Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước (Trang 51)

3.2.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách huy đông vốn

3.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý công tác huy động vốn

Cơ chế chính sách liên quan đến công tác huy động vốn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia. Việc thực hiện các chính sách và giải pháp huy động vốn phải có sự tính toan tổng hợp về khả năng cung ứng vốn và khả năng tăng trưởng các nguồn vốn trên cơ sở giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.

- Đa dạng hóa và hiện đại hóa các công cụ và phương thức huy động vốn với mục tiêu hướng tới các nhà đầu tư cá nhân, giảm bớt tỷ lệ nắm giữ TPCP của các NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.

- Các chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực hiện, đảm bảo sự bình đẳng, gắn bó và tạo điều kiện lẫn nhau cùng phát triển. Tiếp tục đổi mới các chính sách động viên các nguồn tài chính cho ngân sách nhằm đảm bảo tăng cường huy động vốn một cách vững chắc, ổn định và bền vững.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa

Cần xây dựng một chiến lược tồng thể về huy động vốn trong dài hạn để đảm bảo công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao, việc sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm chi phí huy động và giảm thiểu các rủi ro cho các khoản nợ của Nhà nước do những tác động từ bên ngoài

Nên lập chương trình, kế hoạch huy động vốn qua phát hành TPCP với các loại kỳ hạn chủ yếu là 1, 2, 3, 5, 10 năm. Dựa trên kế hoạch đã được công bố từ trước, các nhà đầu tư sẽ có thể lựa chọn hàng hóa trên thị trường phù hợp nhất với mình.

Dựa trên nhu cầu vốn của Nhà nước,Bộ Tài chính thông báo kế hoạch phát hành các khoản nợ dài hạn hàng năm và thực hiện phát hành đều đặn các công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động vốn cho nhu cầu thanh toán ngắn hạn.

Kế hoạch huy động vốn được xây dựng dựa trên từng tiêu chí - Kế hoạch huy động vốn theo từng loại kỳ hạn

- Kế hoạch huy động vốn theo thời gian: kế hoạch ngắn hạn (dưới 1 năm), kế hoạch trung hạn từ 2 đến 5 năm và kế hoạch dài hạn từ 10 năm trở lên.

- Kế hoạch huy động vốn theo phương thức phát hành: bao gồm đấu thầu qua NHNN, đấu thầu qua Sở GDCK và bảo lãnh phát hành.

3.2.1.3. Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư trái phiếu Chính phủ

Các nhà đầu tư khi mua trái phiếu Chính phủ đều phải chịu khoản thuế thu nhập trên phần lợi tức thu được từ trái phiếu Chính phủ. Việc giảm thuế sẽ làm cho lợi tức trái phiếu của nhà đầu tư cao hơn. Để khuyến khích các tổ chức, các cá nhân đầu tư vào trái phiếu Chính phủ nên thực hiện miễn thuế thu nhập từ TPCP. Điều này có ý nghĩa rất lớn ở giai đoạn đầu thị trường chưa phát triển. Hiện nay, Chính phủ đã miễn thuế đối với các nhà đầu tư cá nhân, nhưng các tổ chức đầu tư vẫn phải nộp thuế thu nhập. Trong khi Chính phủ rất cần sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức vào thị trường trái phiếu thì việc phải nộp thuế thu nhâp đã không khuyến khích các nhà đầu tư này. Vì vậy trước mắt, cần xem xét để miên thuế thu nhập từ TPCP đối với các nhà đầu tư có tổ chức.

