Sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao, dân ca Mông

Một phần của tài liệu Luận văn: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY) pdf (Trang 62 - 69)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao, dân ca Mông

Văn chương nói chung và thơ ca nói riêng, là một hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, không có một sự sáng tạo nào là tuyệt đối trong tất cả mọi lĩnh vực. Cái mới bao giờ cũng được kế thừa và phát triển từ cái cũ. Thơ ca cũng vậy, những nhà thơ tài năng là những nhà thơ biết khai thác một cách triệt để những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Sự từng trải và vốn sống là cần thiết cho sáng tác của nhà văn, nhà thơ. Từ trước đến nay, dấu ấn và sự ảnh hưởng của thơ ca truyền thống đối với sáng tác của các nhà thơ không phải là điều mới lạ. Thậm chí, nó như là một sự đương nhiên. Thơ hiện đại các dân tộc thiểu số trước năm 1975 chủ yếu được sáng tác bằng tiếng dân tộc, sau đó mới dịch ra tiếng Việt. Chất dân tộc, cái gọi là “bản sắc” trong thơ, về mặt ngôn ngữ, hình ảnh và tư duy, chính là do sự thừa hưởng từ vốn từ ngữ, văn hoá truyền thống của các dân tộc mà thành. Bởi vậy, cũng có thể nói rằng, tất cả các nhà thơ đều đã ít nhiều chịu ảnh hưởng, bị chi phối bởi thơ ca truyền thống của dân tộc và quê hương nơi nhà thơ sinh ra. Xa rời chiếc nôi truyền thống, nhà thơ tự đánh mất bản sắc của chính mình, ít ra cũng là mất đi bản sắc của dân tộc mình.

Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính những nhà văn dân tộc sáng tạo ra, nó là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc thông qua cách cảm, cách nghĩ, cách viết riêng của nhà văn, “là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hoá của dân tộc trong những điều kiện lịch sử nhất định” [66; 76].

Thơ dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng rõ nét từ kho tàng thơ ca dân gian phong phú của mỗi dân tộc. Bởi lẽ, sức sống của thơ ca dân gian lan toả và cuốn hút mạnh mẽ đến từng con người, từng làng bản, thôn xóm, từng vùng miền, “khi thì kín đáo ẩn nấp dưới các mái nhà, tỉ tê bên bếp lửa gia đình, khi thì ào ạt lôi cuốn hàng mấy trăm người, vào những ngày hội, ngày lễ nhộn nhịp sôi nổi” [17; 14]. Dân tộc Mường có sử thi “Đẻ đất - đẻ nước”, có dân ca “Thường Rang - Bọ Mạng”, có truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”; truyện thơ “Nam Kim - Thi Đan”; dân tộc Dao có trường ca “Bàn hộ”; dân tộc Chăm có “Aniya Bini - Cam”, “Bini - Chăm”; Tây Nguyên có trường ca Đam San, Sinh Nhã; dân tộc Khơ Me có “Sĩ Thạch - Tum Tiêu”… Và bên cạnh đó là hàng nghìn, hàng vạn những bài ca dao, những câu tục ngữ đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân, chi phối đến lời ăn tiếng nói hàng

ngày của đồng bào.

Vấn đề ảnh hưởng của văn hoá, văn học dân gian trong sáng tác của các nhà thơ hiện đại là một chuyện bình thường. Bởi “xét về bản chất nghệ sĩ là một hiện tượng dân tộc, nên sáng tác của anh ta không thể thoát li truyền thống đạo đức văn hoá của dân tộc mình” (Lâm Tiến).

Dân tộc Mông có một kho tàng thơ ca dân gian phong phú với các truyện thơ “A Thào - Nù Câu”, “Nàng Dợ - Chà Tăng”. “Dìa Pàng - Dùa Phông”, “Nàng Phan - Nồng Di” …; Có một khối lượng ca dao đồ sộ với “tiếng hát tình yêu”, “tiếng hát cưới xin”, “tiếng hát làm dâu”, “tiếng hát mồ côi”, “tiếng hát cúng ma” …; Có vốn tục ngữ giàu có chứa đựng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào; đã để lại rất nhiều dấu ấn trong sáng tác của các nhà thơ hiện đại dân tộc Mông.

Tuy nhiên dấu ấn của văn học truyền thống trong thơ ca Mông hiện đại có phần không được rộng rãi và sâu đậm như ở các dân tộc thiểu số anh em khác. Điều đó, theo chúng tôi, hoàn toàn có thể cắt nghĩa, lý giải hợp lí. Đó là,

