1 .3 Vấn đề người chủ người đại diện
3.1.1 Tối ưu hoá hoạt động huy động vốn
a. Có nhiều nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của công ty cũng như có nhiều cách tiếp cận đến các nguồn tài trợ. Tuy nhiên để tối ưu hoá hoạt động huy động vốn, các công ty ngoài việc nâng cao năng lực kinh doanh, cần phải tạo được sự tin cậy và uy tín của công ty trước các nhà tài trợ. Một trong những
việc cần phải thực hiện để công ty có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng, đó là:
Tạo dựng độ tin cậy của công ty
Nếu công ty muốn sớm nhận được quyết định tài trợ vốn, thì một bộ tài liệu chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ là rất cần thiết. Bộ tài liệu phải thực sự “bắt mắt”, bộ tài liệu chính là hình ảnh của công ty, cần trình bày rõ ràng, đầy đủ những thông tin cung cấp cho nhà tài trợ.
Bên cạnh đó, một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Công ty có bộ máy kế toán hiệu quả, sẽ có tác dụng huy động khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh, tổ chức sử dụng vốn của công ty sao cho hiệu quả nhất. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh làm cơ sở để huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi nhuận của công ty.
Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty
Xây dựng tài liệu huy động vốn, trình bày các năng lực kinh doanh, năng lực quản lý, các cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Công ty cần phải trình bày trung thực và chứng minh được hiệu quả kinh doanh qua các báo cáo tài chính, năng lực quản lý qua các hệ thống chuẩn mực đánh giá và công nhận như chứng nhận tiêu chuẩn ISO…
Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn
Trong thị trường kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro như rủi ro tỷ giá, lạm phát… nên các nhà tài trợ vốn sẽ luôn xem xét, suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra trước khi quyết định tài trợ.
- 44 -
- Chứng minh cho nhà tài trợ thấy tài sản của công ty cả hữu hình và vô hình. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối… còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Trong trường hợp cần thiết, có thể thuê tổ chức chuyên nghiệp định giá công ty để việc huy động vốn được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Trong phương án vay vốn, trình bày rõ ràng, chi tiết tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động. Các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ vốn tài trợ phải có lợi nhuận cao hơn chi phí huy động vốn.
b. Ngoài ra, để thực hiện huy động vốn thành công, các công ty cổ phần cần thực hiện các bước sau:
Đánh giá tài chính công ty và xây dựng cấu trúc vốn
- Đánh giá, thẩm định và xây dựng cấu trúc vốn cho công ty.
- Thẩm định cấu trúc vốn hiện tại và kế hoạch huy động vốn, xây dựng các tiêu chí vốn và cấu trúc vốn tối ưu, phân tích đánh giá rủi ro và tính khả thi của dự án.
- Lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu.
Xây dựng phương án và tài liệu thu hút vốn
- Sau khi hoàn thiện bước đánh giá và xây dựng cấu trúc vốn, lên phương án và tìm kiếm giải pháp huy động vốn một cách cụ thể và chi tiết:
Tổng quan về nhu cầu huy động vốn của các công ty và các khó khăn đang gặp phải trong quá trình huy động vốn.
Công ty cần phải nâng cao những hiểu biết về các hình thức huy động vốn khác nhau, ưu và nhược điểm của mỗi hình thức (vay ngân hàng, vốn của quỹ đầu tư và các công cụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán).
Cơ sở và điều kiện chọn lựa hình thức huy động vốn phù hợp với vòng đời phát triển của công ty.
- Lập tài liệu thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Thu hút vốn đầu tư
- Tiếp cận nguồn vốn của những nhà đầu tư tiềm năng: nhà đầu tư tổ chức cũng như những nhà đầu tư cá nhân tiềm năng.
- Đàm phán và xây dựng các điều kiện, thoả thuận đầu tư thích hợp trong suốt quá trình huy động vốn.
Về phía nhà nước, phải có biện pháp phát triển thị trường tiền tệ, thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng thương mại để giúp các công ty cổ phần có thể huy động vốn một cách dễ dàng. Ngoài ra, Nhà nước cần khuyến khích thành lập các định chế tạo lập thị trường, các nhà đầu tư có tổ chức, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, nhằm huy động vốn và khuyến khích tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp theo thông lệâ quốc tế.
- Hiện nay theo quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam có quy định: “tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc một quỹ đầu tư chứng khoán”. Chính tỷ lệ khống chế vốn vào các công ty cổ phần ở mức thấp như hiện nay đang trở thành rào cản, khó thu hút vốn được các nhà đầu tư lớn vào các công ty cổ phần. Bởi vì các quỹ đầu tư thường có tiêu chí đầu tư như ngành nghề, số vốn đầu tư vào công ty, quy mô công ty… nếu giới
- 46 -
hạn tỷ lệ thì e công ty không đủ quy mô để các quỹ đầu tư. Chẳng hạn như một quỹ đầu tư có tiêu chí đầu tư vào một công ty ít nhất là 3 triệu USD, tương đương gần 50 tỷ đồng. Như vậy với tỷ lệ khống chế 49%, chỉ có những công ty có số vốn 100 tỷ đồng trở lên mới sẵn sàng bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và số công ty có quy mô to như thế không phải là nhiều. Rõ ràng, các công ty cổ phần đang rất cần vốn, cần công nghệ quản lý tiên tiến, cần đối tác đầu tư chiến lược, nhưng với tỷ lệ khống chế như quy định hiện tại, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam khó dịch chuyển, thị trường chứng khoán cũng sẽ dậm chân tại chỗ. Một sự thay đổi, đó là cái mà các nhà đầu tư và các doanh nghiệp đang chờ. Để khuyến khích hơn nữa dòng vốn đầu tư nước ngoài, cần phải mở rộng tối đa tỷ lệ sở hữu đầu tư nước ngoài tại các ngành nghề, có thể mở room cho nhà đầu tư nước ngoài từ 51-100%. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn trước, do được gia tăng tỷ lệ các nhà đầu tư tổ chức, cả trong nước và nước ngoài.
- Ngoài ra, cần có giải pháp đòn bẫy để kích thích nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán, khuyến khích các công ty tự nguyện ra niêm yết. Giải pháp này sẽ mang lại những lợi ích như sau:
Một khi nhiều doanh nghiệp ra niêm yết, TTCK sẽ sôi động, các doanh nghiệp có điều kiện huy động vốn từ nhiều dạng nhà đầu tư khác nhau để phát triển, có thể cải thiện mức độ tín nhiệm của công ty, huy động vốn vay dễ dàng và rẻ hơn.
Một khi TTCK phát triển ổn định, tạo điều kiện cho cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết mang tính thanh khoản cao, giá bán cổ phần nhà nước sẽ tăng hơn trước.
- Bên cạnh đó, cần tạo phong trào công khai minh bạch tài chính, các công ty niêm yết thông thường được đánh giá cao về ổn định tài chính, cải thiện hình ảnh công ty đối với khách hàng, nhà cung cấp và đây cũng chính là cách khắc phục vấn đề đại diện trong các công ty cổ phần hiện nay.