Công tác huy đông vốn cho đầu tư phát triển thường gắn liền với những công trình cơ sở hạ tầng có ý nghĩa thiết thực đối với đời sông dân sinh, như điện, đường, trường, trạm, bệnh viện hay các công trình thủy lợi… Để khuyên khích các nhà đầu tư mua TPCP, có thể gắn việc mua trái phiếu với quyền lợi vật chất liên quan đến công trình hình thành từ nguốn thu trái phiếu. Về phía Nhà nước, việc kết hợp trái phiếu với các quyền ưu đãi có thể làm giảm lãi của các khoản huy động. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách miễn giảm phí giao dịch, lưu ký chứng khoán qua Sở GDCK. Mức thu phí đối với các giao dịch mua bán trái phiếu qua Sở GDCK theo quy định hiện nay là quá cao (0.075%). Trong giai đoạn đầu phát triển thị trường trái phiếu, Chính phủ nên xem xét miễn các khoản phí giao dịch này.

3.2.1.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện có hiệu quả công tác huy động vốn

Sự phối hợp giữa các cơ quan nhu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, NHNN, KBNN, Ủy ban chứng khoán Nhà nước… để có thể thực hiện tốt các công việc sau:

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy hướng dẫn việc xây dựng và phát hành trái phiếu Chính phủ, quản lý giao dịch trái phiếu Chinh phủ trên thị trường chứng khoán.

- Tổ chức có hiệu quả công tác đấu thầu, bảo lãnh, đại lý trái phiếu Chính phủ.

- Xây dựng các chính sách liên quan như chính sách lãi suất, chính sách thuế… để khuyên khích hoạt động đầu tư, mua bán trái phiếu Chính phủ.

3.2.1.5. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ

Tổ chức đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác huy động vốn, đặc biệt là nhóm còn bộ xây dựng chiến lược, cơ chế huy động vốn.

- Đối với cán bộ lãnh đạo: Tổ chức các khóa học ngắn hạn, hội thảo về tài chính công, chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách huy động vốn, tình hình kinh tế trong nước và thế giới để họ hiểu rõ những cơ hội và thách thức đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và công tác phát hành TPCP nói riêng. Trên cơ sở đó, các cán bộ này sẽ đề xuất những những giải pháp có tính khả thi cao, sát thực tế và hiệu quả nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn ngày càng phát triển và hoàn thiện. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo cần được đi học tập kinh nghiệm phát hành trái phiếu Chính phủ ở các nước phát triển để từ đó vận dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam.

- Đối với nhóm cán bộ xây dựng chính sách, chế độ: đội ngũ cán bộ này cần được tham gia các khóa học tập trung dài hạn hoặc ngắn hạn, trong nước hoặc ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ. Từ những khóa học này, họ tiếp nhận được những tư tưởng mới, kinh nghiệm làm việc ở các nước khác. Bên cạnh đó, cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn, hội thảo chuyên sâu về tài chính công và huy động vốn, giúp cho cán bộ có cơ hội học hỏi và cập nhập them kiến thức cho công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách, chế độ.

- Đối với cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ phát hành, thanh toán TPCP: thường xuyên tổ chức các khóa học đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, giúp cho nhóm cán

bộ này có khả năng triển khai các nghiệp vụ phát hành mới. Họ sẽ nâng cao được khả năng tuyên truyền, giải thích cơ chế phát hành, thanh toán với nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả huy động vốn. Cùng với đó, phải đào tạo đội ngũ này có kỹ năng thành thạo các phầm mềm ứng dụng trong công tác huy động vốn.

3.2.1.6. Tuyên truyền, phổ biền và nâng cao kiến thức của công chúng về công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.

Nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của việc mua trái phiếu Chính phủ, các quyền lợi có được khi họ mua trái phiếu Chính phủ là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công tác huy động vốn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, hiểu biết của công chúng về TPCP còn rất hạn chế, đặc biệt là tại những địa bàn thị trường vốn chưa phát triển. Vì thế để thu hút được nhiều cá nhân đầu tư vào thị trường trái phiếu cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin cho công chúng.

- Về nội dung tuyên truyền: dùng nhiều hình thức giúp các nhà đầu tư hiểu được về TPCP và thị trường TPCP như khái niệm, đặc điểm, lợi ích của TPCP, trinh tự thủ tục phát hành. Đặc biệt nền hướng dẫn phương pháp định giá trái phiếu khi giao dịch trên thị trường để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư đúng đắn.

