Sự vận dụng các hình thức nghệ thuật thơ ca dân gian trong

Một phần của tài liệu Luận văn: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY) pdf (Trang 69 - 73)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Sự vận dụng các hình thức nghệ thuật thơ ca dân gian trong

Chịu ảnh hưởng nặng nề của dân ca, thơ ca hiện đại dân tộc Mông luôn mang hơi ấm của lối trò chuyện giãi bày trực tiếp. Một điều dễ nhận thấy là các nhà thơ dân tộc Mông thường sử dụng hình thức đối đáp như một nhu cầu được thổ lộ, giãi bày tình cảm. Lối kết cấu đối đáp thuận lợi cho việc bộc lộ tình cảm của các nhân vật trữ tình. Có những bài thơ được diễn đạt bằng hình thức độc thoại nhưng dấu ấn của cách trò chuyện, đối đáp vẫn rất đậm nét:

Em gầu Mông

Người Kinh người Tày cũng khó khăn Những nói đến con đường học

Còn ta cứ giả như không biết gì Thế định làm người hay làm con ma?

(Phải học - Hùng Đình Quí)

Diễn tả tâm sự của chàng trai người Mông lên đường đi đánh Mỹ hứa hẹn và căn dặn người yêu ở lại, Hùng Đình Quí viết:

Em gầu Mông

Em ở lại vòm trời khoảng đất quê em Hay có chim diều chim cắt kêu Kêu hót ở trên những lưng núi Em nhớ đừng để người lừa kẻ dối Mà mất trơn cả vụ mùa làm ăn

(Anh lại về)

Trong thơ ca hiện đại Mông, tính trần thuật, phô diễn, kể lể đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối đến kết cấu, mạch thơ. Điều đó làm cho những bài thơ của dân tộc Mông trở nên dông dài, thiếu đi tính cô đọng, súc tích, nói ít gợi nhiều của thơ hiện đại. Tuy nhiên lối kết cấu dài mang đậm tính tự sự kết hợp với mạch trữ tình dàn trải cũng góp phần thể hiện tính hồn nhiên, bộc trực, thẳng thắn và phúc hậu; thuận lợi cho lối diễn tả bằng những hình ảnh so sánh trùng điệp quen thuộc của người miền núi. Bài thơ “Đợi chờ” của Hùng Đình Quí có thể coi là bài thơ tiêu biểu cho dạng kết cấu này, cũng là một trong những bài thơ dài nhất của thơ ca hiện đại Mông cho đến nay. Bài thơ dài tới 42 khổ thơ, khổ ít nhất 4 câu, khổ dài nhất 26 câu. Cả bài thơ là hình thức đối thoại giữa hai nhân vật trữ tình là “anh trai Mông” (đrâu Mông) và “em gái Mông” (gầu Mông). Bài thơ là tâm sự cuộc đời của nhà thơ với giọng điệu tự sự sâu lắng, với nội dung như là một câu chuyện kể, lời thơ rất gần với dân ca qua việc sử dụng vần điệu, kết cấu. Ngoài ra, còn hàng loạt bài thơ của

Hùng Đình Quí mang hình thức độc thoại vốn cũng rất đặc trưng của dân ca

Mông như các bài “Không liên luỵ”, “Phải học”, “Ngu và nhục”, “Nếu sai tôi

chết không nhắm mắt”, “Hãy chờ đi đầu xuống đất”… Có thể nói, Hùng Đình Quí là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của thơ ca truyền thống dân tộc Mông. Lối kết cấu đối đáp chủ yếu sử dụng phép đối ý, đối lời, tạo nên sự cân đối giữa các câu thơ, đoạn thơ khiến cho nội dung bài thơ được nhấn mạnh, được khắc sâu, đạt hiệu quả nghệ thuật.

