Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Điện Lực Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn ĐiệnLực Hà Nội (Trang 29 - 39)

Du lịch và khách sạn đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá, xã hội của cả nước, thủ đô Hà Nội có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh khách sạn với hiệu quả cao. Chính vì thế mà với vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội khách sạn Điện Lực đã tạo ra cho mình một lợi thế mà không phải khách sạn nào

cũng có được. Khách sạn Điện Lực với tổng diện tích 1760km2 bao gồm các khu vực sau:

• Nhà A ( 6 tầng ) gồm:

+ Khu vực đón tiếp khách của khách sạn: khu vực này khá rộng, bao gồm quầy lễ tân, quầy bán hang lưu niệm, quầy đổi tiền, phôtô và nơi đợi của khách.

+ Tiền sảnh tầng một và khu giải khát COFFETERIA, kết hợp là phòng ăn 150 chỗ và khu vực bếp tầng 1.

+ Các phòng nghỉ tầng 3 và hội trường lớn có thể phục vụ được 250 đại biểu họp.

+ Các phòng nghỉ từ tầng 4 đến tầng 6.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ phòng: tổng số phòng nghỉ của khách sạn Điện Lực là 69 phòng. mỗi phòng được trang bị những thiết bị hiện đai, đồng bộ và kiến trúc đa dạng như: hệ thống báo cháy, khoá an toàn, hệ thống chữa cháy tự động, nguồn điện xoay chiều 220/240, máy điều hoà, két an toàn, tủ lạnh, hệ thống truyền hình vệ tinh, hệ thống loa, dịch vụ điện thoại trong nước và quốc tế…ngoài ra trong phòng tắm còn có bồn tắm, máy sấy tóc, và phục vụ phòng có đồ ăn nóng, đồ ăn nhanh phục vụ 24/24.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lễ tân: bộ phận lễ tân được trang bị những thiết bị hiện đại nhằm xử lý công việc một cách nhanh chóng nhất bởi bộ phận lễ tân là những người đầu tiên tiếp xúc với khách, cần phải tạo ấn tượng thật tốt ngày từ đầu không để cho khách phải đợi lâu chính vì thế mà các trang thiết bị hiện đại là rất cần thiết, đặc biệt là trong môi trường thông tin như hiện nay. Các trang thiết bị của bộ phận lễ tân như máy fax, máy cà thẻ, máy photocopy, máy tính với các phần mềm chuyên dụng để xử lý và lưu trữ thông tin khách hang…

• Khu nhà biệt thự cổ gồm:

+ Tầng 1 : nơi làm việc của các phòng ban của khách sạn, khu nhà ăn B và đặc sản.

+ Tầng 3 gồm 4 phòng cho công đoàn Tổng công ty Điện Lực thuê làm văn phòng.

+ Tầng 2 gồm phòng làm việc của giám đốc, phòng thư ký tổng hợp, phòng họp quốc tế với 50 chỗ ngồi.

+ Khu hoa viên với dòng suối uốn lượn, vòi phun nước, hòn non bộ. Những bồn hoa, cây cảnh với cây đa cổ kính có từ vài chục năm mang đậm tính dân tộc Việt Nam. Để phục vụ cho việc thoả mãn hơn nữa nhu cầu của khách sạn cũng như làm tăng hiệu quả kinh doanh, hiện nay khách sạn đã đầu tư cải tạo khu vực tiền sảnh của hoa viên thành khu vực giải khát ngoài trời lịch sự, đẹp mắt và độc đáo.

+ Khu vực để xe ôtô, xe máy của công nhân viên, của khách đến thuê hội nghị hội thảo, tiệc cưới…

