Về tình hình thủy lực

Một phần của tài liệu tràn xả lũ EA rớt (Trang 81 - 83)

Với 5 chế độ lưu lượng được tiến hành thí nghiệm trong trường hợp 3 cửa tràn được mở hoàn toàn thì tình hình thủy lực dọc theo tuyến công trình diễn ra như sau:

+ Tình hình thủy lực ở thượng lưu đập tràn sau khi kéo dài thêm trụ bên theo một đoạn theo dạng đường cong ê-líp (xem ảnh 6.1), dòng chảy đi vào 3 cửa tràn tương đối tốt, thể hiện độ sâu ở đỉnh tràn trên 3 cửa tương đối đều nhau, số liệu đo được như trong bảng 6.8 (tại vị trí ngang khe van).

Bảng 6.8. Phân bố độ sâu dòng chảy ở đầu tràn

Lưu lượng xả Q

Khoang 1 (trái) Khoang 2 (giữa) Khoang 3 (phải)

Độ sâu dòng chảy 1 h (m) Độ sâu dòng chảy 2 h (m) Độ sâu dòng chảy 3 h (m) Thủy trực

đo độ sâu Trái Giữa Phải Trái Giữa Phải Trái Giữa Phải

695,83 6,15 6,18 6,15 6,16 6,20 6,16 6,15 6,17 6,15

584,48 5,33 5,35 5,33 5,34 5,37 5,34 5,33 5,35 5,33

500,00 4,76 4,78 4,76 4,77 4,80 4,77 4,76 4,78 4,76

400,00 4,03 4,05 4,03 4,05 4,08 4,05 4,03 4,06 4,03

300,00 3,45 3,47 3,45 3,46 3,48 3,46 3,45 3,47 3,45

+Tình hình thủy lực trên dốc nước:

Dòng chảy từ thân đập tràn đổ xuống dốc nước với tốc độ tương đối lớn nên độ sâu dòng chảy ở đầu dốc nước, sát biên hai trụ pin giữa, nhỏ hơn ở giữa theo tim các khoang, sau đuôi hai trụ pin giữa hình thành hai tia luồng chảy, hai tia luồng này kéo dài xuống đoạn đầu thân dốc gần 20m như hai gân sóng, dòng tia vồng cao lên từ 2.1m÷3.05m (so với đáy dốc) hai gân sóng này tạo ra độ sâu dòng chảy phân bố không đều trên các mặt cắt ngang của dốc nước; do đó đến mặt cắt ngang cuối dốc nước (mặt cắt số 10-10) độ sâu phân bố cũng không đều đặn, thể hiện qua số liệu đo và ghi trong bảng 6.9; cả 5 chế độ lưu lượng xả thì độ sâu dòng chảy sát hai thành thường cao hơn ở giữa dốc nước; nhưng độ sâu dòng chảy sát thành tại cuối dốc cao nhất chỉ là 2.4m.

Bảng 6.9. Phân bố độ sâu dòng chảy tại mặt cắt cuối dốc nước

Thứ tự Qxả lũ

(m3/s) Thủy trực 1 Độ sâu dòng chảy tại các thủy trực (hm)

(trái) TT2 (giữa)TT3 TT4 (phải)TT5

1 695,83 2,34 1,42 1,65 1,42 2,34

2 584,48 1,85 1,35 1,45 1,35 1.85

3 500,00 1,59 0,99 1,29 0,99 1,59

4 400,00 1,25 0,82 0,95 0,82 1,20

5 300,00 0,64 0,70 0,60 0,70 0,64

Qua số liệu trên cho thấy khi xả Q ≥ 400 m3/s thì độ sâu dòng chảy ở hai thành bên đều lớn, nhưng khi Q = 300 m3/s thì làn sóng trên thân dốc di động vào vị trí TT2 và TT4.

+ Tình hình thủy lực trong bể tiêu năng:

Với chiều dài bể tiêu năng đã được rút ngắn chỉ còn 23m nhưng các chế độ xả lũ đều hình thành nước nhảy hoàn chỉnh ổn định trong bể tiêu năng; do tác dụng của 2 hàng mố tiêu năng nên đã rút ngắn được chiều dài bể, tạo ra nước nhảy cưỡng bức trong bể; tạo dòng cuộn đưa lên mặt nước.

Với 5 chế độ thí nghiệm xả lũ Q = 300 m3/s ÷ 695,83 m3/s, ngay ở sau tường cánh bờ trái cuối bể tiêu năng đều tồn tại khu nước vật, song chỉ khi xả lưu lượng lớn khu nước vật này mới mạnh, lưu tốc dòng vật lớn nhất đạt tới gần 5,0 m/s, do đó việc bảo vệ mái kênh xả lũ bờ trái ngay đoạn sau bể tiêu năng là cần thiết.

Theo quan sát với các chế độ xả lũ dòng chủ lưu chảy xiết chỉ đến vị trí mặt cắt 15 cách tim đập về phía hạ lưu khoảng 180 m.

Dòng chảy từ bể tiêu năng đổ ra kênh xả lũ hạ lưu không khuyếch tán ra lòng sông phía bên phải kênh xả lũ mà chảy thẳng (xem ảnh 6.7); còn bên lòng sông bờ phải kênh xả là vùng nước lặng, khi dòng chảy chủ lưu vượt quá mặt cắt 16 khuếch tán sang phải lòng sông tạo ra khu nước vật lượn qua mỏm núi nhô phía bờ phải, dòng chảy ở vùng này hơi xiết và có xoáy; sau đó quẩn vào phía bên phải kênh xả lũ sau bể tiêu năng mà không quẩn vào vùng chân đập đất. (xem ảnh 6.8)

Một phần của tài liệu tràn xả lũ EA rớt (Trang 81 - 83)