Truyện cười – màng lọc “cải tạo” xã hội

Một phần của tài liệu Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam (Trang 45 - 54)

5. Kết cấu của đề tài

3.3. Truyện cười – màng lọc “cải tạo” xã hội

Truyện cười bên cạnh việc tố cáo mạnh mẽ chế độ xã hội phong kiến và

những cái thiện, cái tốt, cái đẹp hay là những kẻ yếu và tìm cách đấu tranh loại bỏ những gì xấu xa.

Do đó, truyện cười đã trở thành một vũ khí lợi hại để cùng với phong trào đấu tranh vũ trang, bạo lực chống lại mọi lực lượng phong kiến, mọi âm mưu thù địch của chúng mang lại niềm tin, lạc quan vào tương lai cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển thay đổi cả “màu da lẫn xác thịt”, cảnh bất công ngày càng giảm bớt, xã hội có xu hướng ngày càng phát triển đi lên trên tiến trình lịch sử tất yếu của cuộc cách mạng không ngừng. Đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần ngày càng được cải thiện. Nhưng truyện cười vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của nó là mua vui, đem lại nụ cười sảng khoái, giải trí cho con người và không ngừng phát triển cả về ý nghĩa phê phán, châm biếm nhưng cũng tùy đặc điểm của từng thời kỳ, từng hoàn cảnh lịch sử để nó vận dụng cho phù hợp. Tuy nhiên truyện cười dù ở thời điểm nào thì nó vẫn mang ý nghĩa mục đích gây cười của nó, làm cho con người có thể lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào tương lai, vào hoạt động lao động sản xuất và chiến đấu.

Tiếng cười luôn đồng hành cùng cuộc sống con người cùng bao thăng trầm của lịch sử, dù đau buồn hay cả lúc vui vẻ nhất tiếng cười cũng có thể trào ra. Cái cười ấy có chất hài, niềm vui, có chất lạc quan sôi nổi hay sâu lắng, có khi (nhiều khi) có cả bi hài lẫn lộn, nhưng đã làm cho nó thêm đa dạng và phong phú. Truyện cười Việt Nam, khi là một thái độ hiền hòa cởi mở, khi là một tâm trạng “tư lự”, bẽ bàng. Cái cười nhiều lần đã là vũ khí đấu tranh, mà cũng đã là lời mời vẫy gọi. Cái cười có thể tôn tạo mà cũng có thể san bằng. Cười có thể giải thoát, là từ chối khổ đau, nhưng cũng có thể để chìm sâu trong xót xa, rầu rĩ. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Nhưng xét về phương diện nào thì tiếng cười Việt Nam vẫn mang một nét độc đáo riêng của một dân tộc gắn liền với đấu tranh chống ngoại xâm và đấu tranh chống giai cấp thống trị. Tiếng cười có khi hồn nhiên, ngay thẳng, bông lơn, trêu đùa chứa chút ngang tàng nghịch ngợm (truyện Trạng Quỳnh) có khi lại gay gắt, bốp chát, tục tĩu để đả kích, châm biếm những bất công, những

tầng lớp thống trị hay bọn ngoại xâm, để rồi qua đó làm cho xã hội càng ngày càng tốt đẹp hơn, công bằng hơn.

Bên cạnh đó truyện cười còn có ý nghĩa giáo dục cao, có tác dụng sửa chữa uốn nắn, con người không phải là thú vật, nhưng cũng không phải là thần thánh. Nếu như bản chất của người lao động là một sự thực, thì tính chất dễ phạm sai lầm của con người cũng là một sự thực không thể nào phủ nhận, vì vậy mà việc họ mắc phải những sai lầm, thói hư tật xấu là không thể nào tránh khỏi, cho nên muốn cho xã hội tiến lên, cũng như phẩm chất người lao động ngày càng thanh cao, trong sáng, tất phải đấu tranh ngay trong nội bộ nhân dân, và truyện cười dân gian đã góp phần làm nhiệm vụ đó. Nếu như thái độ người cười là chế giễu, thì chế giễu ở đây âu cũng là một phương pháp giáo dục có hiệu quả. Hơn nữa việc đưa những thói hư, tật xấu trong nội bộ ra để phê phán còn là một việc dồi dào ý nghĩa: nó chứng tỏ người nông dân xưa không hề có ảo tưởng về mình, về bạn, về giai cấp mình. Những nhân vật trong truyện đã thực hiện qua những lời nói, cử chỉ, hành động trái tự nhiên. Những tính tình, tư cách, tác phong không phù hợp với cái đẹp, với quan niệm đạo đức của người bình dân, cũng như những thói hư tật xấu ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, vì thế đã tổn thương hoặc ít nhiều đến đời sống xã hội, đến sự đoàn kết, hoặc nặng hơn nữa đến danh dự của hàng ngũ đều bị đưa ra chỉ trích thẳng thắn và đích đáng, qua đó đem lại những tiếng cười có giá trị giáo dục mạnh mẽ, giúp con người thấy được cái sai, cái hạn chế của mình để sửa chửa, khắc phục, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp và hoàn thiện.

