Các phương thức tài trợ vốn

Một phần của tài liệu quản lý tài chính trong các công ty cổ phần theo thông lệ quốc tế (Trang 47 - 53)

1 .3 Vấn đề người chủ người đại diện

3.1.2 Các phương thức tài trợ vốn

Trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, việc nắm vững và lựa chọn các nguồn vốn nhằm huy động cho phù hợp thực tế hoạt động của doanh nghiệp với chi phí sử dụng vốn thấp nhất luôn là một bài toán phức tạp đối với các nhà quản trị tài chính.

Các công ty cổ phần có lợi thế khi có nhiều hình thức tài trợ vốn khác nhau để chọn lựa trong quá trình kêu gọi vốn. Để lựa chọn được hình thức huy động vốn phù hợp, các công ty cần có sự phân tích, đánh giá toàn diện về mục đích huy động vốn, tình hình tài chính công ty, mức độ tín nhiệm của công ty, mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc huy động vốn… Tuy nhiên, khi xem xét đánh giá các hình thức tài trợ vốn thì công ty cần nghiên cứu độ rủi ro phát sinh, chi phí sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn sau giai đoạn tài trợ để bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững và tối đa hoá giá trị công ty.

Ngoài ra, chọnlựa hình thức huy động vốn phải phù hợp với vòng đời phát triển của công ty. Vòng đời của doanh nghiệp thường có 4 giai đoạn gồm: khởi nghiệp, phát triển mở rộng, phát triển ổn định và thoái trào hoặc tái tổ chức. Trong 4 giai đoạn này, các doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn các kênh huy

- 48 -

động vốn sao cho phù hợp với đặc thù phát triển trong từng giai đoạn của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao nhất3

Với tình hình thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, các nguồn và hình thức tài trợ có thể được sử dụng để gọi vốn cho các công ty cổ phần như sau:

a. Tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

Đối với các công ty cổ phần đã niêm yết và chưa niêm yết, việc nâng vốn chủ sở hữu có thể được tiến hành bằng nhiều cách, trong đó có cách phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, cách này sẽ phát sinh chi phí, thông thường từ 5-10% tổng giá trị đợt phát hành. Trong khi đó, việc tăng vốn chủ sở hữu bằng cách giữ lại một phần hay toàn bộ lợi nhuận hầu như không tốn chi phí.

Qua phân tích thực trạng phân phối lợi nhuận, chia cổ tức của các công ty trong thời gian qua, thấy rằng các công ty chia cổ tức ở tỷ lệ cao. Phần lớn lợi nhuận đạt được trong năm đều được phân chia cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại không cao. Đối với những công ty hoạt động cần nhiều vốn để đầu tư và phát triển trong thời gian tới, nên tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tài trợ vốn cho đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh.

b. Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán

TTCK luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong các phương thức huy động vốn. Tại đây, mục tiêu của đại đa số các công ty là huy động vốn dài hạn, phục vụ các kế hoạch đầu tư lâu dài. Tại mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cũng như đặc điểm của thị trường mà pháp luật kinh doanh có những quy định khác nhau về cách thức huy động vốn.

3 sẽ được trình bày rõ hơn ở 3.2.2 xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty

Các công ty cổ phần có thể huy động vốn thông qua TTCK Việt Nam bằng các cách sau:

Huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành cổ phiếu

Cổ phần luôn là cách thức giải quyết vấn đề vốn một cách hiệu quả nhất. Công ty có thể phát hành cổ phiếu dưới nhiều hình thức khác nhau, phát hành trực tiếp cho công chúng (puplic offering) hay chỉ phát hành hạn chế trong phạm vi những nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn, còn gọi là phát hành hạn chế (private placement). Hai phương pháp chính để bán cổ phiếu là qua một cung ứng giá cố định hay một cuộc bán đấu giá. Hiện nay, các công ty cung ứng ra công chúng lần đầu thường được bán qua đấu giá như công ty Vinamilk, Ga Petrolimex…, một số công ty lớn có xu hướng phát hành cổ phiếu cho các cổ đông chiến lược như : công ty FPT, công ty Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel Telecom, viết tắt là SPT)... Trong năm 2005, đã có 64 doanh nghiệp tổ chức đấu giá cổ phần thông qua các thị trường giao dịch chứng khoán, thu về 4.574 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần mệnh giá và tăng 527 tỷ đồng so với giá khởi điểm.

- Phát hành ra công chúng (Public offering): Theo luật chứng khoán Việt Nam, công ty có thể phát hành cổ phiếu trực tiếp ra công chúng4 qua các bước sau:

™ Đại hội cổ đông thông qua phương án huy động vốn ™ Đăng ký với Uûy ban chứng khoán

™ Sau khi được Uỷ ban chứng khoán phê duyệt phương án huy động vốn, công ty sẽ sử dụng dịch vụ của một ngân hàng tư vấn cho các vấn đề: hình thức và số lượng cổ phiếu sẽ phát hành, giá và thời điểm phát hành…

4 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và thị trường chứng khoán Thông tư 60/2004/TT-BTC ngày 18/06/2004 hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng

- 50 -

- Phát hành hạn chế (private placement)5: công ty chọn phát hành cổ phiếu cho những nhà đầu tư đã được chọn lọc kỹ, có thể là những công ty, ngân hàng, quỹ đầu tư, nhà cung cấp có tiềm lực về tài chính, trình độ kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm trong quản lý điều hành để thực hiện tài trợ vốn hoặc cam kết hỗ trợ cho công ty khi trở thành cổ đông của công ty. Phát hành theo hình thức này cũng thực hiện các bước tương tự như phát hành ra công chúng, nhưng khác một điều là không đòi hỏi công ty phải đăng ký với Uûy ban chứng khoán nên có lợi điểm là giúp công ty huy động vốn một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm là cổ phiếu không thể giao dịch trên TTCK do chưa đăng ký.