mặc dù có một nền văn học dân gian phong phú, dân tộc Mông trải qua quá trình thiên di và tập quán du canh du cư, sống rải rác trên những đỉnh núi cao nên có sự mai một dần kho tàng phong phú đó của dân tộc. Những thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và cả truyện thơ chỉ còn đọng lại nơi ký ức của những người già. Thiếu môi trường sinh hoạt diễn xướng, dường như các tác phẩm đó có nguy cơ chìm dần vào lãng quên. Chỉ còn lại trong vốn văn hoá tinh thần đặc sắc ấy là tục ngữ, dân ca (cả phần lời và làn điệu của các bài ca dân gian) có sức sống bền bỉ nhờ môi trường sinh hoạt, đặc biệt là các lễ hội như “gầu xống”, “gầu tào”, các cuộc hát “gầu plềnh”. Nói cách khác, tục ngữ, dân ca còn có môi trường để tồn tại vì tính ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày của nó. Người Mông hát trong lúc lao động, khi đi nương rẫy, lúc xe lanh dệt vải, nam nữ thanh niên hát trong những đêm tình tự, những lời tỏ tình, gửi gắm tâm sự vào những điệu khèn, vào tiếng đàn môi, kèn lá “đặt lên môi thành tình tứ thành lời” (Triệu Kim Văn). Cũng vậy, tục ngữ, câu đố được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào, tuy có mai một, nhưng vẫn có môi trường để tồn tại. Truyện thơ mang tính sử thi của người Mông còn lại và phổ biến nhiều là bài “khúa kê” được hát lên trong những lễ tang ma, cả ma tươi lẫn ma khô. Tiếng hát cúng ma (gầu tuờ) được hát theo lễ thức bao gồm bài “khúa kê” - bài hát cúng đầu tiên do thầy cúng (dở mổ) hát để chỉ cho linh hồn người chết biết đường về với tổ tiên. Ngoài ra, các bài quan trọng như “cúng đám to” (Nả đềnh), “cúng đám nhỏ” (Mí đềnh) cũng được lưu truyền từ đời này sang đời khác do tính nghi lễ hết sức quan trọng của nó. Cũng chính vì vậy mà những bài hát tang ma cho đến nay vẫn còn tồn tại và phổ biến.

Cuộc sống khắc nghiệt của người Mông ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn, nuôi dưỡng các giá trị văn hoá, tinh thần.Chính vì thiếu đi nguồn sữa

mẹ văn học dân gian phong phú ấy đã làm cho các nhà thơ hiện đại dân tộc Mông có những hạn chế rất lớn trong những sáng tác vốn đã ít ỏi của mình. Thường thấy trong thơ ca hiện đại Mông, dấu ấn truyền thống chỉ còn lại và ảnh hưởng chủ yếu ở cách diễn đạt, ở hình thức thơ, và một số lượng mỏng các bài thơ có nội dung từ các câu tục ngữ, những bài hát dân ca bấy lâu vẫn còn tồn tại và trở nên quen thuộc.

Người Mông có một kho tàng tục ngữ phong phú được hình thành phát triển từ thực tiễn lao động sản xuất. Tục ngữ được nhân dân áp dụng vào đời sống tư duy và sinh hoạt hàng ngày với chức năng quan trọng và cơ bản nhất của nó là truyền bá kinh nghiệm cuộc sống. Tục ngữ có thế mạnh riêng là dồn tụ được một dung lượng ý nghĩa lớn trong một số lượng câu chữ rất nhỏ.

Cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày, tục ngữ đi vào thơ ca hiện đại của dân tộc Mông, qua sáng tác của các tác giả một cách rất giản dị, tự nhiên. Nói về cách đối xử “làm gương” của cha mẹ đối với con cái, tục ngữ có câu:

Mình đối xử với bố mẹ thế nào

Sau này con cái lại đối xử với mình thế ấy [51]

Từ suy nghĩ về những kinh nghiệm truyền đời ấy, Hùng Đình Quí thể hiện niềm yêu kính đối với bố mẹ, như là một cách thức để con cháu soi vào học tập:

Bố mẹ ta, ta quí yêu Sau này ta mới không bị Con cái ta chê chửi.

Mẹ cha mình, mình yêu quí Về sau mình mới không lo Con cái mình chửi theo.

Lẽ đời, “cây có cội, sông có nguồn” là qui luật tất yếu của tự nhiên, yêu quí ông bà, cha mẹ là nương theo qui luật của lẽ tự nhiên ấy. Ca dao người kinh có câu:

Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn

Hùng Đình Quí mượn qui luật này để nói đến một tình cảm khác, đó là lòng biết ơn đối với Đảng, với Bác Hồ:

Có trời mới có đất

Có Đảng mới có ngô xay cối đá Có đất mới có trời

Có Đảng mới có thóc giã cối chầy

(Ơn Đảng)

Tác giả đã mượn nguyên ý của người Mông trong câu tục ngữ “Có trời

mới có đất/Có đất mới có cỏ cây/Có già mới có trẻ/Có trên mới có dưới”.

