B TSCĐ, đầu tư dài hạn 3,138,055,
1.5.2.1. Những mặt hạn chế trong công tác thẩm định
Trong công tác thẩm định của VPBank đã đạt được khá nhiều kết quả tốt, chất lượng thẩm định cao, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được đánh giá thấp, nằm trong mức độ cho phép. Tuy công tác thẩm định đạt kết quả tốt nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình thực hiện:
* Về phương pháp thẩm định: Tuy đã có phương pháp thẩm định khoa học nhưng vẫn còn thiếu sót ở một số mặt, đặc biệt là đối với phương pháp dự báo và phân tích độ nhạy. Việc áp dụng hai phương pháp này khi thẩm định phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Ngân hàng chưa áp dụng thống nhất các mô hình toán như hồi quy hay thống kê khi áp dụng phương pháp này. Điều này làm cho kết quả phân tích hay dự báo thiếu chính xác.
* Về nội dụng thẩm định: Ngân hàng thương mại cổ phần là một đơn vị kinh doanh đúng nghĩa của nó, điều họ quan tâm nhất là lợi nhuận thu được trên đồng vốn bỏ ra. Vì thế mà khi thẩm định dự án sẽ chú trọng vào phân tích tài chính hơn các khía cạnh khác, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của dự án. Đây là thực tế diễn ra ở tất cả các ngân hàng thương mại chứ không riêng gì VPbank.
Tuy rất chú trọng vào khía cạnh thẩm định tài chính nhưng nội dung thẩm định vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Các nội dung thẩm định tài chính dự án đầy đủ song việc sắp xếp chưa thật hợp lý trong mỗi phần, thậm chí trong mẫu báo cáo thẩm định, nội dụng thẩm định tổng chi phí đầu tư và nguồn tài trợ lại đưa ra ngoài nội dung thẩm định tài chính dự án.
Phương pháp thẩm định đã quan tâm đến yếu tố giá trị thời gian của tiền, đã có sự kết hợp giữa thẩm định về công nghệ, thị trường… Với tài chính dự án cũng như đánh giá dự án trong trạng thái đông song thực tế vẫn còn tồn tại những thiếu sót, bất hợp lý trong việc thẩm định các thông số tài chính trung gian cũng như việc áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án… có thể thấy sau đây:
- Thẩm định tổng vốn đầu tư, nguồn tài trợ: Trong tổng chi phí đầu tư dự án, lãi vay vốn dài hạn trong thời gian thi công cần được tính đến trong quá trình thẩm định. Do quá trình này dự án chưa tạo ra được sản phẩm, doanh thu nên cán bộ thẩm định khi tính thường bỏ qua chi phí này cũng như các khoản phí dự phòng nếu dự án không đề cập tới. Như vậy chi phí đầu tư không được dự tính đầy đủ sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến thời gian thi công bởi thâm hụt vốn đầu tư và chậm trả nợ.
- Cơ cấu, tốc độ bỏ vốn đầu tư: Ngân hàng cũng thường thụ động chấp nhận kế hoạch đưa ra trong dự án mà ít khi xem xét kỹ và có những sửa đổi bổ sung. Ngân hàng chưa chú ý đúng mức tới việc dựa vào tổng kết các dự án cùng loại đã được đầu tư có thể do VPbank tài trợ và các phạm vi khác nhau nếu có thể.
- Việc lập bảng dự toán tài chính: Thông thương ngân hàng chỉ lập các bảng dự toán doanh thu, chi phí, nguồn trả nợ và lich trả nợ hằng năm. Các báo cáo tài chính dự kiến trong những năm hoạt động của dự án như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyên tiền tệ… thường ít được đề cập tới. Như vậy, cơ sở cho việc phân tích khả năng thanh toán của dự án trong tương lai là không có, trong khi sự thiếu hụt tiền mặt tại một số năm trong quá trình thực hiện dự án hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó nguồn trả nợ sẽ không được đảm bảo.
- Trong việc xác đinh doanh thu hàng năm: Phụ thuộc công suất thực hiện dự kiến và bán sản phẩm dự kiến. Thực ra, công suất thực hiện phụ thuộc chủ yếu vao thị trường tiêu thụ sản phẩm là chính, ngoài ra còn các yếu tố khác như công nghệ, kỹ năng người lao động… Như vậy việc thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên khi tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường thì việc định lượng các nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án trong từng năm cũng còn hạn chế. Thông tin chủ yếu lấy từ một số nguồn tin chung, chưa đảm bảo độ chính xác. Cán bộ tín dụng thường chỉ phân tích thị trường một cách
định tính, mặt khác việc tính doanh thu thường dựa tren giá bán dự kiến trong dự án mà ít khi có sự thẩm định độ chính xác của giá sản phẩm trong tương lai. Như vậy doanh thu không được tính toán một cách chính xác, dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm của các chuyên gia, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ tin cậy của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án.
- Các khoản mục chi phí hoạt động: Việc xác định chi phí hoạt động dự án có vai trò rất quan trọng, nhưng với một số khoản chi phí mà mức quy định không rõ ràng như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý… Ngân hàng thường bỏ qua việc xác đinh lại mà lấy luôn số liệu do chủ đầu tư đưa lên bởi việc tính toán và xác định khá phức tạp. Bên cạnh đó ngân hàng lại không có thống kê các chỉ tiêu này của các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. Vì vậy việc thẩm định các khoản mục chi phí còn nhiêu điểm hạn chế, bất cập làm cho tính chính xác trong quá trình thẩm định dự án giảm xuống.
