Nhận xét công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty DCTT DELTA (Trang 53 - 66)

Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời, bộ máy kế toán đã được tổ chức hợp lý gọn nhẹ, hoạt động có nề nếp, phân công phân nhiệm rõ ràng, đã vận dụng máy tính vào công tác kế toán.

Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng do đó tổ chức hạch toán kế toán phù hợp nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, độc lập. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán NKCT, đây là hình thức tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế toán của công ty hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Phòng kế toán được tổ chức với cơ cấu 8 nhân viên do đó công việc kế toán được phân bổ đều cho kế toán viên , các kế toán viên được chuyên môn hoá đảm bảo nguyên tắc kế toán là không kiêm nhiệm. Đặc điểm tại công ty hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 85% hoạt động kinh doanh do đó có kế toán ngân hàng riêng.

3.1.1. Nhận xét công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. thành sản phẩm.

Công ty có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất theo đơn hàng, đồng thời việc sản xuất được phân đến từng phân xưởng khác nhau theo lệnh sản xuất chính vì vậy việc tập hợp CPSX theo từng đơn hàng là hợp lý. Nhưng bên cạnh đó còn chưa theo dõi chặt chẽ CPSX phát sinh tại PXSX.

Trong quá trình tập hợp CPSX, công ty đã sử dụng cả phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Đối với CPNVL và CPNCTT thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp tức là tập hợp CPSXC cho toàn công ty cuối tháng phân bổ theo từng đơn hàng theo tiêu thức CPNCTT ( chi phí tương đối ổn định đối với từng đơn hàng ). Công ty xác định đối tượng tập hợp CPSX theo từng đơn hàng, ở mỗi đơn hàng có nhiều chủng loại mẫu mã kích cỡ khác nhau tuy nhiên quy trình công nghệ sản xuất như nhau do đó tính giá thành bình quân sản phẩm là phù hợp.

Quản lý NVL theo định mức đảm bảo chặt chẽ. Trong quá trình sản xuất luôn đảm bảo cung cấp kịp thời. Công ty không tiến hành tập hợp NVL chính, phụ, nhiên liệu riêng biệt mà chỉ tập hợp NVL trực tiếp, vật liệu rẻ tiền thì được tập hợp vào TK153. CCDC cũng được theo dõi vào TK153 nhưng tài khoản này lại không được theo dõi chi tiết theo tiểu khoản. Chi phí nhân công được tập hợp theo đơn hàng và tính theo sản lượng sản phẩm hoàn thành. Tuỳ thuộc vào từng loại bóng mẫu mã kích thước yêu cầu mức độ giản đơn hay phức tạp mà có đơn hàng tiền lương khác nhau. Việc tập hợp chi phí nhân công được tập hợp cho từng đơn hàng. Việc áp dụng trả lương theo sản phẩm đạt được mục tiêu, chất lượng và năng suất lao động, đảm bảo thu nhập của công nhân, khuyến khích khả năng lao động, ý thức tiết kiệm trong SXKD. CPSXC tập hợp cho toàn công ty sau đó phân bổ cho từng đơn hàng.

Do đặc điểm sản xuất nên công ty DCTT DELTA không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. CPSX dở dang cuối kỳ là số dư tại phiếu tính giá thành theo từng đơn hàng. Để tính giá thành tại công ty áp dụng phương pháp tính giá theo đơn hàng. Đây là phương pháp phù hợp đặc điểm SXKD của công ty.

Trên đây là những nhận xét chung nhất về công tác tổ chức kế toán chung và kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành nói riêng ở công ty DELTA tôi thấy còn có những tồn tại nhưng không đáng kể. Những góp ý sau mang

tính chất gợi ý nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.

3.2.Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty DCTT DELTA.

* Ý kiến 1: Về việc sử dụng TK 152 và TK 153.

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì đối với NVL chính và NVL phụ, nhiên liệu phụ thay thế được theo dõi trên TK 152 – NVL.

Việc theo dõi tách biệt tiện theo dõi và quản lý từng loại vật tư. Còn TK153 dùng để theo dõi CCDC. Nhưng hiện nay tại công ty DCTT DELTA công việc hạch toán NVL phụ và NVL chính xuất dùng đều được phản ánh TK153 trên thực tế hạch toán NVL phụ.