- Về hình thức tuyên truyền: KBNN nền thành lập một trang thông tin điện tử, trong đó công bố đầy đủ các thông tin về phát hành và thanh toán TPCP để các nhà đầu tư có thể năm bắt thông tin nhanh chóng. Đồng thời, phải phổ biến kiến thức về trái phiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình…

- KBNN cần mở các khóa đào tạo miễn phi để phổ cập kiến thức về huy động vốn và lý thuyết chung về thị trường chứng khoán cho tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

3.2.2. Các giải pháp về kĩ thuật nghiệp vụ huy động vốn

3.2.2.1. Cải tiến cơ chế phát hành TPCP

Thi trường vốn của nước ta hiện nay chưa phát triển mạnh và đồng đều tại các địa phương. Ở các tỉnh thành phố lớn, kinh tế phát triển thì thị trường vốn cũng sôi động. Những tỉnh, thành phố nhỏ, các tổ chức trung gian tài chính ít, tiềm lực vốn của các tổ chức này cũng hạn chế nhưng vẫn có khả năng khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Đồng thời, hoạt động của thị trường vốn vẫn còn nhiều biến động. Mặc dù hiện nay KBNN thực hiện khá nhiều phương thức phát hành trái phiếu nhưng hiệu quả sử dụng các phương thức đó chưa cao, một phần là do cơ chế phát hành còn chưa linh hoạt, thuận tiện. Do đó cần có những cải tiến, hoàn thiện theo hướng như sau: a. Cơ chế đấu thầu

Từng bước chuyển dần việc đấu thầu theo kiểu Hà Lan sang đấu thầu kiểu Mỹ. Hình thức đấu thầu kiểu Hà Lan là xác định giá trúng thầu thấp nhất (tương ứng với lãi suẩt trúng thầu cao nhất) áp dụng chung cho tất cả các thành viên trúng thầu. Hình thức này thực sự phát huy tác dụng trong giai đoạn thị trường mới phát triển vì khuyến khích về giá với các thành viên thị trường. Tuy nhiên, điều này không có lợi do các thành viên đặt lãi suất thấp nhưng vẫn trúng thầu ở mức lãi suất cao. Việc áp dụng hình thức đấu thầu kiểu Mỹ (các thành viên đặt thầu ở mức giá nào thị trúng thầu ở mức giá ấy) sẽ tăng tính khả năng cạnh tranh của các thành viên thị trường. Đồng thời, hình thức này sẽ giúp nhà phát hành giảm chi phí huy động vốn so với hình thức đấu thầu kiểu Hà Lan.

b. Cơ chế bảo lãnh

Cần xác định lại điều kiện để tham gia thành viên thị trường bảo lãnh. Ngoài tiêu chuẩn về vốn, các tổ chức bảo lãnh phải có khả năng phân phối trái phiếu ra công chúng thể hiện qua mạng lưới chi nhánh, hệ thống khách hàng tiềm năng. Các tổ chức bảo lãnh bắt buộc phải chào bán trái phiếu ra công chúng để đợt phát hành mang tính đại chúng, từ đó tăng khả năng giao dịch, mua bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

Đổi mới cơ chế lựa chọn tổ chức bảo lãnh trong các đợt phát hành theo hướng tổ chức phát hành đấu thầu để chọn ra các nhà bảo lãnh. Thông qua đấu thầu sẽ xác định được lãi suất và khối lượng trái phiếu phát hành, các tổ chức bảo lãnh được lựa chọn là các đơn vị trúng thầu. Các tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu ra công chúng và được hưởng phí.

