Năng suất lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn ĐiệnLực Hà Nội (Trang 56 - 60)

Theo nghiên cứu năng suất lao động phản ánh hiệu quả làm việc của người lao động, thông qua đó phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn. Năng suất lao động càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Điều

đó được hiểu là khi năng suất lao động tăng trong khi số lao động vẫn giữ nguyên thì doanh thu của khách sạn tăng lên, chứng tỏ khách sạn đã kinh doanh có hiệu quả với năng suất lao động tốt.

Để tính năng suất lao động ta có công thức sau: H = DT : L

Trong đó H : năng suất lao động bình quân DT: doanh thu của khách sạn L : số lao động

Để có thể kết luận hiệu quả sử dụng nhân lực của khách sạn Điện Lực có hiệu quả hay không ta có bảng năng suất lao động của khách sạn Điện Lực qua một số năm như sau:

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 +/- % +/- % 1 Tổng DT Trđ 9312.8 12526.3 18724.9 3213.5 134.51 6198.6 149.48 2 Tổng số LĐ Người 95 95 97 0 100 2 102.11 3 NSLĐ Trđ 98.03 131.86 193.04 33.83 134.51 61.18 146.4

Theo bảng số liệu trên cho ta thấy rằng tổng số lao động của khách sạn năm 2006 và năm 2007 là như nhau, nhưng năng suất lao động lại tăng lên 33.83 trđ tương ứng với 34.51%. Số lượng lao động không thay đổi, nhưng doanh thu lại tăng lên, kéo theo đó năng suất lao động của khách sạn cũng tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn đã đạt được những hiệu quả khả quan. Nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, làm tăng doanh thu cho khách sạn trong khi khách sạn lại không phải tốn thêm chi phí nhân lực mới.

So sánh số liệu giữa năm 2008 với năm 2007 ta thấy năng suất lao động của khách sạn cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của số lượng lao động. Số lao động năm 2008 tăng 2 lao động so với năm 2007 tương ứng với 2.11%, doanh thu tăng 61.18 triệu đồng tương ứng với 46.4%. Lượng tăng của doanh thu lớn hơn lượng tăng của số lao động, cho nên năng suất lao động vẫn tăng lên, sử dụng lao động của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, hoạt động kinh doanh của khách sạn ngày càng có hiệu quả hơn.

2.3.3. Phân tích tình hình biến động nhân lực của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của khách sạn.

Công thức tính chỉ số phân tích : Ti Ii = x 100% Di T0 x D0

Trong đó: Ti : lao động của kỳ phân tích T0: lao động của kỳ trước Di : doanh thu của kỳ phân tích D0 : doanh thu của kỳ trước Nếu Ii < 1 tiết kiệm lao động so với kỳ trước Ii > 1 tăng phí lao động so với kỳ trước

Thông qua chỉ tiêu này khách sạn Điện Lực phân tích được tình hình lao động của doanh nghiệp trong các kỳ kinh doanh có hiệu quả không, kỳ sau có tiết kiệm hơn so với kỳ trước không, việc giảm nhân lực trong bộ máy hoạt động kinh doanh của khách sạn có làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, doanh thu của khách sạn hay không để có những phương án kịp thời và phù hợp với điều kiện khách sạn.

Dựa vào bảng trên ta tính chỉ số phân tích tình hình biến động lao động của khách sạn trong mối quan hệ với doanh thu của khách sạn qua 3 năm 2006, 2007, 2008 như sau:

Chỉ số so sánh giữa năm 2007 với năm 2006: 95

I = x 100% = 74.35%

12526.3 95 x

9312.8

Chỉ số so sánh giữa năm 2008 với năm 2007: 97

I = x 100% = 68.3 %

18724.9 95 x

12526.3

Thông qua việc tính toán chỉ số phân tích trên qua 3 năm, cho ta thấy được rằng tình hình sử dụng nhân lực của khách sạn đã gặt hái được những thành công nhất định, khách sạn đã tiết kiệm được lao động. Hai chỉ số được tính

toán qua 3 năm đều < 1, chỉ số năm 2008/2008 so với chỉ số năm 2007/2006 nhỏ hơn chứng tỏ năm 2008 khách sạn tiết kiệm được lao động so với năm 2007.

Như vậy chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao, nhưng chỉ số này cũng không thể quá nhỏ, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động vì áp lực công việc quá lớn, hơn nữa còn có khi lại ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách sạn. Tiết kiệm được lao động thì tức là người lao động đảm nhiệm được công việc nhiều hơn, nhưng chính điều đó cũng gây ảnh hưởng ngược lại đối với chất lượng phục vụ, kéo theo ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Người lao động phải chịu áp lực công việc lớn, đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, quá tải dẫn đến người lao động bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng phục vụ của nhân viên sẽ giảm xuống vì họ phải phục vụ quá nhiều khách hàng trong cùng một thời điểm mà không có thời gian nghỉ ngơi.

Như vậy, xem xét tiết kiệm lao động có hiệu quả hay không phải tính đến việc có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực hay không, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực hay không để có những giải pháp phù hợp tránh gây những tốn thất về nguồn nhân lưc, hiệu quả kinh doanh khách sạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn ĐiệnLực Hà Nội (Trang 56 - 60)