Tư duy, diễn đạt mang đậm bản sắc dân tộc Mông

Một phần của tài liệu Luận văn: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY) pdf (Trang 87 - 105)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Tư duy, diễn đạt mang đậm bản sắc dân tộc Mông

Mặc dù cách tư duy diễn đạt bằng hình ảnh không phải là cách biểu hiện mang tính đặc thù trong ngôn ngữ thơ ca của bất cứ dân tộc nào, nhưng sắc thái để khu biệt tính đặc trưng trong thơ của từng dân tộc lại rất rõ. Nó được biểu hiện bằng cách sử dụng những hình ảnh gần gũi quen thuộc với cuộc sống của từng vùng, từng dân tộc, thậm chí cả đặc điểm tâm lí và cá tính của dân tộc cũng phần nào được bộc lộ qua những hình ảnh đó. Chẳng hạn, những hình ảnh so sánh ví von với “cá” thường được sử dụng như một đặc trưng trong thơ của các dân tộc Mường, Thái do đặc trưng sinh sống ở ven các con sông và việc canh tác lúa nước. Vậy nên, trong thơ Thái hiện đại mới hay xuất

hiện những hình ảnh so sánh như: “Cổ tay em tròn đuôi cá” (Sầm Nga Di),

tập quán “ăn theo nước” nên người Thái mới có sự gắn bó máu thịt với ruộng đồng, sông suối. Các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Thái nói nhiều

đến hình ảnh cá như: “Quí thóc - thóc về. Quí cá - cá lên” hay “Được nắm xôi

ngon chớ quên ruộng/Được khúc cá bùi chớ quên suối”. Trong tập hợp những hình ảnh được diễn đạt, biểu hiện theo tư duy của người Mông, dường như chưa một lần có những sự so sánh ví von liên quan đến cá. Tuy nhiên, lại xuất hiện với một mật độ khá lớn các hình ảnh đặc trưng của người Mông: Nếu là hoa thì đó là phong lan, hoa mận, hoa đào …, nếu là chim thì đó là hoạ mi, chim ri, chim khướu …, nếu là cây thì đó là cây ngô, cây lanh v.v… Không chỉ hình ảnh mà cách diễn đạt hình ảnh trong thơ Mông cũng rất độc đáo và giàu bản sắc. Chẳng hạn, nói về tác hại của tệ nạn nghiện rượu và thuốc phiện, các nhà thơ Mông thường sử dụng cách diễn đạt rất hình ảnh và cũng rất độc đáo: “Người tài chui vào hũ”, “Người giỏi chui vào chai”. Những cơn đói thuốc vật

vã làm cho con nghiện như “cầy điên chết bệnh”, “mèo dại chết nắng”, tài sản

bị tiêu tan: “dưới nhà còn đất/trên gác chỉ còn bồ hóng” (Hùng Đình Quí), để

rồi nhà thơ đưa ra những lời khuyên nhủ chân tình: “Chàng trai muốn áo bông

lồng áo lụa/Hay để cái tẩu hơ ngọn đèn?” (Mùa A Lao), “Nay ta đem con đường hút thuốc phiện chặt phăng đi” (Giàng Sùng Tủa). Nhiều hình ảnh thơ là sản phẩm của lối tư duy trực quan mộc mạc đến hồn nhiên, chân thật đến ngộ nghĩnh. Lời người trai Mông lên đường đánh Mỹ thể hiện một ý chí cao, một

quyết tâm sắt đá: “Chỉ có con cóc mới đi không hết đường/Trở về chết dưới

bàn tay vợ”. Để rồi: “Đi gặp giặc Mỹ giữa đường/ Anh trai Mông đánh như sét đánh chó/Đi gặp giặc nguỵ giữa lối/Anh trai Mông đánh như sét đánh rắn”. Núi rừng, con người Việt Bắc thay da đổi thịt, tưng bừng trong cuộc sống mới “khác nào rắn xanh lột da”, “khác nào măng mai lột bẹ”. Người Mông vui vẻ,

