Các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước (Trang 59 - 63)

nước

3.2.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý

Thực tiễn hoạt động huy động vốn trong thời gian qua cho thấy việc ban hành một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, ổn định có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cũng như phát triển thị trường. Đặc biệt với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, khi chúng ta đang phát triền thị trường trái phiếu Chính phủ, việc hoàn thiện khung pháp lý càng trở nên cấp thiết

Trước tiên, để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường trái phiếu cần xây dựng đạo luật về huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Đạo luật này phải điều tiết toàn bộ thị trường TPCP, tạo ra một môi trường đồng bộ, thống nhất

trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời phải quy định các vấn đề về phát hành, giao dịch và thanh toán TPCP nhằm đảm bảo công bằng, thông thoáng và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư với mục đích cuối cùng là phát trỉển nền kinh tế.

Thứ hai, những văn bản quy định liên quan đến thị trường TPCP cần phải thường xuyên được sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình mới, đảm bảo đồng bộ với đạo luật nói trên.

Thực hiện được những điều này sẽ tạo ra một khung pháp lý rõ ràng, chặt chẽ là tiền đề cho việc phát triển thị trường TPCP nhằm hướng tới mục tiêu: TPCP là hàng hóa chủ yếu trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu, lãi suất TPCP là lãi suất chủ đạo, cơ bản trên thị trường.

3.2.3.2. Phát triển đồng bộ các loại thị trường

Sự phát triển thị trường trái phiếu được Chính phủ bảo đảm trước hết gắn với sự phát triển của thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ của cung và cầu về vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn có một vị trí hết sức to lớn. Do đó, xét trong mối quan hệ với các thị trường khác, thị trường tài chính có tác dụng cho phối, tạo điều kiên cho các loại thị trường khác. Đồng thời nó còn phản ánh chính xác trạng thái và xu thế của các thị trường đó.

Nắm được mối quan hệ giữa thị trường tài chính và các loại thị trường khác, trong đó có thị trường TPCP, Nhà nước cần củng cố, phát triển và kiểm soát thị trường tài chính để có thể giải quyết sự khan hiếm vốn. Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ huy động và sử dụng vốn được thuận lợi, có hiệu quả. Vì vậy, để xây dựng và phát triển thị trường tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và luân chuyển các nguồn vốn trong xã hội, cần quan tâm giải quyết các vẫn đề sau:

- Cần có một lộ trình phát triển thị trường tài chính trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

- Sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống NHTM, tiếp tục phát triển và đồng bộ hóa thị trường tiền tệ, áp dụng công nghệ thanh toán tiên tiền trong hệ thống ngân hàng, nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, góp phần đồng bộ hóa thị trường tài chính.

- Khi điều kiện cho phép cần từng bước tự do hóa các dịch vụ tài chính, tự do hóa lãi suất. Ngoài ra, việc vay nợ cần nằm trong giới hạn an toàn so với khả năng của nền kinh tế, đảm bảo nền tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần quan tâm ổn định các thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản. Đây là những thị trường có quan hệ hữu cơ với nhau. Ví dụ: nếu giá vàng tăng cao, lợi tức thu được từ hoạt động buôn bán bất động sản lớn, công chúng sẽ đầu tư vào thị trường vàng thay cho đầu tư vào thị trường TPCP.

3.2.3.3. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện cần thiết khách quan để phát triển thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu Chính phủ nói riêng. Khi kinh tế vĩ mô ổn định, thu nhập và tiết kiệm của người dân sẽ tăng lên, đây là điều kiện để người dân đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu Chính phủ. Một quốc gia có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững, lãi suất trên thị trường hợp lý, tỷ giá hối đoái và lạm phát được kiểm soát chặt chẽ sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và là điều kiện lý tưởng để huy động vốn thông qua phát hành TPCP.

Nhà nước phải kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý vì tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm tăng cầu tài sản như vàng, bất động sản và giảm cầu về TPCP. Khi đó TPCP sẽ kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư do lãi suất thực bị giảm xuống vả rủi ro tăng lên. Bên cạnh đó, cần phải duy trì một mặt bằng lãi suất hợp lý và ổn định vì đây là nhân tố tác động trực tiếp đến tâm lý người đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào một loại chứng khoán. Mặt khác, để phát triển thị trường TPCP, Nhà nước cần quan tâm ổn định thị trường ngoại hôi, thị trường vàng, thị trường bất động sản…

Để tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Chính phủ cần có chính sách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và xây dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo thống nhất việc quản lý TPCP và thị trường TPCP. Cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng một hệ thống pháp lý đủ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện để các tổ chức tài chính trung gian kinh doanh chứng khoán thuận lợi, đồng thời giúp Chính phủ huy động vốn có hiệu quả. Hơn nữa việc thực hiện công tác phát hành TPCP mới thực sự trở thành công cụ hàng đầu để quản lý nợ của nhà nước, điều tiết các nguồn tài chính, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán.

Thứ hai, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế phải có nghĩa vụ với nhà nước và được đối xử bình đẳng. Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Cải tiến cơ chế cấp phát tài chính bằng cách hạn chế, loại bỏ sự bao cấp, hỗ trợ về vốn dưới mọi hình thức đối với các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đầu tư cho các công trình, dự án của mình. Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, khơi dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững trên các lĩnh vực của nền kinh tế, hạn chế thấp nhất những biến đổi bất lợi trong quá trình phát triển kinh tế.

Thứ ba, duy trì và thực hiện chính sách tài chính tiền tệ một cách hiệu quả. Nhà nước cần sử dụng tốt công cụ tài chính và công cụ tiền tệ để can thiệp kịp thời và phù hợp vào những thay đổi bất lợi của nền kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế theo đúng định hướng.

Thứ tư, quán triệt quan điểm cải cách hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của nền kinh tế. Xác định rõ quyền lợi, nhiệm vụ của các bộ, ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đào

tạo, hoàn thiện và nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước (Trang 59 - 63)