I. Định hướng và mục tiêu phát triển của huyện Văn Yên trong gia
3. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo phương châm huy động tối đa nguồn lực địa phương, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên ngành, liên vùng.
Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và nguồn lao động dồi dào của địa phương để tập trung vào phát triển một số ngành chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng là thế mạnh của huyện gắn với vùng nguyên liệu ( chế biến sắn, tinh dầu quế, chế biến chè, khai thác mỏ, sản xuất gạch chỉ…) góp phần chuyển dịch một phần lao động thuần nông sang lao động công nghiệp và dịch vụ góp phần vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung ở vùng có lợi thế, gần nguồn nguyên liệu, nhằm giảm chi phí sản xuất để thu hút đầu tư. Phát triển công nghiệp gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường, giữ gìn tổng quan thiên nhiên và phát triển bền vững, đảm bảo ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
Mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2010-1025-2020 như sau:
+ Phấn đấu đưa giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn năm 2010 đạt trên 212.245 triệu đồng, năm 2015 đạt 475.362 triệu đồng, năm 2020 đạt 1.024.510 triệu đồng. Đưa tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ( 2006- 2010) 29,9%/năm, (2011-2015) 17,5%/năm, (2016-2020) tăng 16,6%/năm.
+ Công tác khai thác chế biến khoáng sản cũng tăng mạnh, nhất là các loại khai thác như khai thác đá, khai thác quặng sắt, khai thác quặng Graphits tại mỏ Mậu A, khai thác cát sỏi…
+ Công nghiệp chế biến cũng được đẩy mạnh, đầu tư vào các mặt mạnh như:
- chế biến sắn: đẩy mạnh việc hoạt động của nhà máy chế biến tinh bột ở Đông Cuông để sản xuất hết công suất thiết kế của 2 dây chuyền là 30.000 tấn sp/năm.
- sản xuất giấy để xuất khẩu: tập trung chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu giấy để cung cấp nguyên liệu cho 3 nhà máy sản xuất giáy để xuất khẩu (Mậu Đông, Yên Hợp, An Bình) hoạt động hết công suất. Ngoài ra xúc tiến việc kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng tiếp 2 cụm công nghiệp ( cụm phía tây cầu Mậu A, cụm khu công nghiệp Đông An) để sản xuất giấy bao bì công suất 2.000-3.000 tấn/năm.
- chế biến gỗ: huyện duy trì và củng cố 30 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng hiện có để thu mua sản xuất chế biến gỗ bao bì, gỗ ván bóc, đồ mộc dân dụng phục vụ công tác xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.
- chế biến tinh dầu quế: huyện duy trì sản xuất 3 ca/ngày để khai thác hết công suất 200 tấn tinh dầu quế/năm của dây chuyền hiện có và mở rộng nâng
công suất tư 300-400 tấn/năm của nhà máy chế biến tinh dầu quế Đông Cuông vào giai đoạn 2015-2020.
- chế biến chè: huyện củng cố 3 cơ sở sản xuất hiện có là xưởng chè Hoàng Thắng, xưởng chè Mậu A, xưởng chè Mậu Đông có công suất từ 400- 500 tấn sp/năm để sản xuất hết nguyên liệu chè búp tươi trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Sản lượng chè khô phấn đấu đến năm 2010 đạt 1.300 tấn; năm 2015 đạt 1.400 tấn; năm 2020 đạt 1.500 tấn.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
Tại các khu vực quy hoạch cho sản xuất vật liệu: xã Yên Hợp, Yên Thái, An Thịnh, Mậu Đông, Đông Cuông, An Bình… Giai đoạn 2010-2015 đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ lò đứng công suất 5 triệu viên/năm để thay thế dần công nghệ lò đốt thủ công hiện tại, đảm bảo môi trường sinh thái mà không ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp và khu dân cư, sản lượng đạt 35 triệu viên năm 2010; 40 triệu viên năm 2015 và 45 triệu viên năm 2020.
+ Công nghiệp sản xuất điện năng:
Giai đoạn 2008-2020 dự kiến đầu tư xây dựng các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn huyện bao gồm 5 dự án:
- dự án thủy điện Thác cá Mỏ Vàng công suất 3.4 MW đang thực hiện phần đền bù giải phóng mặt bằng.
- dự án thủy điện ngòi hút I xã Phong Dụ Thượng công suất 18,1 MW. - dự án thủy điện ngòi hút II, III xã Phong Dụ Thượng công suất 15 MW. - dự án thủy điện ngòi hút ngòi thíp xã Nà Hẩu công suất 3,3 MW.
+ Phát triển cụm công nghiệp:
Cụm công nghiệp Bắc Văn Yên đang được mở rộng, nâng cao công suất của nhà máy, cụm công nghiệp phía tây cầu Mậu A với diện tích 35 ha ( dự kiến nhà máy gạch EG 5, gạch ốp lát, phân xưởng chế biến quế vỏ; nhà máy chế biến gỗ ván ép nhân tạo, chế biến gố cao cấp; Nhà máy chế biến các sản phẩm nông sản thực phẩm như: chè khô xuất khẩu, chế biến bánh kẹo, mì tôm, miến gạo; Xưởng sửa chữa lắp ráp các sản phẩm cơ khí; Cửa hàng giới thiệu sản phẩm công nghiệp …)
Cụm công nghiệp Đông An với diện tích quy hoạch 43 ha ( dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; Nhà máy sơ chế tuyển quặng; Chế biến các sản phẩm gỗ rừng trồng…) được hình thành đây là lợi thế quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.