Hơn thế nữa, truyện cười còn có một ý nghĩa quan trọng nữa là nó giúp con người rèn luyện, mài giũa năng lực và tư duy nhanh nhạy, khả năng sử dụng từ ngữ tiếng Việt thành thạo. Truyện cười không phải ai cũng có thể phát ra tiếng cười được khi mới đọc, có người vừa đọc xong là phát ra tiếng cười giòn, có người phải ngẫm nghĩ một hồi lâu mới cười được, phát hiện ra chỗ

gây cười, để cười đòi hỏi phải có một đầu óc thông minh, một vốn kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt tốt. Vì vậy, truyện cười rất bổ ích trong quá trình đọc hiểu văn bản cũng như trong quá trình học các môn khác, giúp ta phát hiện nhanh hơn, hứng thú hơn với bài học. Từ đó mà nâng cao dần tình yêu tiếng mẹ đẻ, làm giàu cho tiếng Việt.

Hiện nay, truyện cười cũng phát triển một cách mạnh mẽ trên các tờ báo, tạp chí… trong mọi lúc mọi nơi của đời sống xã hội có thể xuất hiện cái cười, tiếng cười làm cho các mối quan hệ xã hội được cải tạo. Tiếng cười làm cho không khí cuộc hội họp sôi động, vui vẻ hơn, giúp cho con người gần lại nhau hơn. Tiếng cười hiện đại có giọng điệu nhẹ nhàng hơn, không còn là giọng điệu đả kích, châm biếm, đấu tranh giai cấp nữa mà thay vào đó là tiếng cười nhằm mục đích phê và tự phê. Đó là tiếng cười chế giễu các thói hư tật xấu của con người như: lười nhác, ỷ lại, tham lam, ích kỷ, … hay đấu tranh chống lại các vấn đề đi ngược lại lợi ích của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: vấn đề ma túy, mại dâm, ô nhiễm môi trường , tham nhũng, buôn bán hàng lậu hàng giả… Tóm lại, truyện cười có giá trị thanh lọc tâm hồn con người, làm cho con người trở nên tốt hơn, đồng thời nó còn hướng con người tới những điều tốt đẹp và góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – đó chính là giá trị nhân sinh lớn lao.

KẾT LUẬN

Một truyện cười dân gian Việt Nam luôn luôn vận động phát triển và có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, giữ gìn và phát triển những giá trị tinh thần tốt đẹp của con người. Cùng với sự phát triển của lịch sử, kinh tế, xã hội, truyện cười dân gian Việt Nam càng ngày càng phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng, cả về nội dung cũng như hình thức. Nội dung của truyện cười ngày càng được mở rộng và phát triển qua chiều sâu đời sống nội tâm của con người. Nó phản ánh một cách hài hước, sâu sắc những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… của cuộc sống. Từ việc phản ánh những thói hư tật xấu của con người, những bất công trong xã hội có giai cấp, truyện cười dần khai thác thế giới bên trong của con người. Đó không còn là những mâu thuẫn giai cấp nữa mà chủ yếu là các vấn đề gây bất ổn cho xã hội, đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và lợi ích nhân dân, đối tượng đả kích, châm biếm, nhân vật chính của truyện cười không còn là kẻ thù giai cấp mà là kẻ thù của chính mình, ngay bên trong của con người. Nội dung phản ánh thay đổi đòi hỏi hình thức biểu hiện cũng phát triển theo, truyện cười dân gian Việt Nam không chỉ có mục đích mua vui mà còn là vũ khí sắc bén để đả kích, châm biếm chế độ phong kiến, thực dân xâm lược – xã hội người bóc lột người, đầy bất công; nó vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc vừa có ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Như vậy, truyện cười đã đem lại cho con người những nụ cười tươi vui thoải mái, giúp cho con người thêm yêu thêm tin cuộc sống hơn.

Không chỉ vậy truyện cười dân gian Việt Nam mang nét độc đáo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếng cười luôn đồng hành cùng cuộc sống con người cùng bao thăng trầm của lịch sử, dù đau buồn hay cả lúc vui vẻ nhất tiếng cười cũng có thể trào ra. Cái cười ấy có chất hài, niềm vui, có chất lạc quan sôi nổi hay sâu lắng, có khi (nhiều khi) có cả bi hài lẫn lộn, nhưng đã làm cho nó thêm đa dạng và phong phú. Cái cười Việt Nam, khi là một thái độ

hiền hòa cởi mở, khi là một tâm trạng “tư lự”, bẽ bàng. Cái cười nhiều lần đã là vũ khí đấu tranh, mà cũng đã là lời mời vẫy gọi. Cái cười có thể tôn tạo mà cũng có thể san bằng. Cười có thể giải thoát, là từ chối khổ đau, nhưng cũng có thể để chìm sâu trong xót xa, rầu rĩ. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Nhưng xét về phương diện nào thì tiếng cười Việt Nam vẫn mang một nét độc đáo riêng của một dân tộc gắn liền với đấu tranh chống ngoại xâm và đấu tranh chống giai cấp thống trị. Tiếng cười có khi hồn nhiên, ngay thẳng, bông lơn, trêu đùa chứa chút ngang tàng nghịch ngợm có khi lại gay gắt, bốp chát, tục tĩu để đả kích, châm biếm những bất công, những tầng lớp thống trị hay bọn ngoại xâm.