+ Khu ăn uống: trong khách sạn, toàn bộ nhà ăn, bếp, bàn đều được thiết kế theo tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh và được nối liền với khu lưu trú. Hai phòng ăn lớn với sức chứa 250 chỗ, ngoài ra còn có 4 phòng ăn nhỏ với sức chứa từ 30 – 60 chỗ. Trang thiết bị trong nhà hang được trang trí trang nhã, đẹp mắt tạo ra một không khí thực sự thoái mái khi khách vào thưởng thức các món ăn của khách sạn tại đây. Ngoài ra quầy bar của khách sạn được bố trí nằm cạnh hành lang phục vụ 24/24h, đáp ứng các nhu cầu giải khát cho khách. Khu vực bếp của khách sạn tuy đã được trang bị đầy đủ các thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho khách sạn nhưng do thời gian sử dụng đã lâu hơn nữa khách sạn chưa thực sự đầu tư vào các trang thiết bị cho nên có một số thiết bị bị xuống cấp, không đảm

bảo tiêu chuẩn phục vụ khách. Vì vậy muốn kinh doanh thực sự hiệu quả, khách sạn cần phải chú ý làm tốt tất cả các khâu của quá trình phục vụ khách từ những chi tiết nhỏ nhất, từ đầu cho đến cuối sản phẩm.

+ Khu vực dịch vụ bổ sung: hiện nay thu nhập của con người ngày càng cao, kéo theo đó nhu cầu của họ cũng ngày phức tạp và đòi hỏi sự thoả mãn ở cấp độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hang, khách sạn Điện Lực không ngừng phát hiện ra các nhu cầu đó và đưa ra các sản phẩm nhằm thoả mãn một cách tốt nhất những nhu cầu đó. Vì vậy mà hệ thống các dịch vụ bổ sung của khách sạn ngày càng được mở rộng không những cả về số lượng và chất lượng.

Dịch vụ điện thoại : phục vụ khách có nhu cầu gọi điện trong và ngoài nước với hệ thống điện thoại của Mỹ rất hiện đại.

Dịch vụ thuê hội trường : Khách sạn Điện Lực có một hội trường với sức chứa 250 chỗ ngoài ra còn có phòng hội thảo 50 chỗ với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới…

Ngoài ra còn có dịch vụ thuê ôtô: khách sạn Điện lực có đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm.

Khu massage: với các trang thiết bị hiện đại với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, kinh nghiệm đem đến cho khách hang sự thoả mãn cao nhất.

Trước đây, khi mới đi vào hoạt động thì các trang thiết bị trong khách sạn hầu hết là của Liên Xô, nhưng những năm gần đây khách sạn đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại hơn. Ti vi mầu có thể xem được hầu hết các chương trình trên thế giới, điện thoại có thể gọi trực tiếp từ phòng đi các nơi trong và ngoài nước. Trong phòng còn được trang bị internet giúp khách cập nhật thông tin, làm việc…

Năm 1996, để hoà nhập cùng với sự phát triển của các khách sạn khác trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo nhu cầu đi lại cho khách tại khách sạn được thuận tiện, khách sạn điện lực đã trang bị một hệ thống thang máy của Mỹ rất hiện đại.

Như vậy với cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối khá như vậy kết hợp với những lợi thế mà khách sạn có đươc( vị trí, nguồn khách ) nếu biết hoạt động đúng hướng khách sạn Điện lực sẽ ngày càng thành công, nó không chỉ được biết đến bởi đối tượng khách trong ngành điện nữa mà vươn xa hơn la khách ngoài ngành và khách quốc tế.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn Điện Lực:

Bất kỳ một công ty, một doanh nghiệp kinh doanh nào cơ cấu tổ chức của nó cũng có nhiều bộ phận khác nhau, cùng phối hợp làm nên hiệu qủa kinh doanh cho doanh nghiệp. Với một khách sạn cũng như vậy, nó cũng gồm có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện những chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm để phục vụ khách hang. Mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn Điện Lực được thể hiện ở mô hình sau:

Giám đốc

Phó Giám đốc

Trong mô hình đó bộ phận nào cũng quan trọng, đều có nhiệm vụ là phục vụ tốt khách hang và đem lai hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. Sau đây là chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong khách sạn Điện Lực:

Phòng Lễ Tân:

Phòng lễ tân bao gồm 3 bộ phận là Lễ tân, buồng và dịch vụ bổ sung. Ba bộ phận này chịu những trách nhiệm và vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết gắn liền không thể tách riêng trong quá trình phục vụ khách hang. Dưới đây là chức năng của từng bộ phận:

Tổ Lễ tân bao gồm các nhân viên tiếp tân, nhân viên trực điện thoại, nhân viên thanh toán và thu ngân. Tổ Lễ tân của khách sạn phục vụ 24/24 giờ trong ngày theo chế độ 3 ca.

