Phân tích năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN (Trang 47 - 75)

thị trường Hoa Kỳ

2.2.3.1. Doanh thu

Trong những năm qua thì doanh số xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn không ngừng tăng lên. Nó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Ta có thể thấy rõ điều này qua những con số về tình hình xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam. Đối với dạng cà phê bột, năm 2004 xuất khẩu đạt 2047 nghìn USD tuy nhiên sang năm 2005 kim nghạch xuất khẩu tăng lên 2446 nghìn USD tức tăng 399 nghìn USD hay 19,49 % so với năm 2004. Đến năm 2006 con số này là 4105 nghìn USD, tăng 1660 nghìn USD so với năm 2005 tương đương

67,86 %. Con số này gấp đôi 2 năm trước đó, năm 2004. Đối với cà phê hòa tan, năm 2004 Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với tổng kim ngạch là 2608 nghìn USD, sang năm 2005 là 7825 nghìn USD, tăng 5217 nghìn USD, tương đương gần 3 lần năm 2004. Năm 2006 xuất khẩu cà phê hòa tan của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn được cải thiện đạt 9174 nghìn USD, tăng 1349 nghìn USD tương đương 17,24%. Đối với các loại cà phê sơ chế khác như cà phê chưa rang xay, chưa khử cafein; cà phê chưa rang xay và đã khử cafein; cà phê đã rang xay, đã khử cafein; hay cà phê đã rang xay và chưa khử cafein thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vẫn được cải thiện và không ngừng tăng. Đây là những thành công đáng ghi nhận đối với việc xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Đơn vị: nghìn USD

Nguồn: Hội đồng thương mại Việt Mỹ chủng loại cà phê Năm 1 2 3 4 5 6 Tháng7 8 9 10 11 12 Tổng cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein 2006 17279 13403 10294 13257 17637 17894 9467 17862 23223 17456 13590 24356 197724 2005 13311 16565 9829 12623 12735 9135 13681 8928 9399 15713 11493 12035 147452 2004 10217 11157 11599 10728 11995 9615 5194 8384 7287 6779 8425 8402 111786 cà phê chưa rang

xay và đã khử cafein 2006 220 355 260 482 951 511 94 527 267 305 189 51 6218 2005 134 89 320 110 78 104 280 170 243 404 499 310 4746 2004 20 104 227 166 47 104 188 41 102 167 140 296 3606 cà phê đã rang xay và đã khử cafein 2006 12 0 144 0 59 0 0 0 0 0 75 77 2373 2005 0 0 0 34 0 0 57 57 0 4 0 0 2157 2004 58 0 0 0 9 0 0 0 3 0 0 0 2074 cà phê đã rang xay và chưa khử cafein 2006 410 125 48 143 54 134 6 72 6 198 115 73 3390 2005 114 48 170 233 98 538 258 101 216 55 157 204 4197 2004 129 19 150 60 195 158 258 149 58 61 93 253 3587

cà phê hòa tan

2006 321 354 456 754 875 545 758 569 786 345 748 657 9174

2005 330 202 504 649 416 561 876 240 745 189 713 395 7825

2004 69 3 25 81 40 22 149 43 0 0 80 92 2608

cà phê bột 20062005 32932 35218 719 10286 17297 2753 11096 23210 970 400 1906 14370 41052446

Mặc dù trong những năm qua thì kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn không ngừng tăng lên tuy nhiên vẫn còn tồn tại vấn đề bức xúc đáng phải quan tâm đó là lượng cà phê bột, đã qua chế biến hay các sản phẩm cà phê hòa tan có thể uống liền xuất khẩu vẫn thấp. Việt Nam đơn thuần chỉ nổi tiếng về xuất khẩu cà phê nhân.

Nguồn : Hội đồng thương mại Việt Mỹ Các sản phẩm chế biến từ cà phê Việt Nam vẫn quá ít ỏi, chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt hàng cà phê chế biến xuất khẩu thường chỉ chiếm 1 lượng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cà phê. Cà phê bột chỉ chiếm dưới 2% tổng kim ngạch của toàn lượng cà phê xuất khẩu của cả nước khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Năm 2004 đạt 2,07% , năm 2005 đạt 1,44% và năm 2006 đạt 1,84%. Kim ngạch cà phê hòa tan đóng góp nhiều

hơn cà phê bột nhưng vẫn còn là quá ít ỏi. Lượng cà phê hòa tan năm 2004 đạt 2,07%, năm 2005 và 2006 con số này đã được tăng lên và đạt trên 4% tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu.

Bảng 2.3: Cơ cấu các loại cà phê

xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Đơn vị: phần trăm (%)

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

cà phê hòa tan 2,0746 4,635 4,1142

cà phê bột 1,6284 1,4489 1,8409

Nguồn: tính toán từ bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu

2.2.3.2. Thị phần

Tổng mức tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ rất lớn. Năm 2004 tổng khối lượng tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ là 1282938 nghìn kg tương đương 1359914 nghìn USD về giá trị. Năm 2005 lượng cà phê tiêu thụ có sự giảm nhẹ xuống 1272774 nghìn kg tương đương 1358050 nghìn USD. Về lượng tiêu thụ giảm 10164 kg tương đương 0,792 %. Về giá trị giảm 1864 nghìn USD tương đương 0,137 %. Năm 2006 lượng cà phê tiêu thụ tăng lên là 1293059 nghìn kg có giá trị là 1530982 nghìn USD. Về lượng tiêu thụ tăng 20285 nghìn kg ( xấp xỉ 1,594 %), về giá trị tăng 172932nghìn USD (tức 12,734%).