- Khi mua NVL phụ Nợ TK153

Nợ TK133 ( 1 ) ( thuế VAT phải nộp ) Có TK 111, 112, 331, 311… - Khi xuất dùng.

Nợ TK 621, 627 Có TK 153.

Thực tế việc theo dõi như vậy không hề làm ảnh hưởng đến tính chính xác của tổng chi phí và giá thành đơn vị của từng đơn hàng mà chỉ ảnh hưởng đến tính chính xác của loại tài sản NVL ( 152 ) và tài sản công cụ dụng cụ ( 153 ) trong bảng cân đối kế toán

Do CPNVL chiếm từ 65 – 90% trong tổng chi phí tuỳ vào từng loại bóng trong đó 70% CPNVL chính, 30% CPNVL phụ. Chính vì thế để theo dõi được chính xác hơn và thuận tiện cho công tác quản lý, kế toán nên theo dõi NVL phụ trên TK152 và TK 152 mở chi tiết cho từng loại như sau:

TK 1521: Nguyên vật liệu chính ( như cao su, da phủ PU, vecsi…) TK 1522: Nguyên vật liệu phụ ( chỉ may, mực in…)

TK 1523: Nhiên liệu.

Khi nghiệp vụ kế toán về NVL phụ phát sinh trong tháng kế toán ghi:

Khi mua: Nợ TK 152 ( 2 )

Nợ TK 133 ( 1 )

Có TK 111, 112, 331, 311… Khi xuất dùng: Nợ TK 621, 627 ( 2 )

Có TK 152 ( 2 )

Còn công cụ dụng cụ theo dõi trên TK 153

Do vậy bảng phân bổ NVL và CCDC có mẫu sau ( biểu 19 )

Công ty cũng nên theo dõi đồng thời cả CPNVL theo đơn hàng kết hợp theo dõi NVL sử dụng tại PXSX. Việc theo dõi này giúp cho quản lý theo dõi tình hình sử dụng NVL được tốt hơn.. Biểu 19 Bảng phân bổ NVL công cụ dụng cụ Tháng……năm……. T T Ghi có các TK TK 152 TK 153 152.1 152.2 152.3 Cộng 152 153.1 153.2 153.3 153.8 Cộng 153 I. II. III IV TK 621 Đơn hàng TK 627 TK 412.1 TK 642 TK 632 Tổng cộng

Làm như vậy TK 621 theo dõi chi tiết cho từng loại NVL, từng đơn hàng. TK 152 được theo dõi chi tiết cho từng loại NVL. Việc theo dõi này cũng không phức tạp hơn bởi kế toán dựa vào lệnh sản xuất và định mức vật tư tại đó đã có đơn vị nhận lệnh và trong tháng nếu có phát sinh việc cấp thêm vật tư do bộ phận sử dụng gửi lên do đó lấy làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

Ưu điểm:

- Áp dụng đúng thông lệ hạch toán NVL, công cụ dụng cụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo dõi chi tiết các loại NVL và công cụ dụng cụ để quản lý tốt.

* Ý kiến 2: Về việc tập hợp chi phí sản xuất chung.

Hiện nay công ty DCTT DELTA tập hợp CPSXC cho toàn công ty. Sau mỗi tháng tiến hành phân bổ sản xuất đến các đơn hàng theo tiêu thức NVL chính.

Dùng tiêu thức phân bổ là CPNCTT là hợp lý vì CPNCTT cho từng đơn hàng là tương đối ổn định tổng chi phí sản xuất, do đó sẽ làm cho phân bổ chi phí sản xuất được chính xác.

Nhưng để theo dõi sát xao hơn các khoản CPSXC kế toán nên theo dõi tập hợp CPSXC cho toàn phân xưởng sản xuất. Cuối tháng phân bổ chi phí sản xuất cho các đơn hàng được sản xuất tại phân xưởng sản xuất đó. Khi phân bổ ta dùng chỉ tiêu NVL chính được xuất dùng cho phân xưởng.

Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung tại phân xưởng Tổng chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng CPSXC của 1 đơn hàng = Tổng CPSXC của đơn hàng đó ở PXSX. Trong đó: CPSXC của đơn hàng tại PXSX = CPNCTT x hệ số việc phân bổ như hiện nay của công ty là hoàn toàn đúng và không ảnh hưởng đến tính CPSX trong kỳ kinh doanh. Khi hạch toán theo phương pháp này không gây khó khăn cho kế toán vì CPNVLTT tại phân xưởng cũng đã được theo dõi và dựa vào chứng từ kế toán ta cũng có thể tập hợp được CPSXC. Để làm được như vậy công ty nên tách riêng ra khấu hao TSCĐ của từng phân xưởng, CPNVL, CCDC sử dụng trong tháng, tiền điện, tiền nước và các chi phí dịch vụ mua ngoài tách riêng cho từng phân xưởng ( có thể lắp đặt công tơ điện, đồng hồ đo nước riêng cho từng phân xưởng ). Đối với những khoản không thể tách bạch cho từng phân xưởng thì kế toán tập hợp chung cho toàn phân xưởng theo tiêu thức phù hợp. Một thuận tiện nữa do đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng sau khi ký kết hợp đồng phòng kế hoạch dựa vào kế hoạch sản xuất và tình hình thực tế sẽ đưa ra lệnh sản xuất cho phân xưởng nào thực hiện đơn hàng để phân bổ công việc hợp lý. Trừ những đơn hàng lớn thì chia

cho các phân xưởng khác nhau còn lại chủ yếu tập trung sản xuất một đơn hàng tại phân xưởng do đó thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và theo dõi các khoản chi phí tại các phân xưởng lập bảng phân bổ cho phân xưởng.

Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung

Phân xưởng ……..tháng……..năm…… Tổng chi phí sản xuất chung

Tổng chi phí NVL chính Hệ số phân bổ

STT Đơn hàng Nhân công CPSXC phân bổ

1 2

Đơn hàng SOCCER BALL Đơn hàng VOLLEY BALL Cộng

Dựa vào bảng phân bổ CPSXC cho từng phân xưởng kế toán lập nên bảng phân bổ chung cho toàn phân xưởng để làm căn cứ ghi vào bảng kê số 4 và NKCT số 7, sổ cái TK 627. Việc theo dõi chi tiết không làm ảnh hưởng đến các bút toán ghi vào sổ kế toán mà chỉ phục vụ cho việc theo dõi tình hình sử dụng đầu vào của quá trình sản xuất tại các phân xưởng, tổ đội giúp cho công tác quản lý tốt hơn và cung cấp số liệu sát thực phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung

Công ty Dụng cụ thể thao DELTA Tháng ……năm……..

STT Đơn hàng NVLC CPSXC phân bổ

1 Đơn hàng SOCCCER BALL

PX 1 PX 2 Cộng

* Ý kiến 3: Về khoản trích trước tiền lương nghỉ phép và chi phí sửa chữa TSCĐ

Chi phí trích trước hay chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được trích vào chi phí hoạt động SXKD trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi phát sinh chi phí thực tế không gây đột biến cho chi phíĐSXK. Đây là khoản chi phí trong kế hoạch của công ty mà do tính chất của chi phí hay yêu cầu quản lý nên chi phí này được tính trước vào chi phí hoạt động SXKD nhằm đảm bảo giữ ổn định giá thành sản phẩm. Tại công ty, chi phí này chưa được trích trước. Thuộc chi phí này bao gồm tiền lương nghỉ phép, sửa chữa TSCĐ, lãi vay chưa đến hạn trả.

Do công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất với nhiều máy móc khác nhau do đó định kỳ công ty phải tiến hành sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, việc sửa chữa tại TSCĐ phát sinh nhiều nhưng thực tế khi phát sinh công ty hạch toán vào CPSXC sau đó tập hợp và phân bổ vào giá thành. Do đó làm cho giá thành không chính xác và đồng đều. Công ty nên sử dụng TK 335 ( chi phí trả trước ) để tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ và bảo dưỡng.

Phát sinh: Nợ TK 152, 111, 331… Có TK 335

Hàng tháng kết chuyển vảo CPSXC Nợ TK 335

Có TK 335.

Số liệu này được phản ánh vào bảng kê số 6 lấy làm căn cứ ghi bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7.

Hiện nay công ty có trên 1.000 công nhân, một lực lượng lao động tương đối, chắc chắn trong quá trình sản xuất sẽ có công nhân nghỉ phép do đó công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép để phân bổ đều cho các tháng trong năm nhằm tránh tăng đột xuất chi phí, công ty sẽ sử dụng TK 335.

