Từ kết quả đo đường mặt nước và đo giá trị lưu tốc ở vùng kênh xả hạ lưu thể hiện rằng:
- Độ sâu dòng chảy trên kênh xả lũ hạ lưu khi xả lưu lượng từ Q = 300 ÷ 695.83 m3/s thì độ sâu thay đổi là: Zhạ - Zđáy kênh xả (∇476.0) = 6.0m÷8.0m, với giá trị lưu tốc tương ứng đo tính theo giá trị lưu tốc trung bình mặt cắt ở đầu kênh (m/c 14-14) thì V
=1.87÷2.67m/s. Cục bộ dòng chảy trên mặt của chủ lưu nước đạt tới 4.28÷5.46m/s. Giá trị lưu tốc này sẽ ảnh hưởng tới bào xói bờ phải của kênh xả. Xét phân bố lưu tốc dòng
chảy tại các thuỷ trực trên đoạn kênh xả có dạng lưu tốc mặt lớn, lưu tốc đáy nhỏ, giá trị lưu tốc đáy tại 3 mặt cắt đo ở đầu, giữa và cuối của đoạn kênh xả lũ dài 65.0m thì giá trị Vđáy thay đổi trong quá trình xả lũ là từ 1.80m/s đến 2.63m/s. Theo tài liệu địa chất đáy kênh là lớp đá phiến sét bột kết phong hoá mãnh liệt đến phong hoá mạnh (lớp IA1÷IA2), chiều dày các lớp địa chất này là 3.0÷3.50m (nguồn: Viện TĐ &NLTT), nên khi xả lũ lớn việc gây ra xói sâu cục bộ trên đoạn kênh xả ước tính chỉ từ 2.50÷3.0m. Trường hợp nguy hiểm là trong thời đoạn bắt đầu xả lũ, lòng sông có lớp nước đệm chưa lớn (mực nước ở hạ lưu dâng lên chưa kịp) thì khả năng gây xói trong thời đoạn này là đáng lưu ý.
Với đánh giá khả năng xả lũ gây xói cho đoạn kênh xả hạ lưu như trên dựa theo số liệu thí nghiệm đo được làm cơ sở cho tư vấn thiết kế xét việc gia cố cho hợp lý, nhằm giảm bớt kinh phí đầu tư cho công trình.