Sự nhận thức của nhân dân về thực trạng xã hội

Một phần của tài liệu Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu của đề tài

3.1. Sự nhận thức của nhân dân về thực trạng xã hội

Trong cuộc sống, nhiều khi người ta cần phải cười – đó như là một liều thuốc tinh thần, một cách giải trí không tốn tiền mà đem lại hiệu quả rất cao cho con người. Tiếng cười thoát ra giải tỏa mọi căng thẳng, tâm trạng u uất, bực bội hay những phiền muộn trong lòng. Thay vào đó là tinh thần sảng khoái, thoải mái, tự tin vào chính mình, tin tưởng vào cuộc sống và sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới, những khó khăn thách thức tiếp theo. Khi ấy con người có thể dễ dàng tha thứ cho nhau những sai sót, nhất là các mối quan hệ xã hội được mở rộng, con người xích lại gần nhau thêm. Kết quả mang lại là sự nhanh nhạy, sáng tạo, linh hoạt là con người sau khi được giải tỏa tâm lý. Trong truyện cười dân gian Việt Nam, hệ thống những câu chuyện kể với mục đích mua vui chiếm một tỷ lệ nhỏ so với truyện cười đả kích, châm biếm. Những câu chuyện cười chỉ để mà cười, không có ý nghĩa xã hội sâu sắc hay còn gọi là truyện khôi hài đơn giản. Nó không tạo ra chỉ để giải trí đơn thuần mà thôi, cũng có những chuyện cười vào những thói hư tật xấu của con người như: tính sợ vợ, tính lười biếng, tính tham ăn,…Trong những điều kiện nhất định thì những sự vụng về, những thiếu sót về hình dáng bên ngoài, những sự ngẫu nhiên vô lý … dều có thể là một sự gợi ý, lời nhắc nhở nhẹ nhàng giúp người ta sửa chửa dần những thói quen, những tật xấu để sống tốt hơn trong xã hội, ngoài ra nó không tố cáo một cái gì lạc hậu, xấu xa, phản động. Truyện cười này đặt ra để mua vui, giải trí.

Truyện cười đã phản ánh thực trạng của xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến – xã hội đầy rẫy những cảnh bất công mà như Vũ Trọng Phụng đã nói đó là “xã hội chó đểu”. Một xã hội có phân chia giai cấp, có áp

bức bóc lột, khắp nơi trong xã hội “cảnh kẻ ăn không hết, người lần không ra” và sự phân chia giàu nghèo rất rõ. Trong cái xã hội ấy, tình cảnh khốn khó của người dân lao động đến mức thê thảm. Họ bị bóc lột đến tận xương tận tủy, đến manh áo mặc cũng vá chằng chịt, cơm cũng không đủ ăn,…Còn những tầng lớp trên thì sao? Cuộc sống “ngồi mát ăn bát vàng”, tiền cho vay nặng lãi, tiền thu tô cao thuế nặng,…chúng vơ vét bao nhiêu của cải trong nhân dân đưa về chiếm đoạt làm của riêng. Cái xã hội bất công ấy đã được truyện cười phản ánh vào trong từng câu chuyện cười. Dù nó không phải là miêu tả tỉ mỉ hay kể lại mà truyện bao giờ nó cũng phản ánh hiện thực. Nhất là hiện thực xã hội giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII chế độ phong kiến càng trên dốc thẳm của sự suy vong, những bản chất sâu xa bấy lâu được bộc lộ sâu sắc và rõ ràng. Những mặt xấu, mặt ác hiện nguyên hình cái “đạo đức giả” của vỏ bọc bề ngoài của tầng lớp thống trị. Hiện thực càng phức tạp, xã hội càng thối nát, mục ruỗng thì truyện cười càng phát triển cả số lượng và chất lượng . Truyện cười tố cáo, đả kích mạnh mẽ hơn. Truyện cười mang tính giai cấp, đứng trên lập trường của giai cấp nông dân nói riêng và người lao động nói chung, tác giả dân gian sáng tác truyện cười nhằm góp phần trong cuộc đấu tranh giai cấp, đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ thống trị có giai cấp. Tác giả dân gian sáng tác ra truyện cười, chủ yếu nhằm mục đích đả kích phê phán bọn thực dân, phong kiến và tay sai của chúng cho nên truyện cười đã thấm đẫm trong nó một tư tưởng, quan điểm lập trường của giai cấp nông dân. Họ đã ý thức tiến bộ về kẻ thù của giai cấp mình – kẻ đã gây ra đau thương cho họ. Đó là chế độ phong kiến. Họ sáng tác truyện cười để cười nhạo, báng bổ, đập phá vào mọi ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, đánh vào những hủ tục lạc hậu của tôn giáo phong kiến không hợp thời nữa và đả kích những áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị. Nó phản ánh quy luật phát triển tất yếu của lịch sử:

chế độ phong kiến ắt phải sụp đổ để nhường cho xã hội mới tiến bộ hơn – xã hội không phân chia giai cấp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w