Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển pdf (Trang 31 - 32)

Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cánh từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Vào cuối giai đoạn "cất cánh", Hàn Quốc trở thành một nước công nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng đó có hai yếu tố quan trọng góp phần, một là chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, hai là chính sách tạo nguồn vốn hợp lý. Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ để huy động các nguồn lực, trong đó có tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Đầu tư của Nhà nước nói

chung của tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành kinh tế phục vụ chiến lược phát triển trong thời kỳ này.

Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ các nguồn tài chính thông qua Quỹ đầu tư quốc gia để hỗ trợ cho các ngành được khuyến khích đầu tư. Các chính sách được áp dụng cho vay có chọn lọc, ưu tiên lãi suất cho phát triển những ngành công nghiệp có mục tiêu quốc gia. Từ năm 1973, Hàn Quốc chuyển sang phát triển các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp sắt, thép, kim loại màu… và công nghiệp hóa chất như phân bón, sơn, chất dẻo... bằng cách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp.

Chính phủ hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu thông qua các biện pháp chủ yếu như: cấp tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu một số sản phẩm quan trọng, cho vay với lãi suất ưu đãi để sản xuất hàng xuất khẩu, cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu khẩu nguyên liệu thô và thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu, cho vay để chuyển đổi nhà máy sang sản xuất hàng xuất khẩu,...

Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 đã xuất hiện những dấu hiệu phát triển mất cân đối buộc Chính phủ phải điều chỉnh chính sách phát triển. Trước hết, Chính phủ giảm hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay xuất khẩu, tín dụng ĐTPT của Nhà nước cấp cho các công ty thuộc diện được vay vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước cho xuất khẩu với lãi suất thấp. Mặt khác, Nhà nước chuyển sang khuyến khích phát triển doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tín dụng ĐTPT của Nhà nước được ưu tiên phân bổ cho khu vực này.

Tóm lại, sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Hàn Quốc trong 4 thập kỷ liên tiếp phần lớn nhờ thực hiện các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và công nghiệp hóa chất với sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ NSNN và tín dụng đầu tư Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển pdf (Trang 31 - 32)