Bảng 2.4: Mức tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2007

Nguồn: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ Năm

Dân số (nghìn người)

Cà phê hòa tan (kg/người)

Các loại thông thường khác

(kg/người)

Tổng

(kg/người) lượng cà phê Tổng khối tiêu thụ (nghìn kg) Tính tương đương theo cà phê nhân Giá trung bình cà phê nhân (USD/kg) Giá trị (nghìn USD) Tính tương đương theo cà phê nhân Mức bán lẻ Tính tương đương theo cà phê nhân Mức bán lẻ Tính tương đương theo cà phê nhân Mức bán lẻ 2003 290.704 0,736 0,295 3,568 2,997 4,304 3,291 1.251.190 1,063 1.330.015 2004 293.310 0,749 0,300 3,624 3,044 4,374 3,344 1.282.938 1,060 1.359.914 2005 295.994 0,738 0,295 3,562 2,992 4,300 3,288 1.272.774 1,067 1.358.050 2006 298.766 0,741 0,297 3,587 3,013 4,328 3,310 1.293.059 1,184 1.530.982 2007 301.714 0,746 0,298 3,609 3,032 4,355 3,330 1.313.964 1,229 1.614.862

Như vậy ta có thể thấy mặc dù trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn không ngừng được tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng tiêu thụ cà phê của Hoa Kỳ.

Bảng 2.5: Tỉ lệ cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Năm

Giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vào Hoa

Kỳ (nghìn USD)

Tổng giá trị cà phê tiêu thụ trên thị trường Hoa Kỳ (nghìn USD) Tỉ lệ cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (%) Cà phê hòa tan Tổng cộng Cà phê hòa tan Tổng cộng Cà phê hòa tan Tổng cộng 2004 2.608 125.708 232.870,5 1.359.914 1,12 9,24 2005 7.825 168.823 233.079,3 1.358.050 3,36 12,43 2006 9.174 222.984 262.120,6 1.530.982 3,50 14,56

Nguồn: tính toán từ bảng số liệu 2.2 và 2.4 Như vậy thị phần của cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ còn thấp chỉ chiếm dưới 20 %. Năm 2004 là 9,24 %, năm 2005 là 12,43 %, năm 2006 là 14,56%. Nếu xét riêng cho cà phê hòa tan thì con số này còn nhỏ hơn nữa. Năm 2004 là chỉ có 1,12 %, năm 2005 tăng lên là 3,36 %, và năm 2006 là 3,50 %. Thị phần thấp đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê Việt Nam chưa cao.

Vấn đề chất lượng cà phê xuất khẩu vẫn là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Điều này đặc biệt quan trọng hơn với thị trường Hoa Kỳ, một thị trường vô cùng khó tính. Các sản phẩm cà phê chế biến như cà phê nhân hay cà phê hòa tan…được đóng gói, bảo quản tốt nên xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn có thể để được lâu mà không bị giảm sút về chất lượng. Chính vì vậy mà chất lượng của các sản phẩm cà phê chế biến được quyết định ngay từ khâu sản xuất. Từ cà phê nhân qua quá trình chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm cà phê tinh chế như là cà phê rang xay pha phin (cà phê bột) hay các sản phẩm cà phê hoà tan, cà phê sữa...Không kể tới công nghệ chế biến thì chất lượng cà phê chế biến xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của cà phê nhân được doanh nghiệp thu mua làm nguyên nhiên liệu cho quá trình chế biến. Gần đây thì Chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn mới cho cà phê Việt Nam, tiêu chuẩn 4193:2005. Việc ban hành và áp dụng Tiêu chuẩn cà phê Việt Nam 4193:2005 là cần thiết để thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới đảm bảo không chỉ chất lượng cà phê nhân xuất khẩu trực tiếp mà cả cho việc chế biến sâu rồi mới xuất khẩu thu lại giá trị gia tăng cao hơn. Tuy nhiên trên thực tế thì việc áp dụng tiêu chuẩn đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện có 2 vấn đề khiến cho chất lượng các sản phẩm cà phê chế biến xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là chưa cao mà chúng ta cần quan tâm:

 Thứ 1 đó là vấn đề về bản thân chất lượng của cà phê nhân làm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình chế biến bị xâm phạm và giảm sút do việc thu hoạch chưa đúng kĩ thuật, thời điểm hay từ việc thu mua. Cà phê khi chín được thu hái bằng tay, đem về phơi ở sân xi măng thậm chí sân đất khiến chất lượng cà phê không được đảm bảo, cà phê bị lẫn các tạp chất và không giữ được hương vị tự nhiên vốn có.

Bảng 2.6: Chất lượng cà phê nhân Việt Nam.