Kết cấu trùng điệp là một hình thức nghệ thuật quen thuộc trong thơ ca, kể cả thơ ca của dân tộc Kinh. Sự lặp lại nhiều lần một chi tiết, hình ảnh, đôi khi cả câu thơ khiến cho việc khắc hoạ diện mạo, nội tâm và hành động của nhân vật trữ tình trở nên rõ rệt và ấn tượng hơn. Trong thơ hiện đại của các nhà thơ dân tộc Kinh, lối kết cấu trùng điệp cũng khá phổ biến. Nguyễn Đình

Thi diễn tả nỗi nhớ của người chiến sĩ “Ngôi sao nhớ ai mà lấp lánh …/Ngọn

lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh”; Phạm Tiến Duật khắc hoạ hình ảnh những

chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra chiến trường, mặc cho “Không có

kính/Ừ thì có bụi”, “Không có kính/Ừ thì ướt áo”; Bằng Việt chiêm nghiệm về hình tượng bếp lửa đeo đẳng trong ký ức như dấu ấn về tình cảm thương yêu sâu đậm và thiêng liêng của người bà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa… (Bếp lửa)

Tuy nhiên, lối kết cấu trùng điệp là một hình thức nghệ thuật rất đặc trưng và phổ biến trong thơ ca hiện đại dân tộc Mông, xuất hiện trong sáng tác của các tác giả với một mức độ đậm đặc. Đây cũng chính là sự kế thừa

truyền thống bởi kết cấu trùng điệp là hình thức phổ biến nhất trong thơ ca dân gian dân tộc Mông:

Bố mẹ sinh ra em nổi tiếng đẹp xinh

Ta thường lấy núi đồi làm thang bắc lên thăm Bố mẹ sinh ra em lừng danh tươi giòn

Ta thường lấy núi đồi làm thang bắc lên hỏi [63]

Các nhà thơ hiện đại đã tiếp thu và chiếm lĩnh hình thức kết cấu đặc trưng này như là một cách biểu hiện riêng cho thơ ca của dân tộc Mông. Những bài thơ với nội dung phản ánh khác nhau nhưng có chung một hình thức kết cấu. Sùng Nhìa Tú tự hào vì sự đổi đời của người Mông từ khi có Bác Hồ:

Mặt trời chiếu tia nắng xuống đồi dốc

Ta có Bác Hồ - Bác Hồ bảo người Mông ta cách làm ăn Mặt trời chiếu tia nắng xuống đồi bậc thang

Ta có Bác Hồ - Bác Hồ bảo người Mông ta cách làm mặc

(Mặt trời, mặt trăng và Bác Hồ)

Hùng Đình Quí diễn tả tâm trạng hân hoan vui của chàng trai người Mông “Qua dốc Cán Tỷ” trên con đường mới mở nhờ chính sách của Đảng để miền núi tiến kịp miền xuôi:

Con đường, mày bò qua đèo qua núi miết Nhưng thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh đây Vượt trăm lần vẫn chưa thấy chán

Con đường, mày bò qua đèo qua núi hoài Nhưng thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh đây Vượt trăm lần vẫn chưa thấy chê

Giàng A Páo vận động bà con dân tộc Mông có ý thức bảo vệ rừng để “giữ cho núi đồi biếc xanh”:

Con sóc ăn quả xá

Tung tăng bò lên ngọn cây dẻ Ta giữ cho núi đồi biếc xanh Cuộc sống xanh tươi dài mãi mãi Con sóc ăn quả xá

Tung tăng bò lên ngọn cây thông Ta giữ cho núi đồi xanh biếc Là làm đúng hướng của lòng

(Rừng biếc xanh)

Thủ pháp trùng điệp tạo lên sự tràn đầy trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, làm tăng sức thuyết phục của lí lẽ và tính nhất quán của hình tượng thơ. Sự có mặt của các cụm từ, ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần và mỗi lần lặp lại đều có sự biến đổi đôi chút theo qui luật phù hợp với âm, vần khiến việc lặp lại không bị nhàm chán, đơn điệu, vừa sinh động, vừa khắc hoạ rõ ý đồ nghệ thuật tạo nên sắc thái biểu đạt riêng cho mỗi bài thơ.

Một phần của tài liệu Luận văn: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY) pdf (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)