Cùng với truyện cổ tích, truyện cười dân gian đứng về phía lẽ phải, về phía chính nghĩa chống lại cái vô lí, cái phi nghĩa. Truyện cười dân gian từ xưa truyền lại vẫn có vẫn có giá trị hiện đại. Ngày nay, tiếng cười trào phúng, đả kích đang có tác dụng trong cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc và tay sai, kẻ thù của nhân dân và đang góp phần vào việc phê bình nội bộ trong hành ngũ nhân dân.Và những kinh nghiệm cũng như thành tựu của truyện cười dân gian rất có ích đối với chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Chính (1987), Tiếng cười dân gian Việt Nam, Nxb. Khoa học và công ty phát hành sách Đồng Tháp

2. Nguyễn Xuân Kính (1995), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb. Khoa học xã hội

3. Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học

dân gian Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo dục

4. Vũ Ngọc Khánh (2003), Hành trình vào xứ sở cười, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng

5. Vũ Ngọc Khánh (1994), Truyện tiếu lâm, Nxb. Văn hóa thông tin

6. Vũ Ngọc Khánh ( 1997), Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, Nxb Giáo dục

7. Đinh Gia Khánh (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục 8. Lữ Huy Nguyên ( 2010 ), Truyện cười dân gian Việt Nam- truyện tiếu

lâm và các Trạng- Nxb Văn học

9. Lê Chí Quế, Văn học dân gian( viết chung với Nuyễn Hùng Vĩ, Võ Quang Nhơn ), Nxb Giáo dục chuyên nghiệp, H.,1990

10. Hoàng Tiến Tựu (1983 ), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy –

nghiên cứu văn học dân gian- Nxb Giáo dục

11. Đỗ Bình Trị- Văn học dân gian, tập 1-Nxb Giáo dục, 1991

12. Đỗ Bình Trị- Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt

Nam. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I, 1978

13. Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả biên soạn )

Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 1:Văn học dân gian. Giáo trình ĐH sư

14 .Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi- Từ điển thuật ngữ văn học - Nxb Giáo dục , 2005

15. Trương Chính- Tạ Phong Châu- Tiếng cười dân gian Việt Nam - NXB KHXH. 1979

16. Tuyển tập truyện cười dân gian Việt Nam_Nxb.TH.Đồng Nai_2005 17. Truyện cười dân gian Việt Nam. Nhiều soạn giả. Nxb Văn học. Hà Nội_1964

Mục lục

MỞ ĐẦU...1

1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài...1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...4

3.1. Đối tượng...4

4. Phương pháp nghiên cứu...5

5. Kết cấu của đề tài...6

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chúng tôi kêt cấu gồm có ba chương sau:...6

NỘI DUNG...7

CHƯƠNG 1...7

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM ....7

1.1 Khái niệm truyện cười ...7

Truyện cười hình thành từ trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam, nhưng nở rộ thực sự là vào giai đoạn suy vong của nó. Ở nước ta đó là khoảng thế kỉ XVII-XVIII, truyện cười là một hình thức đặc biệt phản ánh hiện thực bằng sự phê phán thông qua tiếng cười. Tiếng cười đơn giản nhất là tiếng cười nảy sinh từ sự phát hiện những mâu thuẫn xã hội, xã hội nào về mặt chính là phản động thì về mặt mỹ học là cái hài kịch. Khác với truyện ngụ ngôn là phản ánh sự vươn lên không ngừng của tư duy trong việc nhận thức xã hội loài người, thì truyện cười là sản phẩm của trí tuệ, luôn luôn phát hiện ra những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong xã hội đó. Truện cười nói một cách ngắn gọn hơn có thể được định nghĩa như sau:...7

1.1.1 Vị trí của truyện cười trong nền văn học dân gian...7

1.1.2. Phân loại truyện cười...9

1.2 Hiện thực lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam...11

CHƯƠNG 2...14

BỨC TRANH XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM TRONG TRUYỆN CƯỜI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG...14

2.1. Bộ máy cai trị thối nát...14

2.1.1 Sự bạc nhược của các bậc “phụ mẫu”...14

2.2. Bộ mặt thật của các tầng lớp trên trong xã hội...26

2.2.2 Sự xuống cấp của đạo đức và các giá trị truyền thống...31

2.3 Những thói hư tật xấu trong đời sống quần chúng nhân dân...37

GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN CƯỜI TRONG SỰ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC

XÃ HỘI...40

3.1. Sự nhận thức của nhân dân về thực trạng xã hội...40

3.2. Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân...42

3.3. Truyện cười – màng lọc “cải tạo” xã hội...45

KẾT LUẬN...49

Một phần của tài liệu Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w