vào các công trình của địa phương mình, NHNo&PTNT cần có một cơ chế huy động vốn đặc biệt, hợp lý cho phép để huy động vốn từ các doanh nghiệp, các NHTM ở địa phương khác nhau thông qua phương thức đồng tài trợ cho các dự án lớn như thuỷ điện...có khả năng vốn lớn để đầu tư cho các dự án trên địa bàn hoạt động của tỉnh Quảng Nam có hiệu quả.
- Đối với nguồn vốn tài trợ lãi suất thấp của nước ngoài: NHNo&PTNT trên địa bàn tỉnh cần có các giải pháp thích hợp để thu hút các nguồn vốn tài trợ lãi suất thấp của các tổ chức trên thế giới về tỉnh thông qua các cơ chế chính sách của Nhà nước đến mức tối đa. Chẳng hạn, các nguồn vốn cho vay các dự án đối với người đi lao động ở nước ngoài về lập doanh nghiệp, cho vay người cộng đồng; cho vay tạo lập việc làm; cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng nguồn vốn SMEDF; cho vay trồng rừng, cho vay VaC (vườn ao chuồng)... Các nguồn vốn này góp phần quan trọng vào việc đáp ứng được nhu cầu
CDCCKT của tỉnh ở nhiều nội dung. Trước hết, vềlãi suất cho vay thấp góp phần cho các
doanh nghiệp và các cá nhân trong tỉnh dám mạnh dạn đầu tư và đầu tư dự án sẽ đem lại
hiệu quả cao hơn. Tiếp đến,nguồn vốn này chủ yếu để cung ứng vốn đầu tư trung và dài
hạn, đáp ứng các nhu cầu mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới thiết bị, mua sắm thiết bị hiện đại, áp đụng công nghệ sinh học của các doanh nghiệp cá nhân và hộ sản xuất nông nghiệp. Từ những đầu tư bằng nguồn vốn này sẽ là những nhân tố quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Với những lợi ích nêu trên, NHNo&PTNT trên địa bàn cần tranh thủ tìmcác dự án có
hiệu quả để gửi kịp thời xin vốn từ các nguồn trên, tập hợp các dự án theo quy mô ngành, nghề, vùng... trên cơ sở phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương để triển khai rộng rãi, chắc chắn. Có như vậy mới thực sự mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay vào các dự án theo các chương trình tài trợ lãi suất thấp của các tổ chức ở nước ngoài.
3.2.2. Nhóm giải pháp về cho vay vốn phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam địa bàn tỉnh Quảng Nam