Ảnh hưởng của dung dịch giải chiết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHIẾT PALAĐI(II) BẰNG TÁC NHÂN PDA VÀ MỘT SỐ AMIN (Trang 30 - 31)

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, công nghệ giải chiết đơn giản hơn nhiều so với quy trình chiết ban đầu. Hiện nay, nhiều nơi người ta còn có thể dùng các dung dịch để giải chiết Pd(II) từ pha hữu cơ như: thiourea, EDTA, hoặc bằng dung dịch axit ban đầu của hệ thống như HCl, HNO3… với các nồng độ khác nhau [33,34].

Hiện nay, chất được dùng nhiều trong hoạt động giải chiết Pd(II) thường là thiourea. Dung dịch thiourea để giải chiết thường được hòa tan từ tinh thể Thiourea bằng chính dung dịch axit của hệ chiết. Ở trong nghiên cứu này, axit sử dụng là HNO3.

Hình 3: Cấu tạo của Thiourea

Trong báo cáo của luận văn, chúng tôi sẽ xem xét một cách sơ bộ khả năng giải chiết của Pd(II) trong dung môi có chứa tác nhân chiết như PDA và các amin bằng dung dịch thiourea 0.1M được hòa tan bằng HNO3 0.01M [34].

Trong hệ hỗn hợp, quá trình giải chiết bằng dung dịch thiourea (CSN2H4 hoặc là (NH2)2CS) hay NH4(CSN) ) có thể xảy ra các phản ứng sau:

Pd2+hc + 2NH4(CSN) ↔ Pd2+.(SCN)2- + 2NH4+ (5)

Khi đó, Pd(II) trên pha hữu cơ đã tạo phức với phối tử cho ion của thiourea của dung dịch giải chiết. Palađi(II) tạo phức với phối tử cho electron

như SCN–... Phức này sẽ tách khỏi pha hữu cơ và tan vào pha nước. Dung dịch sau giải chiết chính là dung dịch Pd(II) cần tách.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của luận văn, dung dịch thiourea dùng để giải chiết nhiều khi chưa có hiệu quả cao đối với một số trường hợp như: nồng độ axit của mẫu Feed tương ứng thấp thì khả năng kết tủa trong pha nước sau giải chiết khá cao, khả năng này có thể do hình thành phức kết tủa:

Pd2+hc + 2NH4(CSN) ↔ Pd(NH4(CSN))2+↓ (6)

Vì phức tạo thành ở trên trong môi trường axit thấp nên dẫn đến hiện tượng kết tủa một phần hay cục bộ. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, kết tủa có thể tan ra một phần hay hoàn toàn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHIẾT PALAĐI(II) BẰNG TÁC NHÂN PDA VÀ MỘT SỐ AMIN (Trang 30 - 31)