- Ngoài ra để huy động vốn, các công ty có thể phát hành quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới (Right issues) cho các cổ đông hiện hành theo tỉ lệ mà họ nắm giữ. Phương thức này giúp giảm chi phí phát hành cổ phiếu so với phương thức phát hành hạn chế cũng như phát hành ra công chúng. Ngoài ra, các cổ đông hiện hành vẫn giữ được quyền kiểm soát theo tỉ lệ như trước.

Huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu là một trong những phương thức huy động vốn hữu hiệu khi các công ty thiếu vốn. Thông qua phát hành trái phiếu, các công ty có thể vay được từ thị trường một khoản vốn khá lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Nhờ đó tình hình hoạt động kinh doanh sẽ cải thiện đáng kể, các công ty sẽ có thêm tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày 19/05/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái

5 Xem phụ lục một ví dụ điển hình việc huy động vốn qua hình thức phát hành hạn chế của công ty SPT

phiếu doanh nghiệp đã mở ra một kênh mới để huy động vốn cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia huy động vốn trên thị trường.

Tuy nhiên, trái phiếu có rất nhiều loại, tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng hoàn cảnh sẽ có nhiều loại trái phiếu khác nhau. Loại trái phiếu các doanh nghiệp Việt Nam thường chọn phát hành trong thời gian qua là trái phiếu chuyển đổi như công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), công ty cổ phần EIS, công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII), …

Trái phiếu có khả năng hoán đổi là một công cụ nợ cho phép người nắm giữ trái phiếu này được quyền hoán đổi số lượng trái phiếu mà họ đang nắm giữ để lấy một lượng cổ phiếu thường theo tỉ lệ được quy định trước, trong một khoảng thời gian được quy định trước và với một mức giá cổ phiếu được quy định trước. Có 2 lý do chính khiến cho các công ty phát hành trái phiếu có khả năng hoán đổi:

- Một là, lãi suất cam kết của trái phiếu có khả năng hoán đổi thấp hơn so với trái phiếu thường. Ngoài ra, lãi được khấu trừ thuế.

- Hai là, trong trường hợp những công ty nhỏ, ít tiếng tăm, chưa lên sàn, khiến cho việc đánh giá rủi ro của công ty gặp nhiều khó khăn. Vì vậy phương án huy động vốn hấp dẫn nhất trong trường hợp này vẫn là phát hành trái phiếu có khả năng hoán đổi.

Đây là một kênh huy động vốn còn khá mới mẻ đối với các công ty, trước đây khi nói đến trái phiếu người ta thường nghĩ đến trái phiếu chính phủ, nay đã có trái phiếu công ty. Về phía Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành thể chế, chính sách sao cho việc phát hành trái phiếu trong nước cũng như quốc tế thuận tiện, tạo thêm một một kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp.

- 52 -

c. Tìm nguồn tài trợ thông qua hình thức tìm đối tác đầu tư dưới hình

thức liên doanh liên kết

Các công ty cũng có thể tìm nguồn tài trợ thông qua hình thức tìm đối tác đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đặc biệt các đối tác là nhà đầu tư ở nước ngoài. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn dồi dào từ các đối tác này, thông qua liên doanh liên kết, các công ty được chuyển giao công nghệ tiên tiến và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý, tiếp cận các phương tiện hiện đại để từng bước hội nhập vào trong khu vực và thế giới.

d. Sử dụng nguồn vốn tài trợ thông qua hình thức thuê tài chính

Thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Thụy Điển, Uùc… Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm cho thuê tài chính vẫn còn khá mới mẻ với nhiều công ty.

Thuê tài chính là một hình thức tài trợ tín dụng, thông qua việc cho thuê các loại tài sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, máy photocopy… Trong thời điểm các công ty gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản để vay vốn ở các ngân hàng, các công ty có thể sử dụng hình thức thuê tài chính để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hoá công nghệ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới.

Tóm lại, mỗi phương thức phát hành có những ưu, nhược điểm riêng và tùy theo cấu trúc vốn hiện có, tuỳ thuộc vào vòng đời phát triển, các công ty cổ phần Việt Nam chọn lựa hình thức huy động vốn phù hợp, có thể vay vốn hay phát hành chứng khoán: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, trái phiếu… Để huy động vốn thành công, các công ty phải xây dựng phương án huy động vốn đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh. Nếu cần, có thể cân nhắc

việc huy động vốn từ các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành. Các công ty cổ phần Việt Nam cần nghiên cứu đa dạng hóa hình thức huy động vốn, dần tiếp cận với các hình thức huy động vốn mới thông qua thị trường vốn thay thế các hình thức truyền thống trước đây.

Một phần của tài liệu quản lý tài chính trong các công ty cổ phần theo thông lệ quốc tế (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)