hạnh phúc “sống tưng bừng như một tổ ong mật”, con người trở nên những

Tư duy nghệ thuật của nhà thơ một phần là sản phẩm của đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mà nhà thơ là người đại diện, một phần là do sự từng trải và vốn tri thức văn hoá mà nhà thơ do học hỏi, rèn luyện mà có được. Cũng như thơ ca của các dân tộc khác, thơ hiện đại dân tộc Mông có cách tư duy, diễn đạt in đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc mình. Nhà thơ Chế Lan Viên nhận xét: “Thơ HMông có yếu tố của tình cảm, có yếu tố của bản năng. Nhưng thơ HMông cũng diễn tả suy nghĩ. Trong thơ HMông có yếu tố rất rõ của lí trí. Người HMông là người muốn biết rõ lí lẽ phải trái, nguyên nhân vì đâu” [77]. Một nét đặc trưng trong cách tư duy, diễn đạt của người Mông là cách nói bóng bẩy bằng những hình ảnh, hình tượng mang ý nghĩa triết lí và sự lí giải cặn kẽ để khẳng định đúng sai, khẳng định chân lí cuộc sống. Người Mông sống vui vẻ lạc quan là vậy nhưng cũng có lúc suy tư, cũng có lúc phải xót xa chiêm nghiệm về cuộc đời, nhất là cuộc đời trong xã

hội cũ: “Đời người như bóng râm từ từ ngả bên đồi”, “Đời người như củ cải

phơi nắng/Già cứ dần trẻ lại qua mau” (dân ca Mông). Cuộc sống khắc nghiệt qua những cuộc thiên di từ trong quá khứ đau thương của lịch sử dân

tộc đã đúc kết cho người Mông một chân lí mới mẻ mà giản dị: “Ở đâu có

bầu trời, đó là Tổ quốc”. Sự lựa chọn cuộc sống ở thế cheo leo trên những đỉnh núi là một sự lựa chọn cẩn trọng. Bởi chỉ ở đó, người Mông mới thật sự thanh thản, mới có cảm giác của sự bình yên, được che chở, nương tựa: “Chiếc nôi êm là tảng đá giữa non ngàn”. Những triết lý trong thơ dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mông nói riêng “thường bằng những hình ảnh thấm thía, bắt người đọc phải suy tư và tự lý giải. Những triết lý thường không dễ dãi, không quen thuộc. Đó là những khám phá, sáng tạo của nhà thơ” [59; 18]

Người Mông thật thà cả tin nhưng cũng rất tỉnh táo, nhìn nhận sự việc bằng lí trí. Đạo “Vàng Chứ” lan tràn trong các vùng của người Mông một

cách ồ ạt trước đây không phải chỉ có nguyên nhân từ niềm tin mù quáng mà một phần do thực tế khắc nghiệt của cuộc sống đặt ra: Môi trường thiên nhiên của người Mông đã bị tàn phá; đời sống kinh tế bấp bênh. Niềm tin đôi khi là cứu cánh cuối cùng của sự giải thoát. Không phải không có những người

Mông nhận ra điều này: “ Người rước đạo về lừa ta/Là kẻ muốn ta hết

giống/Người đem đạo về dối mình/Là kẻ muốn ta tiệt gốc”. Nhận ra những điểm yếu trong tính cách, tâm lí của dân tộc mình để cầu tiến bộ là một thái

độ rất đáng trân trọng, khích lệ: “Người ta khen người ta sức khoẻ/Người

Mông khen người Mông lợn béo” để rồi thực tế “Lợn béo không thấy/Chỉ thấy mê li chén rượu cồn/Lại còn toan tính theo đường Vàng Chứ luôn”. Sứ mạng vẻ vang của những nhà thơ Mông là đi tiên phong trong cuộc chiến chống hủ tục lạc hậu, các niềm tin mù quáng trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc mình. Nhà thơ người Mông giảng giải, phân tích cặn kẽ, chí lí chí tình để

làm cho những người Mông nhẹ dạ, cả tin có nhận thức đúng: “Người ta lừa

rằng/Theo Vàng Chứ không làm cũng có ăn/Thách các người cứ thử đợi?Nếu đúng như vậy/Tôi xin đi bằng đầu xuống đất!”. Một lẽ giản đơn, người Mông rất coi trọng tổ tiên ông bà vậy mà những người theo đạo “Vàng Chứ” đang tâm phá bỏ bàn thờ tổ tiên. Nhà thơ Mông khẳng định như một chân lí:

“Người Mông nếu không còn tổ tiên ông bà/Dù cho còn sống tròn đôi mắt/Cũng chẳng khác chi con ngươi bị mù loà”.

Để biểu đạt tư duy và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm một cách chí lí chí tình, thơ Mông hiện đại sử dụng nhiều những thủ pháp nghệ thuật trong đó phổ biến hơn cả là các biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ … Đó cũng chính là các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca. đặc trưng của thơ Mông nằm ở nội dung diễn đạt, biểu hiện của các thủ pháp nghệ thuật ấy.

