5. Kết cấu của đề tài
2.3 Những thói hư tật xấu trong đời sống quần chúng nhân dân
Bên cạnh những truyện đả kích vào giai cấp thống trị, thì vẫn có những truyện phê phán mặt tiêu cực trong đời sống nhân dân, cũng có ý nghĩa đấu tranh xã hội mạnh mẽ. Tiếng cười hài hước ở trong những truyện này chống lại mọi thái độ, mọi hành động có hại cho xã hội. Những thói xấu như: tham ăn, lười biếng, biển lận, khoác lác khoe khoang…là sản phẩm của xã hội có giai cấp, nhưng không phải là độc quyền của giai cấp thống trị. Nhiều người lao động trong quần chúng lao động ngày trước cũng mắc những thói xấu ấy vì nhiễm phải ảnh hưởng của giai cấp thống trị. Những truyện như : Kén rể lười, Lấy vợ sẵn, Trả lời vắn tắt, Lợn cưới, Áo mới, Mười voi chẳng được bát nước sáo…. Đều lấy đề tài trong sinh hoạt của nhân dân và có tác dụng châm
biếm sâu sắc . Trong truyện Lấy vợ chữ sẵn, anh chàng lười tuổi đã lớn, bằng tuổi anh người ta đã có con cái và một gia đình đàng hoàng, còn anh suốt ngày chỉ biết ngủ thôi. Đến khi bạn anh hối thúc anh lấy vợ thì anh trả lời: “Vâng, anh nói thật đúng. Tôi rất muốn lấy vợ. Nhưng anh có thể tìm chi tôi một người đàn bà chữa sẵn rồi, được không” . Thật là người không còn ai lười hơn, đến
nỗi không làm việc, chỉ biết hưởng, “ăn” trên mồ hôi nước mắt của người khác, lười tới mức lấy vợ chỉ muốn vợ chữa sẵn. Chàng lười này chẳng khác gì anh chàng trong truyện Nằm chờ sung rụng. Hay khi người ta cười những thoi hư tật xấu của con người trái với công lý của cuộc sống, trái khoe với luân lí xã hội, không phù hợp với quan niệm đạo đức bình dân, người ta cười trước cái lúng túng của cặp vợ chồng nhà nọ đang ăn vụng thì lại gặp nhau trong
Tao mừng quá, người ta cười trước cảnh anh “lợn cưới” lại gặp anh muốn
khoe cái áo mới mà mình mới mua trong Aó mới, lợn cưới, người ta cười tính keo kiệt quái gở trong Đi học hà tiện, Anh keo kiệt ngã sông, cười những thói kén rễ kì quặc: Vừa buồn vừa sợ, Tài ăn cứt chó…, người ta chế giễu xâu cay anh dốt đặc mà hay lên mặt dạy chữ Tràng cảnh tác đại thanh, người đọc cười
một kẻ khoác lác, lừa bịp mọi người trong Củ khoai và cái cân, Quả bí và cái
sanh, Con rắn vuông…..
Hay khi người ta cười tính keo kiệt, chẳng hạn như truyện Thà bị rang
khô, tên keo kiệt trong truyện chỉ vì tham lam đồng tiền của một đứa bé đánh
rơi, vì muốn lấy được, nhất định lấy cho được đồng tiền ấy. Hắn “vội vàng nhét đồng tiền vào mồm” rồi “hắn vội nuốt đồng tiền” khi đứa bé đòi nhưng lại mắc ngay ở cuống họn. Thật là tội nghiệp cho hắn, chỉ vì một đồng tiền mà phải bán rẻ lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm của mình. Để phải trả giá cho lòng tham ấy bằng cả tính mạng của mình và ngàn đời sau còn kể mãi về cái chết của tên keo kiệt này. Tiếng xấu còn dơ ngan năm sau, con cháu của lão biết giấu mặt đi đâu. Mà không chỉ dừng lại ở đó, gần chết hắn gọi các con lại hỏi: cha chết thì chôn thế nào. Ta cứ tưởng hắn quan tâm đến mồ yên mả đẹp là chuyện thường tình của người sắp đi xa, hợp với lẽ tự nhiên. Không ngờ hắn lại lắc đầu ngầy ngậy khi đứa con lớn nói sẽ mua cho cõ quan tài lớn, mời hòa thượng và đạo sĩ cầu kinh. Còn đứa con út hiểu lòng cha, hắn nói: “Sau
khi cha chết chúng con phải học theo cha, con sẽ bỏ cha vào chảo luộc, rồi xẻo thịt giả làm thịt la đem bán”, hắn nghe xong vui mừng khôn xiết. Vẫn chưa
xong, vừa nhắm mắt hắn nói: “Lúc xẻo thịt nhất định phải chú ý lấy một đồng
tiền mắc trong cuống họng của cha nhé”, hắn mới chịu nhắm mắt chết hẳn.
