Định hướng về đầu tư phát triển của huyện Văn Yên:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008. Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

I. Định hướng và mục tiêu phát triển của huyện Văn Yên trong gia

2. Định hướng về đầu tư phát triển của huyện Văn Yên:

2.1 Giao thông:

Mạng lưới giao thông giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu từ 2005 đến 2020 cần tập trung đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp mở mới các tuyến đường theo yêu cầu vận tải từng tuyến trên cơ sở bền vững, tiết kiệm và hiệu quả. Đến năm 2020 hệ thống đường giao thông liên xã, thị trấn đạt 100% đường cấp VI trở lên, đường giao thông liên thôn đạt 100% đường cấp A giao thông miền núi trở lên. Cụ thể như sau:

Năm 2009: Mở mới và nâng cấp 19 tuyến đường, làm mới 4 cầu, ngầm tràn, và cống các loại; Vốn đầu tư 208,9 tỷ đồng.

Năm 2010: Mở mới và nâng cấp 45 tuyến đường, làm mới 23 cầu, ngầm tràn và cống các loại; Vốn đầu tư 331,2 tỷ đồng.

Năm 2015: Mở mới và nâng cấp 33 tuyến đường, làm mới 24 cầu, ngầm tràn, và cống các loại; Vốn dầu tư 650,1 tỷ đồng.

Năm 2020: Mở mới và nâng cấp 39 tuyến đường, làm mới 26 cầu, ngầm tràn, và cống các loại; Vốn dầu tư 966,5 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn đầu tư cho Giao thông huyện Văn Yên

( Đơn Vị: Tỷ đồng)

TT Danh mục đầu tư Tổng vốn đầu tư 2010 2015 2020

Tổng số 2.156,7 540,1 650,1 966,5

1 Đường liên xã 1.215,0 330,0 370,0 51,5

2 Đường liên thôn 705,7 169,8 140,9 395,0

2.2 Thủy lợi:

Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi là nhiệm vụ cấp thiết đối với sản xuất nông nghiệp, chủ động tưới tiêu góp phần tăng sản lượng lương thực.

Giai đoạn 2008-2020 sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng 85 công trình đập đầu mối đảm bảo hiệu ích tưới 469,41 ha. Vốn đầu tư 30,3 tỷ đồng; Làm mới và nâng cấp 187 kênh công trình trên kênh đảm bảo tưới tiêu cho 2.617, 97 ha đất nông nghiệp, vốn đầu tư 42,08 tỷ đồng.

* Hệ thống cung cấp điện:

Thủy điện: đến năm 2020 tiếp tục xây dựng một số công trình thủy điện như: thủy điện thác cá xã Mỏ Vàng; Thủy điện Ngòi hút I,II,III; Thủy điện Ngòi thíp (xã Nà Hẩu). Vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng; Thủy điện Hạnh Phúc xã Tân Hợp. Vốn đầu tư 1.101,6 tỷ đồng.

Điện lưới: tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các đề án xây dựng lưới điện tại các xã chưa có điện, đồng thời xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp mở rộng hệ thống lưới điện tại các xã đã có điện lưới phấn đầu đến năm 2020 đảm bảo 95% số thôn có điện, nâng tổng số hộ dùng lưới điện quốc gia lên 90 % trở lên.

* Cấp nước:

+ Cấp nước sinh hoạt: từ năm 2010 đến năm 2020 huyện Văn Yên nâng cấp mở rộng tuyến ống cấp II, III và nâng công suất nhà máy nước thị trấn Mậu A để phục vụ cho khu dân cư đường vành đai và tất cả các khu phố của thị trấn, phấn đấu đến 2020 có 90% số hộ dân ở thị trấn Mậu A được dùng nước sạch.

Làm mới một số công trình nước sạch ở khu trung tâm đông dân cư như: Xuân Ái, Quế Hạ, Đại Sơn… Xây mới và kiên cố 10.000 giếng nước để cung

cấp nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho 48.000 người dân ở các xã vùng 135.

* Hệ thống thông tin liên lạc:

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Tính đến năm 2006 toàn huyện có 27/27 xã được phủ sóng điện thoại, 100% số xã đã có bưu điện văn hóa xã. Mạng lưới điện thoại được phát triển mạnh, ngoài mạng cố định VNPT, trên địa bàn huyện còn phát triển mạng điện thoại cố định không dây như điện lực, Viettel…mạng điện thoại di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel…Phấn đấu đến năm 2010 có 10.700 máy điện thoại cố định, mật độ điện thoại cố định bình quân đạt 9 máy/100 dân.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển huyện Văn Yên giai đoạn 2005-2008. Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w