Khả năng diễn đạt bằng so sánh hình ảnh như là một nét tâm lí “thiên bẩm” của người miền núi nói chung. Trong thơ Mông hiện đại khả năng ấy

được bộc lộ một cách đa dạng. đặc biệt là xu hướng sử dụng liên tiếp nhiều hình ảnh để biểu đạt sự so sánh. Chẳng hạn, để nói về cuộc sống bi thảm của

người Mông trong xã hội cũ, nhà thơ Mông sử dụng hình ảnh “Như con ma

không mẹ cha ăn của thừa”, “Như con ma mồ côi chăn trâu người”. Ca ngợi

cuộc sống đổi mới, nhà thơ Mông sử dụng những hình ảnh liên tiếp “khác nào

rắn xanh lột da”, “khác nào măng mai lột bẹ”. Các hình ảnh so sánh ví von trùng điệp này tạo cho vấn đề được biểu đạt vừa cụ thể hơn, vừa sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá cũng thường xuyên được sử dụng và sử dụng có hiệu quả trong thơ Mông hiện đại. Muốn nói lên nạn mù chữ, thất học là nguyên nhân của sự đói nghèo, thơ Mông dùng cách

nói hình ảnh “cái miệng muốn ăn/Nhưng tay chẳng với tới”. Niềm vui hạnh

phúc được thơ Mông diễn đạt bằng những hình ảnh mới lạ và độc đáo: “Bò

đực biết đẻ con”, “đá nở hoa, hang sai quả”.v.v..

3.5. Một số hạn chế về nghệ thuật của thơ Mông thời kỳ hiện đại

Một đặc điểm đồng thời cũng là một hạn chế của thơ Mông hiện đại là nội dung các bài thơ, câu thơ thường là đơn giản, chỉ thể hiện được một lớp nghĩa. Nó phù hợp với tâm lí nhận thức và phản ánh chân thực và thẳng thắn của người Mông. Tuy nhiên, nó làm cho thơ Mông thiếu đi sự súc tích, tính đa nghĩa vốn là một tiêu chí cần thiết của thơ: “Thơ phải được ý ở ngoài lời. Trong thơ hàm súc vô cùng thì mới là tôn chỉ của người làm thơ. Cho nên ý thừa hơn lời thì tuy cạn mà vẫn sâu, lời thừa hơn ý thì tuy công phu và vẫn vụng” (Ngô Lôi Pháp) [4;54]. Thơ Mông hiện đại vẫn chỉ phù hợp với giọng điệu giãi bày, kể lể vốn đã rất quen thuộc trong thơ Mông truyền thống. Phương thức biểu đạt chủ yếu trong thơ Mông là phương thức tạo hình, lấy việc phản ánh hiện thực làm chính, thiếu đi sức gợi và sự lắng đọng cần thiết để người đọc phải suy ngẫm, chiêm nghiệm.

Về mặt nghệ thuật, thơ Mông hiện đại đã có được những ưu điểm nhất định. Đó là những thành công cần được ghi nhận. Trước hết, thơ Mông đã tạo ra được một giọng điệu riêng biệt, mang đặc trưng của thơ miền núi, gần gũi với thơ dân tộc thiểu số nói chung nhưng vẫn giữ lại cho mình những nét bản sắc riêng. Từ kết cấu các bài thơ, câu thơ, đến cách lựa chọn hình ảnh và cách diễn đạt có một ranh giới khu biệt, tuy không phải lúc nào cũng được phân định rõ ràng song vẫn có thể nhận ra. Thơ Mông hiện đại đã thể hiện được cách nghĩ, cách cảm của người miền núi, bằng lối tư duy trực quan hình ảnh, bằng cách diễn đạt đậm đặc chất dân tộc và miền núi. Điều quan trọng là những tác giả thơ người Mông đã biết lựa chọn, chắt lọc những hình ảnh, biểu tượng và ngôn ngữ quen thuộc với thiên nhiên, con người và cuộc sống của dân tộc mình. Trong thơ Mông hiện đại, có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Điều đó được thể hiện qua việc tiếp thu, kế thừa những giá trị của thơ ca truyền thống và việc không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo, tích cực đổi mới cho thơ để bắt nhịp và hoà nhập với cuộc sống hiện đại. Những biểu hiện của các giá trị truyền thống và hiện đại tạo nên tính thống nhất, hài hoà cho thơ Mông. Ở đó tính truyền thống được bảo lưu, tính hiện đại được tiếp nhận, đây là yếu tố để thơ Mông hiện đại tồn tại như một cá tính riêng giàu bản sắc.