Nhân viên lễ tân là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hang, họ sẽ là người tạo ra nhưng ấn tượng ban đầu với khách. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng nó ảnh hưởng nhiều đến quá trình phục vụ sau, khả năng hợp tác của khách đối với khách sạn chính vì thế mà nhân viên lễ tân còn được gọi là bộ mặt của khách sạn. Muốn có được sự hợp tác tốt giữa khách hang và khách sạn nhân viên lễ tân phải thực hiện tốt các công việc của mình với long nhiệt tình tận tâm phục vụ khách hang có như thế thì sản phẩm mà khách sạn mang đến cho khách hang mới thực sự có chất lượng. Nhân viên lễ tân của khách sạn Điện Lực thực hiện các công việc chính sau: điều phối việc thuê phòng của khách, làm đại diện cho khách sạn trong việc mở rộng các mối liên doanh, liên kết, là cầu nối giữa khách hang với các bộ phận khác của khách sạn, thay mặt cho khách sạn đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Lễ tân cũng là trung tâm phối hợp các hoạt động của các bộ phận khác nhau, giúp các bộ phận hoạt động một cách nhịp nhàng và có kế hoạch.

Ngoài ra bộ phận Lễ tân của khách sạn Điện lực còn có trách nhiệm tổng hợp, thanh toán đầy đủ kịp thời, chính xác mọi khoản nợ của khách, hang ngày phải có báo cáo với ban lãnh đạo về tình hình sử dụng buồng của khách sạn. Lễ tân cũng là người phải lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của khách về thực đơn, tiện nghi, giờ ăn…để thông báo kịp thời tới các bộ phận có liên quan nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tổ buồng hoạt động 24/24 giờ trong ngày hoạt động theo chế độ ca. Nhà buồng trực tiếp phục vụ việc lưu trú của khách tại khách sạn, có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh hang ngày các trang thiết bị, vệ sinh phòng khách sạn mang lại cho khách hang có những cảm giác thoải mái nhất.

Bộ phận Buồng có chức năng phối hợp với bộ phận Lễ tân theo dõi và quản lý việc thuê phòng ngủ, tổ chức đón tiếp và phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, đảm bảo an toàn cho khách trong phạm vi phòng ngủ, đảm bảo vệ sinh phòng sạch sẽ.

Tổ dịch vụ bổ sung: thực hiện các dịch vụ bổ sung khác như y tế, photocopy, tổ chức những chương trình du lịch, thu đổi ngoại tệ, làm thủ tục visa, hộ chiếu, thuê xe ôtô, đắng ký vé máy bay.

Ngoài ra tổ chức dịch vụ bổ sung còn phục vụ cho các hội nghị, hội thảo cho các tổ chức trong và ngoài ngành.

Bộ phận Nhà hàng:

Bộ phận Nhà hang có chức năng thoả mãn tối đa nhu cầu ăn uống của khách, họ có chức năng cụ thể sau: xây dựng thực đơn phong phú, nghiên cứu đặc điểm của khách hang để có những thực đơn phù hợp, tổ chức tốt các khâu mua hang, nhập kho, lưu trữ, tránh trường hợp thiếu nguyên liệu trong quá trình chế bíên món ăn hoặc nhiên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng

cần phải tránh tình trạng thừa dẫn đến hư hỏng gây lãng phí. Nhân viên trong bộ phận này cần phải có trình độ chuyên môn trong việc chế biến thức ăn cho khách sạn, đảm bảo vệ sinh, chất lượng dinh dưỡng các món ăn cho khách sạn. Làm tốt được những công việc đó không chỉ mang lại cho khách hang sự thoả mãn tốt nhất mà còn mang lại uy tín và hiệu quả kinh doanh cho khách sạn.

Nhà hàng bao gồm các bộ phận trực thuộc sau: tổ bếp, tổ bàn, tổ giải khát. Bộ phận nhà hang và bộ phận buồng là hai đơn vị sản xuất kinh doanh chính trực tiếp tạo ra nguồn thu chính cho khách sạn.