Hàng tháng trích trước Nợ TK 622

Có TK 335 Khi thực tế phát sinh Nợ TK 335

Có TK 334 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ hạch toán

TK 334, 241, 111… TK 335 TK 622, 627

Thực tế phát sinh Trích trước theo KH * Ý kiến 4: Về việc xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng.

Sản phẩm hỏng là sản phảm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật màu sắc kích cỡ, trọng lượng. Vì thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản xuất là một khoản không đáng làm tăng chi phí sản xuất nên nhiệm vụ của công ty là phấn đấu không ngừng khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại sản phẩm hỏng.

Tại công ty do đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng và thị trường tiêu thụ là nước ngoài nên sản phẩm hỏng không nhiều ( chỉ chiếm 0,8% trong tổng giá trị sản phẩm ). Hiện tại mọi chi phí phát sinh sản phẩm hỏng kế toán không theo dõi mà để cho giá thành sản phẩm chịu – có nghĩa là tất cả chi phí về sản phẩm hỏng ( kể cả hỏng vượt định mức ). Điều này chưa hợp lý vì chưa gắn trách nhiệm của người công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất sản phẩm hỏng chưa được xác định do vậy chưa xác định trách nhiệm của người gây thiệt hại.

Theo tôi để giá thành phản ánh được chính xác mà đặc biệt là giảm số lượng sản phẩm hỏng gắn trách nhiệm của ngươì sản xuất với kết quả sản xuất của mình, công ty cần hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng từ đó xác định trách nhiệm bồi thường làm cho giá thành xuất hiện đúng bản chất.

Phương pháp hạch toán sản phảm hỏng ngoài định mức.

TK 152, 153, 334… TK 138.1 TK 821

Chi phí sửa chữa GT thiệt hại về SP hỏng ngoài định mức

TK 154, 155 TK138.1, 152

Giá trị SP hỏng GT thu hồi bồi thường không sửa chữa được

* Ý kiến 5: Phương pháp tính giá NVL.

Hiện nay để hạch toán NVL kế toán áp dụng phương pháp KKTX và sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết vật liệu và CCDC. Để tính giá NVL, CCDC kế toán dùng phương pháp bình quân gia quyền.

Tuy nhiên do đặc điểm SXKD của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng. Do đó với mỗi đơn hàng khác nhau lại có những yêu cầu về mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, chất lượng khác nhau. Khi hợp đồng được ký kết công ty tiến hành mua NVL theo yêu cầu của khách hàng. Phòng kế hoạch vật tư dựa vào định mức NVL và số lượng đã được ký kết trong hợp đồng tiến hành mua NVL. Do đó lượng NVL tương đối đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, trong quá trình sản xuất chỉ cần mua bổ sung. Mặt khác có nhiều loại NVL phải nhập ngoại do đó giá cả phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ giá ngoại tệ và thị trường quốc tế.

Hiện nay công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá NVL. Dùng phương pháp này tuy không ảnh hưởng đến quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhưng chưa phẩn ánh được đúng giá của NVL.

Vậy tôi đề nghị công ty dùng phương pháp đích danh để tính giá NVL. Với phương pháp này thì giá thành phản ánh được chính xác hơn. Theo phương pháp này hàng được xác định theo từng lô và giữ nguyên giá từ lúc nhập đến lúc xuất, khi xuất lô hàng nào thì xuất theo giá thực tế của lô hàng ấy.

* Ý kiến 6: Lập sổ danh điểm vật tư.

Do NVL của công ty đa dạng phong phú về chủng loại, số lượng, mẫu mã do yêu cầu của từng đơn hàng, các nghiệp vụ nhập xuất xảy ra thường xuyên, trong khi đó công ty chưa theo dõi chi tiết từng NVL. Chính vì vậy để thiết thực trong việc lập sổ danh điểm NVL giúp cho kế toán trong việc hạch toán chính xác, kiểm tra đối chiếu dễ dàng.

Cách lập sổ danh điểm NVL đơn giản dễ làm chỉ việc đặt tên cho mỗi

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty DCTT DELTA (Trang 53 - 66)