Lĩnh vực văn hóa xã hội:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008. Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

II. Thực trạng đầu tư phát triển xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện

4. Lĩnh vực văn hóa xã hội:

4.1 Dân số, kế hoạch hóa gia đình, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo

Hàng năm đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp lệnh dân số, đồng thời vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, hạn chế người sinh con thứ 3.

Thường xuyên quan tâm đến công tác giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách xã hội, người có công, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ. Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác xóa đói giảm nghèo, tạo

việc làm cho người lao động. Tính đến năm 2005 đã xóa được nhiều hộ đói nghèo, số còn lại chủ yếu là đói giáp hạt về lương thực ở vùng cao ( thiếu từ 1-2 tháng trong năm). Số hộ nghèo hiện nay chủ yếu là người dân tộc thiểu số, một số hộ thuộc diện chính sách xã hội, người ốm đau tàn tật… Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,6%, đến năm 2008 giảm xuống còn 2,5%.

4.2 Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế từ huyện đến xã, phát triển và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở bền vững, phấn đấu để mọi người dân được cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Phấn đấu đến năm 2015 bệnh viện và Trung tâm y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh của nhân dân, 30% các trạm y tế xã có các trang thiết bị hỗ trợ cho công tác chuẩn đoán và điều trị.

Duy trì các xã đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, phấn đấu đến hết năm 2011 có 27/27 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đồng thời nâng cao chất lượng và duy trì bền vững trong những năm tiếp theo.

Củng cố mạng lưới y tế cơ sở ổn định và phát triển, đưa các hoạt động y tế xã vào nề nếp, đúng các quy định chuyên môn theo mô hình mới. Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở làm việc của các đơn vị y tế, trung tâm y tế, trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa đáp ứng về cơ sở vật chắt đảm bảo

đến năm 2020 bệnh viện có 170 giường bệnh, 2 phòng khám đa khoa khu vực với 30 giường bệnh điều trị.

Đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế, phấn đấu đến năm 2010 có 59,3% trạm y tế có bác sỹ, đến năm 2020 có 100% số trạm y tế có bác sỹ và cán bộ làm công tác y học cổ truyền, đồng thời đào tạo cán bộ y tế thôn bản để bổ sung cho các thôn bản còn thiếu.

Nâng cao chất lượng hệ thống khám chữa bệnh, khuyến khích xây dựng các cơ sở y tế tư nhân, khám chữa bệnh theo nhu cầu…

Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ em.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, bướu cổ, phòng chống tích cực và quản lý tốt các bệnh xã hội như lao, mặt hột, tâm thần, duy trì kết quả thanh toán bệnh phong đã đạt được.

Trong 4 năm 2005-2008, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển; Đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế đẩy lùi. Dịch vụ y tế khám chữa bệnh ngày càng đa dạng đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân…

4.3 Văn hóa, thế thao, phát thanh truyền hình:

Hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền, thể dục, thể thao trên địa bàn huyện trong thời kỳ 2005-2008 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, phát triển phong phú và đa dạng. Năm 2005 huyện có một nhà thư viện với 11.022 đầu sách các loại, nhà văn hóa ngoài trời, một sân vận động, một khu công viên cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp phục vụ cho Nhân dân trong huyện giải trí sau những ngày làm việc.

Có một trạm phát thanh, 11 trạm truyền thanh, hệ thống đường dây 18 km và trạm tiếp sóng truyền hình đưa diện phủ sóng phát thanh và truyền hình lên 27/27 địa bàn dân cư xã.

Số làng được công nhận làng văn hóa 78 làng, số gia đình đạt gia đình văn hóa 12.500 gia đình.

Thể dục thể thao là hoạt động thường xuyên ở Thị trấn, cơ quan và các xã hình thành những đội thể dục thể thao hoạt động có hiệu quả như: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng đá, thể dục dưỡng sinh…

4.4 Công tác giáo dục - đào đạo nguồn nhân lực:

Trong 4 năm 2005-2008, hệ thống giáo dục đã được củng cố, ổn định và phát triển vững chắc ở tất cả các ngành học, cấp học, các địa bàn. Tỷ lệ trẻ được đến trường ngày càng tăng, chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tiến bộ và đặc biệt là giáo dục vùng cao có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh huy động ra lớp ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đều đạt mục tiêu đề ra. Số học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp và số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều góp phần tích cực đào tào nguồn nhân lực cho địa phương và đất nước. Quy mô trường lớp được mở rộng và nâng cấp.

Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng; Nghị quyết XVI của tỉnh ủy Yên Bái; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thức XIII và những định hướng của ngành; Luật giáo dục sửa đổi; Chỉ thị số 06/CT/TƯ của Bộ chính trị về thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh"; Chỉ thị số 33/2006/CT - TTg ngày 8/9/2006 của thủ tướng Chính phủ về "chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Trong những năm tới ngành giáo dục tiếp tục đi vào củng cố và

hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường lớp ở các ngành học, cấp học đảm bảo nhu cầu học tập của nhân dân, chăm lo tốt hơn đối với giáo dục Mầm non, giáo dục vùng cao, giáo dục hòa nhập, nâng cao giáo dục toàn diện, nâng cao công tác dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khơi dậy mọi tiềm năng để phát triển giáo dục góp phần xây dựng xã hội học tập.

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, công tác xây dựng Đảng, kỷ cương, nền nếp trường học, cải tiến công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và triển khai tốt đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp ở tất cả các ngành học, cấp học. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Xây dựng cơ sở vật chất trường học, trường chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ hóa.

Mở các lớp bổ túc văn hóa cho các đối tường từ 15 - 18 tuổi, duy trì các trung tâm giáo dục - dạy nghề của huyện, trung tâm học tập cộng đồng hiện có và chỉ đạo thành lập trung tâm học tập cộng đồng các xã còn lại để đến năm 2010 các xã đều có 01 trung tâm học tập cộng đồng nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động.

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đến công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, hàng năm tạo điều kiện cho hàng trăm cán bộ đi đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng chính trị đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa….

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008. Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w