Bộ phận phụ trợ:

Phân xưởng phụ trợ có nhiệm vụ đảm bảo việc vận hành an toàn và liên tục đốí với toàn bộ hệ thống điện, nước phục vụ trong khách sạn. Bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa và thay thế các thiết bị khi cần. sửa chữa kịp thời các hỏng hóc để đảm bảo buồng phòng phục vụ khách. Bảo đảm vệ sinh và cảnh quan sạch đẹp trong khách sạn, tạo cho khách sạn một môi trường thoáng đãng thoái mái. thực sự thư giãn cho khách hàng. Phân xưởng phụ trợ bao gồm các bộ phận sau: tổ vận hành, sửa chữa, tổ vệ sinh công nghiệp, tổ giặt là, phụ trợ.

Như vậy bộ phận lễ tân, buồng, bộ phận phụ trợ đều có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể, đặc trưng cho từng bộ phận, nhưng bên cạnh đó các bộ phận này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau theo một thể thống nhất để phục vụ tốt nhất những nhu cầu của khách về ăn, ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách sạn. Mỗi bộ phận đều phải tự làm tốt nhiệm vụ và chức năng của mình, đồng thời phối hợp và giúp đỡ các bộ phận khác trong khách sạn hoàn thành tốt quy trình phục vụ khách. Bộ phận lễ tân là những người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, trực tiếp nghe yêu cầu của khách khi khách mới bắt đầu đến khách sạn. Bộ phận lễ tân thay mặt khách sạn ký hợp

đồng cho thuê buồng ngủ nhưng hợp đồng lại được thực hiện chủ yếu ở trên buồng. Do vậy, nhân viên bộ phận lễ tân phải nắm rõ các vấn đề thuộc về buồng ngủ trong khách sạn, như giá cả phòng, đặc điểm phòng, các trang thíêt bị trong phòng, vệ sinh buồng ngủ như thế nào, biết rõ ưu điểm của từng buồng, số lượng và các loại buồng để giới thiệu cho khách hàng và giúp khách lựa chọn loại buồng theo đúng yêu cầu sở thích và khả năng chi trả của khách. Đồng thời bộ phận buồng cũng phải thường xuyên báo cáo cho lễ tân biết tình trạng buồng như thế nào, số lượng buồng sẵn sàng phục vụ khách, số buồng cần sửa chữa để lễ tân chủ động trong việc thông báo và nhận đặt buồng của khách. Đối với các buồng hỏng bộ phận buồng cần thông báo kịp thời cho bộ phận sủa chữa để kịp thời sửa chữa và đưa vào kinh doanh thu lợi nhuận cho khách sạn tránh làng phí. Khi nhận đặt phòng của khách xong, bộ phận lễ tân cần phải báo cáo cho nhà hàng biết số lượng xuất ăn, tiêu chuẩn, giờ ăn như thế nào, đối với những khách hàng có yêu cầu riêng cần phải thông báo ngay cho nhà hàng tránh gây ra lỗi với khách. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ khách ăn uống thì bộ phận nhà hàng còn có trách nhiệm sau khi phục vụ khách xong thì phải chuyển hóa đơn xuống cho nhân viên lễ tân thực hiện việc thanh toán đối với khách. Nhân viên lễ tân của khách sạn còn chịu trách nhiệm của nhân viên thu ngân, hàng ngày phải nộp tiền cho phòng tài chính kế toán và hàng tháng giữa bộ phận lễ tân và phòng tài chính kế toán có sự đối chiếu theo dõi công nợ để kịp thời thu hồi công nợ…

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng có như thế hiệu quả kinh doanh của khách sạn mới ngày càng được tăng lên, tên tuổi của khách sạn sẽ được biết đến nhiều hơn, đời sống của nhân viên cũng được tăng lên nhờ mức lương cao...

Phòng tổng hợp :

Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức nhân sự, công văn giấy tờ, thủ tục hành chính, tổ chức kinh doanh, tiếp thị lên kế hoạch sản xuất, quản lý việc mua bán vật tư…

Chức năng của bộ phận tổng hợp bố trí nhân lực một cách hợp lý nhất đảm bảo cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất,đảm bảo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn ĐiệnLực Hà Nội (Trang 29 - 39)