3.2.2.2. Cải tiến cơ chế giao dịch trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu Chính phủ là một chứng khoán nợ có tính chất và đặc điểm khác cổ phiếu, do đó cần xây dựng thị trường giao dịch phù hợp. Thực tiễn tổ chức thị trường các nước cho thấy các trái phiếu được giao dịch qua thị trường OTC với các thành viên là các tổ chức trung gian tài chính nhu NHTM, công ty chứng khoán…

Do thị trường trái phiếu của Việt Nam chưa phát triển, chỉ tập trung ở các tỉnh thành phố lớn, vì vậy cần xây dựng cơ chế giao dịch trái phiếu Chính phủ cho phù hợp. Nếu không có một cơ chế giao dịch hợp lý chắc chắn sẽ không thể huy động được vốn với kỳ hạn dài, khối lượng vốn lớn. Cơ chế giao dịch nên được thực hiện theo các hướng sau:

- Giao dịch tập trung qua Sở GDCK: đối với các trái phiếu niêm yết tại Sở GDCK, việc mua bán trái phiếu được thực hiện theo cơ chế khớp lệnh tập trung. Các công ty môi giới cần mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh ở các địa phương, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong cả nước có thể tham gia mua bán trái phiếu.

- Giao dịch qua thị trường phi tập trung OTC: đối với các trái phiếu niêm yết hoặc không niêm yết tại Sở GDCK được giao dịch qua thị trường phi tập trung theo phương thức thỏa thuận khối lượng và giá cả. Về nguyên tắc, các giao dịch được thực hiện thông qua các trung gian môi giới. Các tổ chức này thỏa thuận khối lượng, giá cả với khách hàng và đưa ra kết quả giao dịch. Trung tâm quản lý giao dịch OTC cần xây dựng hệ thống máy tính nối mạng với các công ty thành viên. Hệ thống này cho phép các công ty môi giới truyền và nhận thông tin nhiều chiều với tất cả các công ty thành viên để thỏa thuận khối lượng và giá cả.

- Chiết khấu các trái phiếu chưa đến hạn: Các tổ chức tài chính trung gian như NHTM, các công ty chứng khoán được thực hiện mua bán trái phiếu trực tiếp với các nhà đầu tư theo phương thức chiết khấu. Mức lãi suất chiết khấu được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận với khách hàng.

3.2.2.3. Cải tiến cơ chế xác định lãi suất

Vấn đề xác định lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc phát hành trái phiếu. Lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng như các công cụ lãi suất khác đều có hai mặt. Nếu lãi suất cao, các nhà đầu tư sẽ có lợi và lượng vốn huy động được lớn nhưng lại gây sức ép cho ngân sách khi thanh toán nợ. Điều này ngược lại khi lãi suất thấp. Đặc biệt với trái phiếu trung và dài hạn, lãi suất là một yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến khả năng huy động vốn. Một chính sách lãi suất hợp lý sẽ đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, hấp dẫn họ đầu tư vào trái phiêu trung và dài hạn. Tại các nước có thị trường trái phiếu vốn phát triển, lãi suất TPCP được hình thành qua phương thức đấu thầu, không có sự can thiệp của Nhà nước.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, thị trường TPCP chưa phát triển nên chưa thể áp dụng cơ chế xác định lãi suất qua đấu thầu. Trước mắt cần duy trì cơ chế lãi suất trần để định hướng thị trường và tránh những tác động tiêu cực từ các tổ chức đầu tư. Khi thị trường vốn phát triển hoàn chỉnh hơn, từng bước sẽ xác định lãi suất theo hướng tự do hóa để lãi suất TPCP sát với tình hình thị trường. Tín phiếu Kho bạc có thể được áp dụng việc bỏ lãi suất trần đầu tiên vì hiện nay thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc đã có tính cạnh tranh lớn. Hơn nữa, tín phiếu Kho bạc có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp nên lãi suất tín phiếu Kho bạc có thể coi là lãi suất chuẩn cho thị trường.

3.2.2.4. Tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ trong quản lý và phát hành trái

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w