Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân

Một phần của tài liệu Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu của đề tài

3.2. Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân

Trong kho tàng văn học truyền miệng của ta, truyện cười chiếm một khối lượng không nhỏ sau tục ngữ và ca dao. Bộ phận văn học này phát triển không ngừng qua các thời đại, nó phản ánh khá rõ nét con người và xã hội lúc bấy giờ... Truyện cười chế giễu cái xấu, cái đần độn ngốc nghếch, thói ba hoa, hợm hĩnh, đanh đá chua ngoa cũa một số người. Ngoài ra, nó còn là thứ vũ khí mà tầng lớp thấp cổ bé họng, dùng để đả kích bọn sâu dân mọt nước, chuyên dùng cái quyền lực của mình ra sức bóc lột,áp bức nhân dân. Cho nên ngoài tính cách giải trí, truyện cười còn mang chức năng chống áp bức bốc lột.

Trước hết, truyện cười có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân phong kiến và tay sai, bênh vực cho quyền lợi của nhân dân. Như chúng ta đã biết, truyện cười không chỉ có mục đích mua vui mà còn có mục đích đả kích, châm biếm sâu sắc những thói bịp bợm, ranh ma, những cảnh áp bức, bóc lột trong xã hội. Nó vạch trần bộ mặt thật của chế độ thực dân nửa phong kiến cùng với những lễ giáo, hủ tục lạc hậu. Đồng thời, nó bênh vực cho những cái thiện, cái tốt, cái đẹp hay là những kẻ yếu và tìm cách đấu tranh loại bỏ những gì xấu xa, “rác rưởi”, “những cặn bã trong xã hội”, nhằm kích thích, làm sống dậy cái trí nhớ về những giá trị cao (chân, thiện, mỹ), sỉ nhục sự ngu dốt, thấp hèn. Bằng cách tống tiễn mọi cái lỗi thời “vào vương quốc bóng tối” (Sê đrin), châm biếm bảo vệ cái tích cực, bảo vệ sự sống chân chính.

Do đó, truyện cười đã trở thành một vũ khí lợi hại để cùng với phong trào đấu tranh vũ trang, bạo lực chống lại mọi lực lượng đế quốc phong kiến, mọi âm mưu thù địch của chúng mang lại niềm tin, lạc quan vào tương lai cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển thay đổi cả “màu da lẫn xác thịt”, cảnh

bất công ngày càng giảm bớt, xã hội có xu hướng ngày càng phát triển đi lên trên tiến trình lịch sử tất yếu của cuộc cách mạng không ngừng. Xã hội Việt Nam đặc biệt ở giai đoạn thế kỷ XX trở đi liên tục phát triển cùng với các thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân. Đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần ngày càng được cải thiện. Truyện cười vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của nó là mua vui, đem lại nụ cười sảng khoái, giải trí cho con người và không ngừng phát triển cả về ý nghĩa phê phán, châm biếm nhưng cũng tùy đặc điểm của từng thời kỳ, từng hoàn cảnh lịch sử để nó vận dụng cho phù hợp. Tuy nhiên truyện cười dù ở thời điểm nào thì nó vẫn mang ý nghĩa mục đích gây cười của nó, làm cho con người có thể lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào tương lai, vào hoạt động lao động sản xuất và chiến đấu.

Như Séc-nư-sép-xki đã nói: “Cái xấu là cái căn nguyên và bản chất của cái lố lăng”. Tiếng cười phê phán bao giờ cũng có một ý nghĩa xã hội và hướng vào mục đích đấu tranh xã hội. Hay theo như Ănghen đã nhận định: “ Các sáng tác dân gian truyện cười không những có tác dụng giải trí người nông dân, nhưng nó còn có tác dụng làm sáng tỏ tinh thần của anh, làm cha anh có ý thức về sức mạnh, về quyền lợi, quyền tự do của mình”[13;135]. Tiếng cười phê phán là một hành động xã hội chông lại bất cứ cái gì trái với nếp sống bình thường, với nhũng tập quán của xã hội, tố cáo bất cứ cái gì ngược với tính chất sinh động của cuộc sống con người. Có một điều đáng chú ý là người cười nhận thức rõ được cái trái ngược, cái buồn cười mà kẻ bị cười không có ý thức, không nhận thức được.

