Đánh giá khả năng xói lở

Một phần của tài liệu tràn xả lũ EA rớt (Trang 104 - 106)

Từ kết quả xác định lưu tốc dòng chảy từ đầu tràn, qua dốc nước đến bể tiêu năng, rồi đến kênh xả hạ lưu, có thể thấy rằng:

- Lưu tốc dòng chảy ở đỉnh tràn lớn nhất mới xấp xỉ là 6,0 m/s chưa có khả năng gây xói đối với bê tông mặt đập tràn và trụ pin.

- Dòng chảy ở đầu dốc nước là từ 10 m/s – 13,0 m/s nên đối với bê tông chân đập tràn và đầu dốc nước chưa có khả năng gây xói đối với mặt bê tông của công trình.

- Lưu tốc dòng chảy ở cuối dốc nước trong quá trình xả lũ từ lưu lượng xả thường xuyên đến xả lũ kiểm tra lưu tốc đạt từ 14 m/s đến 17 m/s, cục bộ có chỗ xấp xỉ 18 m/s, do đó trong quá trình vận hành công trình cục bộ mặt bê tông cuối dốc có thể bị bào xói nhẹ.

- Đối với các mố tiêu năng lắp đặt trong bể chịu tác dụng của dòng chảy va đập vào có lưu tố từ 7,0 m/s đến 13 m/s, chưa có khả năng gây xói (lưu tốc phải từ 10 – 15

- Đối với kênh xả hạ lưu, đoạn đầu kênh xả cách đuôi bể tiêu năng khoảng 20m, giá trị lưu tốc đạt từ 4,0 – 5,0 m/s, do đó nên dùng bê tông mác thấp để gia cố, mà không nên dùng đá xây chít mạch; còn đoạn tiếp theo nối với lòng sông tự nhiên nên dùng rọ đá để gia cố với chiều dài khoảng 20 m. Không nên gia cố dài hơn. Bởi lẽ trong quá trình xả lũ, lòng sông tự nhiên sau khi xây dựng công trình sẽ có diễn biến thay đổi.

CHƯƠNG 7. THÍ NGHIỆM QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỬA VAN

Thí nghiệm quy trình vận hành đóng mở cửa van trên mô hình, ứng với mực nước hồ ở cao trình mực nước dâng bình thường, các trường hợp được thí nghiệm là:

- Trường hợp mở hoàn toàn 1 cửa xả: cửa số 1, cửa số 2 và cửa số 3: thí nghiệm tương ứng với 3 cấp lưu lượng.

- Trường hợp mở hoàn toàn 2 cửa xả gồm: cửa số 1+2; cửa số 1+3 và cửa số 2+3; thí nghiệm tương ứng với 3 cấp lưu lượng.

- Trường hợp 3 cửa với độ mở a đều nhau (a=1m; 2.5m; 4m): thí nghiệm tương ứng với 3 cấp lưu lượng.

Một phần của tài liệu tràn xả lũ EA rớt (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w