Nói về sức mạnh của tình đoàn kết, tục ngữ Mông có câu: “Một chân

đứng không vững/Một tay vỗ không vang”. Nhà thơ Mùa A Sấu cũng dùng cách nói đó để kêu gọi người Mông đoàn kết, đồng sức đồng lòng để xây dựng một cuộc sống mới no ấm, hạnh phúc:

Ôi! bầu trời ngọn núi cao ơi

Miền núi cao một tay vỗ không kêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng ta biết nói họ biết làm, thì có ngày họ đến tìm và nhiều tay vỗ kêu

Một chân đứng lên thì không vững

Nhưng ta biết nói họ biết nghe thì có ngày sẽ ào ào đến trên một con đường

Những bài hát dân ca Mông, đặc biệt là dân ca trữ tình, vốn rất lãng mạn và tình tứ, có nhiều câu đạt tới đỉnh cao cả về nội dung biểu hiện và hình thức nghệ thuật. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng đánh giá rất cao những bài hát - bài thơ dân gian ấy của người Mông: “Có thể nằm không hổ thẹn trong những tuyển tập thơ hay của thế giới”, chẳng hạn như bài ca sau đây:

Gió về gió thổi lá cây bay lả lướt bên khe Nếu ta là hạt mưa hạt sương

Ta xin tan trên bàn tay nàng

Gió về gió thổi lá cây lật ngả nghiêng bên suối Nếu ta là hạt mưa hạt sương

Ta xin tan dưới bàn chân nàng. [50]

Chắt lọc và phát triển từ chất trữ tình ấy của lời ca dân gian, Mã A Lềnh đã viết lên những câu thơ không kém phần tình tứ và lãng mạn:

Nếu ta là bông tuyết trắng Ta xin tan dưới bàn chân nàng Là chàng trai rừng núi

Ta xin tan trên thân thể nàng

Thơ ca hiện đại dân tộc Mông, có những câu thơ mang đậm chất dân ca, cho dù nhà thơ không sử dụng cụ thể một câu tục ngữ, ca dao nào, cũng không phải được thể hiện theo hình thức những làn điệu quen thuộc của dân ca Mông. Ấy là khi trong tâm hồn nhà thơ, chất truyền thống và hiện đại đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn, thậm chí đã chan hoà vào nhau để có những câu thơ thật đặc sắc:

Em là cô gái Mèo hoa

Anh là chàng trai Tày trắng Trời có mắt, trời cho ta thấy

Đất có lòng, đất cho ta duyên Trời đất xe duyên trên sườn núi

(Tình ca ở Chiu Lầu Thí - Giàng Xuân Hồ) Cũng có khi nhà thơ mượn nguyên hình thức diễn đạt của dân ca như là một cách viết lời cho những làn điệu dân ca truyền thống của người Mông. Lối thơ mô phỏng dân ca này tạo cho câu thơ, bài thơ một sự êm ái, nhẹ nhàng và có giai điệu:

Vòm trời trên mây quang Vòm trời dưới sao sáng

Mùa xuân này ta còn gặp nhau

Cuộc hát giao duyên này ta còn có bạn

Khéo rồi mai mình đi đường mình ta đi đường ta mau Đôi ta chẳng còn được lấy tay che mắtnhìn nhau

(Hội Xuân - Mã A Lềnh)

Những bài ca dân gian Mông có cái hay, cái độc đáo quyến rũ ở chỗ, nó thể hiện tâm hồn người Mông, tâm hồn mê say tiếng hát và biết quí trọng tiếng hát của mình:

Bài hát hết lại không hết Hết như hết một nửa Hết như hết một mình

Hay:

Lời hát biết hát không biết kết thúc Như khóm ngải tàn lại tiếp khóm xanh Bài hát biết nói, không biết kết thúc

Kết thúc như hoa đào nở trên núi cao [50]

Thơ ca hiện đại dân tộc Mông cũng vậy, mỗi bài thơ là một cung bậc trữ tình, một giai điệu tình cảm, khi say đắm đam mê, lúc suy tư trầm lắng nhưng

không có nốt nhạc cuối cùng. Nốt nhạc cuối cùng sẽ vang xa và ngân nga trong lòng người đọc:

Lời hát sắp hết lời hát lại về

Ta đang chung lòng dù mai có xa nhau cũng không quên lời thề Lời hát sắp hết lời hát đến ngay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta đã kết thân với nhau dù mai có chia tay ta cũng nhớ cuộc hát giáo duyên này.

(Hội xuân - Mã A Lềnh)

Sự tiếp thu, ảnh hưởng và phát triển sáng tạo mạch thơ ca dân gian truyền thống tạo cho thơ hiện đại dân tộc Mông có một sắc thái riêng và cả một sự phong phú, thống nhất. Thống nhất ở âm hưởng, ở hình thức thơ, ở sự vận dụng vốn văn hoá, văn học truyền thống; phong phú ở sự đa dạng của những nét riêng mang dấu ấn cá nhân của từng tác giả. Sự thống nhất và phong phú ấy góp phần tạo nên và hình thành những cá tính thơ, cá tính của từng tác giả và cá tính của cả tâm hồn dân tộc Mông được soi chiếu qua thơ ca.

3.1.2. Sự vận dụng các hình thức ngh thut thơ ca dân gian trong thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại

Một phần của tài liệu Luận văn: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY) pdf (Trang 62 - 69)