Huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu Kho bạc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước (Trang 25 - 29)

Từ đầu thập niên 90, để phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cần có một số nguồn vốn lớn, trong khi đó nguồn vốn vay nước ngoài bị hạn chế; do đó việc huy động vốn trong nước trở nên cấp thiết, và một trong những kênh huy động quan trọng phải kể đến là phát hành tín phiếu Kho bạc. Từ tháng 3/1991 đến tháng 3/1995, hệ thống KBNN đã phát hành tín phiếu Kho bạc với các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng. Mức lãi suất luôn được điều chỉnh để phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường( lãi suất giảm từ 5%/tháng trong năm 1991 xuống còn 1,7%/tháng năm 1995). Hình thức thanh toán tín phiếu khá đa dạng như thanh toán lãi ngay khi phát hành, thanh toán cả gốc và lãi tín phiếu khi đến hạn.

Bảng 2.1: KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1991 – 1995

Số thứ tự Năm Khối lượng

(tỷ đồng) Lãi suất (%/tháng) Kỳ hạn (tháng) 1 1991 -1992 1.356 4 - 5 3 - 6 2 1993 3.545 1.9 – 2.9 3 - 6 3 1994 5.152 1.7 6 4 1995 3.147 1.7 6 Tổng 13.209

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước

Bắt đầu từ tháng 6/1995, KBNN đã triển khai phương thức đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN dưới hình thức chiết khấu. Sự thay đổi này đã mở ra một kênh huy động mới với nhiều ưu thế hơn hẳn phương thức bán lẻ tín phiếu qua hệ thống KBNN trước đây nhằm huy động nguồn vốn trong nước đáp ứng kịp thời nhu cầu điều hành NSNN. Đối tượng tham gia đấu thầu chủ yếu là các Ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty bảo hiểm. Qua các năm số lượng thành viên tham gia thị trường đấu thấu tín phiếu Kho bạc ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2007 đã có 48 thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc.

Tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua NHNN được áp dụng theo phương thức đấu thầu của Hà Lan, các thành viên đặt thầu theo lãi suất chứ không theo giá; nhưng có điểm khác là Bộ Tài chính áp dụng lãi suất chỉ đạo (lãi suất trần) trong quá trình xét mở thầu. Nếu lãi suất trúng thầu trong phạm vi lãi suất chỉ đạo thì đợt thầu thành công, lãi suất trúng thầu chính là lãi suất tín phiếu phát hành. Nếu lãi suất trúng thầu cao hơn lãi suất chỉ đạo, trong trường hợp này những đơn vị nào trúng thầu với mức lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất chỉ đạo mới được trúng thầu.

Từ tháng 6/1995 đến 31/12/2008, KBNN đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức được 583 phiên đấu thầu với tổng doanh số huy động là 126.049,8 tỷ đồng, cụ thể số liệu qua các năm như sau:

Bảng 2.2:KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 6/1995 – 12/2008

STT NĂM ĐẤU THẦUSỐ PHIÊN KHỐI LƯỢNG TRÚNG THẦU

(Tỷ đồng) LÃI SUẤT BÌNH QUÂN(%) 1 1995 4 243,6 17,5 2 1996 19 976,4 9,0 3 1997 37 2.917,5 10,5 4 1998 46 4.020,7 11,6 5 1999 46 3.001,6 8,6 6 2000 46 4.766 5,4 7 2001 44 3.915 5,4 8 2002 50 8.410 5,9 9 2003 51 15.989 5,87 10 2004 45 15.200 5,7 11 2005 60 17.886 5,75 12 2006 58 18.093 5,15 13 2007 42 10.179 3,76 14 2008 35 18.465 9,992 15 2009 10.000 Tổng 583 126.049,8

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, qua gần 15 năm hoạt động, công tác đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã dần đi vào ổn định. Quy mô và tần suất phát hành ngày càng tăng. Năm 1995 chỉ có 4 phiên đấu thầu với khối lượng trúng

thầu là 243,6 tỷ đồng. Từ năm 1997 số phiên đấu thầu tăng nhanh chóng, đặc biệt là năm 2005 với 60 phiên và khối lượng trúng thầu là 17.886 tỷ đồng. Khối lượng huy động tăng đều năm sau cao hơn năm trước và trở thành nguốn vốn chính để bù đắp thâm hụt ngân sách. Năm 2007 lượng vốn huy động được chỉ là 9.791 tỷ đồng. Sự sụt giảm này có nguyên nhân vì từ năm 2007, NHNN phát hành trái phiếu ngân hàng dưới 1 năm vì thế tín phiếu Kho bạc không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Nhưng năm 2008 lượng vốn huy động được đã tăng trở lại với mức 20.830 tỷ đồng. Lãi suất khá ổn định, có xu hướng giảm dần qua từng năm. Lãi suất giảm từ 17,5% năm 1995 xuống còn 5.4% năm 2001, có tăng nhẹ trong các năm tiếp theo và giảm xuống mức 3,76% năm 2007. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã khiến cho tình hình huy động vốn qua phát hành tín phiếu Kho bạc gặp nhiều khó khăn. Trong 7 tháng đầu năm chỉ có 2 phiên được tổ chức nhưng không thành công. Đến tháng 8/2008 hoạt động này mới được khôi phục lại, lãi suất được đẩy lên mức cao 9,992% và kết quả huy động cả năm đạt 20.830 tỷ đồng.

Không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu bù đắp bội chi NSNN, công tác đấu thầu tín phiếu Kho bạc còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chính sách tiền tệ. Với chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn này, việc huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu Kho bạc đã làm giảm bớt một lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô nền kinh tế.

Đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã tạo ra một bước cạnh tranh mới trong việc hình thành lãi suất tín phiếu theo cơ chế thị trường. Việc NHNN giữ sổ sách và thanh toán tín phiếu đã rút ngắn thời gian thanh toán, tạo điều kiện cho việc chuyển giao tín phiếu trên thị trường thứ cấp.

Với thực trạng đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN như trên, có thể rút ra một vài nhận xét như sau:

Thứ nhất, các thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu là các NHTM nhà nước, là các tổ chức có vốn khả dụng cao. Thời gian đầu mới đi vào hoạt động, số lượng thành viên tham gia đấu thầu còn ít, tăng dần qua các năm. Tuy nhiên tính cạnh tranh vẫn không cao.

Thứ hai, thực chất của việc đấu thầu tín phiếu là đấu thầu khối lượng tín phiếu với khung lãi suất do Bộ Tài chính định trước. Mặc dù Bộ Tài chính đã có những

điều chỉnh cho phù hợp với lãi suất chung trên thị trường nhưng rõ ràng nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định lãi suất.

Thứ ba, thị trường thứ cấp tín phiếu Kho bạc đã được mở ra với việc triển khai nghiệp vụ thị trường mở, nhưng các thành viên tham gia chưa nhiều và vẫn chỉ tập trung vào các NHTM. Do đó, công cụ này vẫn chưa phát huy hết vai trò trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

Có thể nói răng đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN thực sự đã trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả của Nhà nước nhằm mục tiêu bù đắp thâm hụt NSNN với chi phí thấp. Hơn thế nữa, công tác này còn có một vai trò quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước (Trang 25 - 29)