Các cơ sở khoa học của giải pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển pdf (Trang 76 - 78)

600 1.000 5 Trái phiếu Kho bạc 150 544

3.2.1. Các cơ sở khoa học của giải pháp

* Dựa vào quan điểm, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IX và báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã định hướng chính sách ĐTPT Nhà nước:

- Chính sách đầu tư Nhà nước được điều chỉnh theo hướng tăng ĐTPT nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác ĐTPT sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ sử dụng hỗ trợ cho một số dự án ở những ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ.

- Cần xác định rõ những lĩnh vực, chương trình, dự án, sản phẩm quan trọng có ý nghĩa nền tảng của nền kinh tế và có hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của đất nước, để có chính sách HTPT phù hợp thông qua tín dụng ĐTPT của Nhà nước;

- Cần nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN, khắc phục tình trạng ưu đãi tín dụng tràn lan như hiện nay; hạn chế cho vay trước đầu tư, mở rộng các hình thức bảo lãnh tín dụng và ưu đãi sau đầu tư.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định "Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật,

công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp,...".

Để có thể đạt được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo nghị quyết của Đảng thì đầu tư là cốt lõi của mọi vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Kết quả của quá trình đầu tư là những năng lực sản xuất mới, trong đó có cả tài sản cố định, vốn sản xuất kinh doanh, những công trình, năng lực sản xuất được đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả. Chính quá trình đầu tư quy định mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) và góp phần giải quyết các nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Nói cách khác, khả năng huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của toàn xã hội nói chung, vốn đầu tư của Nhà nước nói riêng sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

* Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua Quỹ HTPT trong những năm vừa qua

Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua Quỹ HTPT trong thời gian qua để từ đó xác định được các hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế là căn cứ cơ bản và quan trọng để đề ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua của Quỹ HTPT trong thời gian tới.

* Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực về chính sách tín dụng đầu tư phát triển

Như đã phân tích trong chương I, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vai trò của chính sách HTPT của Nhà nước đối với nền kinh tế đất nước thể hiện rất rõ ở các nước trên thế giới và trong khu vực. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là một số nước Đông á (Hàn Quốc, Trung Quốc) đã khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Đối với Trung Quốc, một quốc gia có đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam, trong thời gian qua đã thực hiện rất thành công công cuộc phát

triển kinh tế - xã hội, đã thực hiện tốt hình thức tín dụng đầu tư của Nhà nước và đây là nguồn vốn đầu tư rất quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Nhật Bản cũng có chính sách tín dụng đầu tư và cơ quan thực hiện là Ngân hàng phát triển Nhật Bản (JDB) - một ngân hàng chính sách do Bộ Tài chính quản lý nhằm cho vay các dự án ĐTPT cơ sở hạ tầng và những dự án nhà nước khuyến khích đầu tư, có thời gian thu hồi vốn dài. Thời gian đầu khi đang trong quá trình khôi phục lại cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế sau chiến tranh, nguồn vốn tín dụng đầu tư tăng trưởng rất lớn. Đến giai đoạn có trình độ phát triển cao như hiện nay, Nhật Bản tập trung nguồn vốn cho vay của Nhà nước dưới hình thức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu để tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài.

Qua thực tế và kinh nghiệm của các nước cho thấy, tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một giải pháp cần thiết và quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

ở Việt Nam, Quỹ HTPT là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng HTPT của Nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, khi các khuôn khổ pháp lý cùng các điều kiện hoạt động khác còn chưa ổn định, hoàn thiện nên các hoạt động của Quỹ HTPT bên cạnh những mặt được vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua Quỹ HTPT có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất để phát triển kinh tế - xã hội; khi năng lực sản xuất và trình độ phát triển của nền kinh còn ở mức thấp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển pdf (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)