Nguồn: Thông tin được thảo luận và xây dựng với trưởng tư vấn chất lượng trộn Toloka- Kraft

Bên cạnh đó là việc người nông dân thường xuyên có thói quen thu hoạch sớm khi trái còn xanh. Mà cà phê xanh khi chế biến sẽ teo lại, da nhăn nheo, kích thước nhỏ, tỷ trọng nhỏ, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch, hạt cà phê bị màu tối và những hạt cà phê non sau khi rang thường có màu vàng và không thơm. Việc thu hoạch cà phê chín cũng không thực hiện đồng bộ, cả quả xanh lẫn quả chín. Quá trình thu mua cà phê nhân của doanh nghiệp thì nhỏ lẻ, manh mún…

Cà phê Rubusta Cà phê Arabica

Hình dáng

Không đều, phần lớn kích cỡ hạt nhỏ, có lẫn cành cây, có đá và vỏ

Không đều, xám xanh, nhiều hạt còn xanh, thường khô quá hoặc không đủ khô

Độ ẩm 13% 13%

Khuyết tật Cao Trung bình

Độ chua Thấp hoặc thấp đến

trung bình

Độ đậm Trung bình

Đặc tính Nhẹ đến mạnh Nhạt có vị cỏ

Vấn đề Có mùi hôi, mùi khói, bị lên men, mốc, có lẫn đất

Chưa chín, có mùi cỏ, thiếu mùi thơm

 Thứ 2 đó là vấn đề về hương vị của cà phê. Cà phê Việt Nam vẫn được đánh giá là ngon đặc biệt do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tuy nhiên về chủng loại thì thực sự vẫn chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trên thế giới. 90-95% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam là Rubusta trong khi cà phê Arabica lại là loại được thế giới ưu chuộng nhất (70-80% nhu cầu thế giới).

Điều này đặc biệt quan trọng khi xét tới cà phê rang xay (cà phê bột pha phin kiểu truyền thống), nó thường không có nhiều thay đổi trong thành phần chất lượng mà chủ yếu là sự thay đổi, mới lạ trong mẫu mã, màu sắc bao bì sản phẩm. Mặc dù trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê cũng đã bắt đầu thử nghiệm và áp dụng những công nghệ mới để tạo nên những hương vị cà phê tổng hợp đặc sắc riêng, thêm vào đó những chất tạo hương vị để tạo nên sự khác lạ nhưng có một thực tế là vẫn rất nhiều khách hàng trung thành với hương vị cơ bản cố hữu của cà phê. Chính điều này làm giảm bới phần nào sự ưu ái của khách hàng thế giới tới các sản phẩm cà phê bột pha phin khiến cho năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng.

2.2.3.4. Chi phí sản xuất và giá cả của sản phẩm

Với rất nhiều những lợi thế về các nguồn lực sẵn có như tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào…dẫn đến việc các doanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê của Việt Nam chiếm được những ưu thế về chi phí sản xuất, cắt giảm các chi phí đầu vào từ đó khiến cho hạ giá thành sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới ở Bắc bán cầu. Điều kiện khí hậu, địa lý cũng như đất đai đã tạo ra những cơ hội tốt cho cây cà phê phát triển. Không những thế, nó còn đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng, độc đáo.

Về khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.

Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung nhiều nhất ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha.

Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là đất và nước thì cả hai yếu tố này Việt Nam đều có được những lợi thế cho riêng mình, những lợi thế mà các nước khác không có được.

- Lợi thế về nhân công:

Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chọn giống tới gieo trồng, chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói, xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp

nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với các nước trên thế giới.

Bảng 2.7: Số lượng và cơ cấu lao động đang làm việc

tại thời điểm 1 tháng 7 trong thành phần kinh tế nông lâm nghiệp

Năm Tiêu chí 2000 2003 2004 2005 2006 Sơbộ 2007 Số lượng (nghìn người) 23.491,7 23.117,1 23.026,1 22.800,0 22.439,3 22.176,4 Cơ cấu (%) 62,46 56,98 55,37 53,61 51,78 50,20

Nguồn: Niên giám thống kê-2007 Hiện tại Việt Nam vẫn là một đất nước nông nghiệp là chính với lượng lao động trong khu vực nông lâm nghiệp lớn. Mặc dù trong những năm qua đã có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động từ 23491,7 nghìn người năm 2000 xuống 22176,4 nghìn người năm 2007 giảm 1315,3 nghìn người tương ứng 12,26 % dân số từ 62,46% năm 2000 xuống còn 50,20% năm 2007 nhưng có thể thấy đây vẫn thực sự là nguồn nhân lực dồi dào góp phần giúp các doanh nghiệp có điều kiện giảm bớt chi phí về nhân công.

Riêng với cà phê theo dự tính thì việc sản xuất cà phê thu hút khá nhiều lao động: 1 ha cà phê thu hút từ 120.000- 200.000 lao động. Riêng ở nước ta hiện nay có khoảng 700.000 – 800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời điểm chăm sóc, thu hoạch con số này lên đến hơn 1 triệu người.

- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao. Nếu như năng

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN (Trang 47 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w