Xưa nay, trong các tác phẩm văn học, truyện cười vẫn luôn là vũ khí đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, nhằm mục đích phản ánh thái độ bất bình, và sự đấu tranh chống lại giai cấp thống trị - tầng lớp trên. Đó là một xã hội đầy bất công, một chế độ người bóc lột người, trong đó sự sung sướng của kẻ

này xây dựng trên đau khổ của người khác. Đó cũng là một cách thể hiện ý thức về kẻ thù của giai cấp, ý thức về con người và về xã hội của nhân dân. Còn Héc đen thì cho rằng tiếng cười có ý nghĩa san bằng các điều kiện xã hội. Còn theo Rich- tơ thì : “Truyện cười thường làm cho các hạng to đầu trong xã hội nhỏ lại, và đề cao các hạng người thấp kém”[13;136]. Chúng ta thấy thêm rằng trong xã hội phong kiến của nước ta ngày trước lấy nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, giai cấp thống trị muốn giữ cho mình một uy thế, một hình thức đạo mạo nghiêm trang, cho nên chúng rất sợ tiếng cười. Nhân dân ta cũng nhận thức được điều đó một cách rõ ràng, vì vậy mà họ đã dùng truyện cười đả kích, chống đối lại giai cấp thống trị. Làm thế nào để có thể cười được giai cấp thống trị là một trong những yêu cầu chủ yếu của truyện cười. Cười lên một tiếng thì không khí trang nghiêm mà mà bọn thống trị cố gắng duy trì sẽ bị tan vỡ. Cười lên một tiếng là một dịp để thấy mình ít ra cũng ngang hàng với những kẻ vẫn đè đầu cưỡi cổ mình, cười lên cũng là một dịp mình có thể đắc thắng được chúng. Vì vậy mà tiếng cười chính là thứ vũ khí mà kẻ yếu, kẻ bị trị hay dùng hơn là kẻ mạnh, kẻ thống trị.

Như chúng ta đã biết trong giai đoạn lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, giai cấp thống trị trong thời kì suy vong không chịu rời bỏ vị trí của nó, mà trái lại chúng còn cố bám lấy địa vị, cố gắng duy trì trật tự cũ, tỏ ra rằng mình vẫn giữ vai trò quan trọng và có ích cho xã hội. Chính vì thế mà nó đã trở thành một vai hề trên sân khấu xã hội. Do đó mà truyện cười ở đây đã góp một phần vào việc đánh đỗ nó để làm cho lịch sử tiến lên, chuyển sang một trang mới. Tiếng cười vì thế mà có ý nghĩa xã hội sâu xắc.

Những cái lỗi thời, cái xấu xa không phải chỉ tìm thấy được trong giai cấp bốc lột, mà còn có thể tìm thấy trong hàng ngũ nhân dân lao động. Khi mà cuộc sống ngày càng phải thay đổi và phát triển, vậy mà những tập tục cũ vẫn

cứ níu giữ con người ta lại, kìm hãm sự phát triển về văn hóa cũng như kinh tế xã hội. Hơn nữa trong xã hội cũ khi mà ý thức hệ chính thống của thời đại là ý thức hệ của giai cấp thống trị, thì nhân dân một mặt đấu tranh chống giai cấp bốc lột, một mặt vẫn cứ chịu ảnh hưởng xấu xa của nó. Cho nên truyện cười có thể tìm thấy những đối tượng trong hành vi nào đó, của một số người trong hàng ngũ nhân dân lúc bấy giờ để phê phán. Chính vì vậy cho nên truyện cười luôn có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ, không chỉ là đấu tranh chống giai cấp bốc lột, mà còn đấu tranh trong nội bộ nhân dân.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, truyện cười vẫn cần vang lên để góp phần tiêu diệt cho bằng hết những tàn dư của chế độ cũ thường kéo dài cuộc sống vô lí của chúng. Vả lại trong xã hội chủ nghĩa mỗi hiện tượng có sự phát triển của nó trên con đường tiến lên không ngừng của nhân loại, cái tiên tiến hôm qua không tất nhiên là cái tiên tiến hôm nay, hay cái tiên tiến hôm nay có thể trở thành cái lỗi thời ngày mai. Sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới không bao giờ hết được trong đời sống của chúng ta. Cho nên hiện tượng mang tính nội tại thường là cơ sở của truyện cười. Có thể thấy rằng nhân dân ta ngày xưa đã biết sử dụng truyện cười như một vũ khí, và với các truyện cười của mình, họ đã đánh và đã thắng giai cấp thống trị, cũng như những cái xấu xa ở trong xã hội. Xét cho kĩ, xã hội cũ là một tấn bi kịch lớn và đó còn là một tấn hài kịch lớn. Xã hội cũ luôn chứa đầy những mâu thuẫn phức tạp. Nhưng tác giả dân gian đã nhìn thấy một cách sâu xắc những mâu thuẫn ấy, đó là những mâu thuẫn sẽ đưa chế độ xã hội ấy đến chỗ diệt vong, suy tàn, thông qua những tiếng cười dòn giã của mình.

Một phần của tài liệu Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w