Tuy nhiên, thơ Mông còn bộc lộ những hạn chế nhất định, khó tránh khỏi do đặc điểm tâm lí và khả năng, trình độ nhận thức của dân tộc cũng như của từng cá nhân mỗi nhà thơ. Đó là tính đơn giản, đơn nghĩa trong phản ánh hiện thực và diễn đạt thơ, sự lặp lại những yếu tố cả về nội dung, cả về hình thức nghệ thuật làm cho thơ Mông đôi khi trở nên cũ kĩ, sáo mòn. Thơ hiện đại Mông thiên về tả, kể nhiều hơn gợi, chưa đặt ra được và gợi lên những vấn đề lớn lao của hiện thực; thiếu tính khái quát tính đa nghĩa vốn rất cần

thiết của thơ hiện đại. Một số bài thơ còn gượng ép trong cách nghĩ, cách viết, bộc lộ những non kém cả về mặt nội dung biểu hiện và hình thức nghệ thuật.

“Dân tộc thiểu số hay đa số, nhà văn đều bình đẳng trước nghệ thuật” (Cao Duy Sơn).

Trên hành trình đến với những giá trị đích thực của thơ ca, các nhà thơ dân tộc Mông đã có những cố gắng không mệt mỏi bằng đam mê và sáng tạo để đưa thơ hiện đại dân tộc Mông lên một tầm cao mới, với một vị thế mới trong nền thơ các dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung, đưa tiếng nói thơ ca của người Mông chan hoà vào tiếng nói thơ ca của các dân tộc anh em khác. Trong nỗ lực đó, thơ Mông hiện đại thể hiện được những đặc trưng trong tư duy nghệ thuật, biểu hiện ở ngôn ngữ, hình ảnh thơ, ở cấu trúc thơ,ở cách tư duy và biểu đạt.

Thơ Mông hiện đại là một thứ thơ chân mộc, giản dị. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Cấu trúc thơ vừa chịu ảnh hưởng của cấu trúc thơ ca truyền thống dân tộc Mông, vừa phát triển theo xu hướng cấu trúc mang tính nghệ thuật cao của thơ hiện đại. Lối tư duy biểu đạt vừa gần gũi với cách nghĩ, cách cảm, cách thể hiện của người dân tộc thiểu số, vừa bộc lộ rõ đặc trưng bản sắc của dân tộc Mông. Các nhà thơ Mông đã không ngừng sáng tạo, tự đổi mới cho thơ, làm cho thơ Mông ngày càng tiệm cận những chuẩn mực khắt khe về giá trị nghệ thuật của thơ ca đương đại.

Mặc dù còn bộc lộ những hạn chế nhất định do những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối khả năng nhận thức và sáng tạo nghệ thuật, thơ ca hiện đại Mông cũng đã bước đầu khắc hoạ được bức tranh thiên nhiên, con người và cuộc sống đa sắc và độc đáo của dân tộc Mông, khắc hoạ được diện mạo và bức chân dung tinh thần của dân tộc Mông - một dân tộc còn ẩn chứa bao điều kỳ diệu trong tâm hồn.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, thơ ca Mông như một bông hoa nở muộn, nhưng cũng đã góp mặt và toả hương, một thứ hương độc đáo và quyến rũ giữa vườn hoa thơ ca muôn màu sắc của dân tộc.

Dân tộc Mông với chiều dài lịch sử khởi đầu bằng một “Vương quốc Miêu”, trải qua những cuộc thiên di đầy nước mắt và máu trước khi đến Việt Nam, cùng với điều kiện sống khắc nghiệt đã sản sinh ra một nền văn hoá Mông rất độc đáo, mang đậm dấu ấn miền núi cao. Thơ ca dân gian Mông là kho tàng văn hoá đặc sắc phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống của dân tộc Mông, tồn tại như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào. Đó vừa là cơ sở, vừa là một trong những yếu tố quyết định cho sự hình thành và phát triển của thơ ca hiện đại Mông.

Thơ ca hiện đại dân tộc Mông xuất hiện muộn hơn so với thơ ca hiện đại của một số dân tộc thiểu số anh em khác như Tày, Thái, Mường, Chăm… nhưng cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Trước hết, thơ Mông hiện đại đã khắc hoạ được một cách khá sâu sắc và toàn diện bức tranh thiên nhiên vừa khắc nghiệt dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình của dân tộc Mông. Thiên nhiên - hoàn cảnh sống của người Mông mang những nét đặc trưng: Đó là chót vót những đỉnh núi cao hùng vĩ và hoang sơ, khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, thậm chí có nơi còn hiếm hoi cả đất. Bù lại, thiên nhiên trên núi cao của người Mông cũng không thiếu sự thơ mộng đến lãng mạn: vẻ trầm tĩnh thâm

Một phần của tài liệu Luận văn: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY) pdf (Trang 87 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)