Đến lúc sắp hồn lìa khỏi xác, lúc con người thoát mọi tính toán, mọi mưu toan của cuộc sống để về với cõi yên tĩnh, vĩnh hằng, người ta muốn trăng trối những lời tốt đẹp cho con cháu,quý trọng giây phút thiêng liêng ấy thì hắn lại chỉ chăm chăm một việc nhớ nhắc đến một đồng tiền trong cổ họng. Đặc biệt là sau khi chết, nghe Diêm Vương quyết định trừng phạt tội tham lam quá đáng của hắn bằng cách bỏ vào vạc dầu thì hắn vội quỳ xuống nói: “Thưa
rang khô trong chảo!”. Tiếng cười chua chát, cay đắng tận cổ họng bởi một
thói tham lam, keo kiệt tới tột cùng của lão. Thật hết chỗ nói.
Người ta còn cười trước hành động của một anh chồng tham ăn, hễ ngồi vào mâm là chúi mũi ăn, không nghĩ đến ai cả, luôn làm vợ xấu hổ thay. Vì vậy mà hôm nhà bố vợ có giỗ, chị vợ mới nghĩ một cách là buộc dây chân chồng, và dặn khi nào chị dật dây mới được ăn, nhưng không may có con gà đi qua vướng phải, thế là anh chồng được bữa làm tới trong Được một bữa thả
cửa. Chúng ta còn cười những kẻ chuyên đi bắt chước học theo người khác
một cách máy móc, mà không nhận thức được hành động của mình. Đó là tiếng cười của một anh ngốc làm theo lời vợ bắt chước những hành động của ông lý khi ăn, hễ ông lý làm gì anh ta phải làm theo, cho đến khi bó tay Theo sao kịp ngoài ra còn có những truyện có nộ dung tiêu biểu như: Mua kính, Dạy vợ, Nhất bên trọng, nhất bên khinh... Hoặc bắt gặp một anh chàng ngu ngốc,
nghênh ngang và đãng trí mà lại đi ăn trộm Ăn trộm thật thà, Ăn trộm và cọp
rình nhà... Hoặc là một anh lính gửi tiền và thư cho vợ nhưng lại quá cảnh giác
đến mức không viết bằng chữ thường, mà lại vẽ bằng bốn con chó, một cái bát quái, hai con dê và một cái chũm chạc trong Bức thư lạ , có khi người ta còn cười cái tính đãng trí hay quên của một anh chàng, hễ làm việc xong là quên nấy như: Còn gì bằng, Nó lấy mất cày, Mất bò… để rồi từ đó làm cho người đọc phải bật lên cười về những hành động của anh ta.
Người ta còn cười chảy ra nước mắt, trước thói quen xấu hay ngủ ngày của anh kia, vì thói xấu của mình, mà anh bị bạn bè trêu, cạo trọc cả đầu, khiêng bỏ vào chùa mà không hay biết gì cả, để khi tỉnh dậy băn khoăn tự hỏi mình: “Ta hay sư, sư hay ta? Trong Ta hay sư”, hoặc cười trước sự rởm đời của một anh đánh đàn bầu rất dở, nhưng lại cúa tưởng mình hay, đã làm cảm động người hàng xóm Tiếng đàn bầu. Qua đó, truyện châm biếm, đả kích mạnh mẽ vào những thói hư tật xấu của con người.
CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN CƯỜI TRONG SỰ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC XÃ HỘI