Những thuận lợi

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN (Trang 97 - 99)

- Hoa Kỳ có nhu cầu tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới. Các sản phẩm cà phê uống liền thực sự phù hợp với một nước công nghiệp hiện đại hàng đầu như Hoa Kỳ. Chỉ tính cho các sản phẩm cà phê chế biến thì nhu cầu tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ ngày càng tăng, cà phê trở thành thứ đồ uống thường xuyên hàng ngày của đa số người dân Mỹ. Năm 2002, đã lên tới 150 triệu người và đến năm 2003 số người uống cà phê thường xuyên hàng ngày tăng lên thành 77% dân số Mỹ (không kể trẻ em dưới 18 tuổi) tương đương với khoảng 161 triệu người, tăng 1,8 triệu người so với năm 2001. Nếu xét bình quân đầu người thì năm 2008

họ uống trung bình 3,2 cốc/ ngày so với năm 2007 là 3,1 cốc/ ngày và cao hơn hẳn so với năm 2005 chỉ có 2,5 cốc/ngày. Theo dự báo thì nhu cầu này còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

- Hệ thống thuế quan ưu đãi cho các sản phẩm cà phê xuất khẩu Việt Nam. Việc hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết và có hiệu lực thì các hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nói chung và cà phê chế biến nói riêng đã được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sở chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN).

- Là sân chơi bình đẳng cho các sản phẩm xuất khẩu. Hoa Kỳ là nước có hệ thống pháp lí bảo vệ cạnh tranh, như luật chống độc quyền, chống bán phá giá, chống cạnh tranh không bình đẳng…Đây là cơ hội cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ khác.

Tóm lại ta có thể thấy Hoa Kỳ là một thị trường lớn với nhu cầu tiêu dùng khủng lồ, đầy tiềm năng với nhiều những điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam tìm được chỗ đứng và phát triển.

3.2.3.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì thị trường Hoa Kỳ cũng tiềm ẩn và chứa đựng nhiều những khó khăn và thách thức:

- Quy định về pháp lý chặt chẽ của Hoa Kỳ. Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ được đánh giá là chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Nhiều khi có sự khác biệt giữa luật pháp của Liên bang và luật pháp của các Tiểu bang, cũng như có sự khác biệt giữa bản thân các Tiểu bang. Luật pháp thực sự là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Chính vì thế nó gây nên không ít những khó khăn cho các doanh nghiệp khi làm ăn trên thị trường Hoa Kỳ. Bởi vậy nhiều người đã

nói rằng “nếu như có hiểu biết về luật pháp của Mỹ thì xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ”.

- Hệ thống các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm…Đó là những hàng rào phi thuế quan, rào cản và biện pháp kĩ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước. Về bản chất thì đây chính là những biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu và phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu mà chúng ta cần lưu ý.

- Môi trường cạnh tranh khốc nghiệt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, nhu cầu phong phú đa dạng và tất yếu có vô số các nhà cung cấp tương ứng với vô vàn những đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo trong mọi tình huống thì mới có thể tìm được một chỗ đứng để tồn tại và phát triển được trên thị trường Hoa Kỳ.

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Xuất phát từ định hướng, mục tiêu phát triển của cà phê chế biến Việt Nam trong thời gian tới kết hợp với bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê, cũng như từ thực trạng về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chưa cao, bài viết xin đưa ra một số các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ như sau:

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN (Trang 97 - 99)