Ngôn ngữ, hình ảnh mang sắc thái đặc trưng của dân tộc Mông

Một phần của tài liệu Luận văn: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY) pdf (Trang 78 - 81)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Ngôn ngữ, hình ảnh mang sắc thái đặc trưng của dân tộc Mông

Ngôn ngữ, hình ảnh của một dân tộc là sản phẩm của đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ấy. Thơ hiện đại dân tộc Mông cũng vậy. Các nhà thơ

bao giờ cũng có nét tương đồng, thậm chí trùng hợp trong việc sử dụng hình ảnh thơ, nhất là những hình ảnh đặc trưng cho thiên nhiên con người và cuộc sống cộng đồng mình. Trong thơ Mông hiện đại, ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh thơ được trở đi trở lại nhiều lần có giá trị như những biểu tượng. Biểu tượng cho thiên nhiên của dân tộc Mông có lẽ là những hình ảnh “núi”, “mây”, và “mặt trời”. Có lẽ, do sống trên những triền núi đá cao nên gần gũi nhất với người Mông là núi; do khí hậu khắc nghiệt gần như quanh năm sương mù che phủ nên mặt trời là biểu tượng của sự ấm áp; những buổi chiều mùa hè trời như cao hơn, nắng pha sắc màu cho những đám mây nên mây là biểu tượng của cái đẹp. Khác với thơ của người Kinh và các dân tộc thiểu số khác, thiên nhiên của người Mông không có những dòng sông nên vì vậy mà trong thơ hiện đại Mông hình ảnh những dòng sông cũng rất hiếm hoi hoặc gần như không xuất hiện. Hay như trong thơ của người Thái, hình ảnh hoa ban xuất hiện nhiều, như là nét đặc trưng thì trong thơ Mông hình ảnh của loài

hoa đặc trưng lại là hoa đào, hoa phong lan: “Ngọn núi lưng rừng nào cũng

đến mùa xuân hoa đào mới nở” (Mùa A Sấu), “(Em) trắng đẹp trắng xinh như hoa mạch hoa lan nở giữa rừng” (Hùng Đình Quí).

Những hình ảnh “núi”, “đá núi” xuất hiện trong thơ Mông hiện đại không chỉ đơn thuần là nội dung phản ánh của hiện thực cuộc sống người Mông, cuộc

sống của một dân tộc “Sinh trên đá đợi bạn tình trên đá” (Triệu Kim Văn) mà

nhiều khi, như những hình ảnh của sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ rất độc đáo và đặc sắc. Dáng vẻ uy nghi, sừng sững của những ngọn núi là hình ảnh để so

sánh với công ơn của Đảng của Bác Hồ đối với người Mông: “ơn Bác Hồ

người Mông nợ/Chồng cao bằng núi đất/chất cao bằng núi đá”. Có khi để diễn tả niềm vui, nhà thơ Mông dùng hình ảnh “đá nở hoa, hang sai quả”. Hình ảnh

người đàn ông Mông phóng túng, phong trần với “mái đầu trơ một mỏm đá

Hình ảnh “nắng” “mặt trời” xuất hiện trong thơ Mông với một mức độ gần như dầy đặc, với những ẩn dụ, so sánh, liên tưởng hết sức phong phú.

Mặt trời là Đảng, là Bác Hồ, là cuộc sống no ấm, hạnh phúc: “Mặt trời đến

sớm toả tia nắng/Như ánh sáng của Đảng soi”, “Mặt trời chiếu tia nắng xuống bên đồi dốc/Ta có Bác Hồ - Bác Hồ bảo người Mông ta cách làm ăn”

(Sùng Nhìa Tú). Nhiều bài thơ sử dụng cách so sánh ví von trực tiếp hình ảnh

mặt trời như: “Có cụ Hồ về”(Giàng A Của), “Mặt trời hoa mây” (Giàng A

Páo), “Ánh mặt trời” (Giàng A Lử), “Mặt trời, mặt trăng và Bác Hồ” (Sùng

Nhìa Tú), “Nhớ đến Chính phủ” (Vừ Thị Dưa)... Bên cạnh đó, có những bài

thơ mà hình ảnh “nắng” “mặt trời” mang ý nghĩa ẩn dụ, bộc lộ kín đáo suy

nghĩ, tình cảm của các tác giả: “Ngửa mặt lên tôi say uống nắng vàng”, “

trên đầu nắng rọi mênh mang”, “Nắng lại toả xua tan u ám - trong lòng ta mang sắc nắng tràn trề”. Hơn ai hết người Mông nhận thức sâu sắc sự cần

thiết của nắng đối với sự sống: “Cuộc sống này sinh sôi vì cónắng/Nắng đậu

trên môi nụ cười tươi rạng” (Mã A Lềnh)...

Những bài thơ viết về cuộc sống đồng bào Mông xuất hiện rất nhiều những hình ảnh “cây lanh”, “sợi lanh”, “con ong”, “chim ri”, “chim khướu”, “ruộng bậc thang”... như những hình ảnh vừa gần gũi với cuộc sống, vừa là đặc trưng cho cuộc sống của người Mông. Sợi lanh dường như là một thứ “bất li thân” của người phụ nữ Mông, khi đi nương, đi rẫy, khi làm bếp, ngay cả trong lúc nghỉ ngơi, người phụ nữ vẫn luôn luôn tước lanh để rồi dệt nên những trang phục vừa bền chắc, vừa rực rỡ sắc màu. Vì vậy, trong thơ Mông, hình ảnh sợi lanh như một biểu tượng cho sự cần mẫn chăm chỉ và cho cả tình

yêu chung thuỷ: “Sợi lanh căng do em se/ Đôi ta kết đường tình duyên”,

Trước cửa nhà em có cây lanh mọc/Ong mới về tìm đậu” (dân ca Mông), “Guồng se lanh nối dài vô tận sợi lanh/ Mùa xuân này trời xui đất khiến cho em gặp anh” (Mã A Lềnh). Hình ảnh “tổ ong khoái, ong mật” thường được

các nhà thơ Mông sử dụng để thể hiện sự đoàn kết và niềm vui trong cuộc

sống: “Mẹ con, bố con/ Sống tưng bừng như một tổ ong mật”, “Để người vùng

cao vùng thấp/ Mới được ở ầm vang như tổ ong khoái ong mật” (Hùng Đình

Quí), “Có ngày cuộc sống của ta như ong khoái” (Sùng A Trống), “Đôi ta

thành vợ chồng/ Nảy nở sinh sôi như tổ ong mật” (dân ca Mông)...

Chúng tôi không có điều kiện để khảo sát đầy đủ những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong thơ ca Mông, sự xuất hiện với tần số cao những hình ảnh tiêu biểu của thiên nhiên con người và cuộc sống vật chất tinh thần của người Mông góp phần làm cho thơ hiện đại Mông mang một đặc trưng riêng hay nói cách khác, đó là một trong những biểu hiện của bản sắc dân tộc trong thơ Mông hiện đại. Những hình ảnh “chim khướu, chim ri”, “tiếng khèn”, “đàn môi” … là những biểu tượng đặc trưng cho những nét phong cách và sinh hoạt của người Mông, rất cần những nghiên cứu một cách cụ thể, riêng biệt. Thiết nghĩ, chắc chắn đó sẽ là những khám phá lí thú về vấn đề đặc trưng

Một phần của tài liệu Luận văn: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY) pdf (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)