- Việc áp dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, khả năng trả nợ của dự án: Ngân hàng đã đưa ra tương đối đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, tính khả thi về mặt tài chính của dự án như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, điểm hòa vốn… Giá trị thời gian của tiền đã được quan tâm qua việc tính các chỉ tiêu NPV, IRR. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong việc sử dụng các chỉ tiêu này.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên được tính toán song nhiều khi chỉ là hình thức, mang tính chất tham khảo mà chưa được coi trọng như những chỉ tiêu cơ bản cho việc phân tích, đánh giá dự án về triển vọng cũng như độ an toàn tài chính.
Chỉ tiêu NPV phản ánh quy mô sinh lời của dự án do đó phải được tính toán cho cả đời dự án. Tuy nhiên ngân hàng chưa có một quy định nào về thời gian thẩm đinh: ngân hàng sẽ phân tích dự án trong bao nhiêu năm, đối với trương hợp tuổi đời dự án chưa xác định chính xác thì thẩm định như thế nào… Do đó việc chọn thời gian để thẩm định ở đây là khá tùy tiện và tùy thuộc vào cán bộ thẩm định. Thông thường, thời gian thẩm định chỉ trong khoảng thời gian vay vốn của dự án, ít khi tính cho cả đời dự án. Do đó vấn đề tìa sản thanh lý và vốn lưu động ròng thu hồi hầu như không được đặt ra. Giá trị NPV không được tính toán đúng cơ sở khoa học
của nó không thể hiện được đầy đủ ý nghĩa, cũng như quy mô sinh lời trong cả đời dự án mà chủ đầu tư nhận được.
Các chỉ tiêu tài chính khá đầy đủ tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố không được đề cập đến như:
+ Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C: Benefits - Cost Ratio).
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư hay còn gọi là hệ số hoàn vốn (RR: Rate of Return) tính cho hàng năm phản ánh mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhờ lợi nhuận thu được hàng năm.
+ Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần hàng năm, lợi nhuận cả đời dự án và lợi nhuận bình quân của dự án.
+ Chỉ tiêu tỷ số khả năng trả nợ của dự án (nguồn trả nợ hàng năm / nợ phải trả hàng năm) để đánh giá độ án toàn về khả năng trả nợ của dự án.
- Khi tiến hành phân tích độ nhạy dự án đầu tư: Ngân hàng thường chú trọng đến các yếu tố có tác động lớn như doanh thu, tổng chi phí hay chi phí nguyên vật liệu chính mà ít chú ý đến các yếu tố thường có sự thay đổi so với dự toán như tổng vốn đầu tư dự án, khả năng huy động công suất tối đa so với công suất thiết kế. Đây là những yế tố thường có sự biến động và phát sinh ngoài dự kiến. Vì vậy việc đánh giá các yếu tố này không tốt sẽ làm giảm đi tính chính xác trong quá trình thẩm định tài chính dự án.
- Những hạn chế trong phân tích rủi ro dự án: Việc phân tích rủi ro trong thẩm định tài chính dự án đầu tư mới chỉ dừng lại ở phân tích độ nhay và chưa có phần mềm chuyên dụng để áp dụng do vậy việc tính toán mất khá nhiều thời gian. Mặt khác việc phân tích cũng tương đối đơn giản, thông thường cho một trong số các yếu tố giá bán sản phẩm, công suất, giá các yếu tố đầu vào tăng hoặc giảm 5%, 10%... (khoảng dao động cũng không được xác định một cách có cơ sở mà tùy vào kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định) sau đó tính toán lại chỉ tiêu NPV, IRR. Biến động về tổng vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án không được tính đến. Việc chọn lựa mức dao động của các yếu tố không được gắn chặt với các thông tin trên thực tế, chưa đưa ra những kết luận cụ thể về mức rủi ro của dự án cũng như những nhân tố nào đáng chú ý. Chính sự thiếu sót này đã dẫn đến việc đánh giá các dự án
còn thiếu toàn diện, mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định và thiếu chính xác. Do đó sẽ gây ra việc bỏ lỡ các dự án tốt hoặc chấp nhận các dự án tồi, gây thiệt hại cho ngân hàng và xã hội.
* Về trình độ chuyên môn của các cán bộ thẩm định: VPBank trong quá trình hoạt đông đã rất quan tâm đến chất lượng trình độ của nhân viên, đã tổ chức tập huấn và đào tạo cán bộ dưới nhiều hình thức và chú trọng ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên nói chung và với cán bộ thẩm định phòng tín dụng nói riêng. Tuy nhiên trong đội ngũ nhân viên vẫn có một số hạn chế.
Đội ngũ cán bộ tham gia công tác thẩm định tại VPBank hầu hết là cử nhân và thạc sĩ kinh tế, không có các nhân viên là kỹ sư, chuyên về lĩnh vực kỹ thuật nên tầm hiểu biết về khía cạnh kỹ thuật là yếu. Trong khi có các dự án vay vốn tại ngân hàng lại đa dạng nghành nghề, yêu cầu cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực. Thẩm định về mặt pháp luật thì ngân hàng chưa có được đội ngũ cán bộ thẩm định thực sự có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực này. Ngân hàng đã tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cho một số cán bộ, cử đi tham gia các hội nghị và dự thảo… Tuy nhiên công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ còn chưa đồng bộ, hoàn chỉnh, chưa quan tâm đến đào tạo tay nghề cao gắn với lòng nhiệt thành gắn bó với sự phát triển của VPBank.
Phần lớn cán bộ có trình độ, kinh nghiệm tập trung ở Hội sở chính, sở giao dịch và các chi nhánh cấp 1, còn ở các chi nhánh cấp thấp trình độ năng lực của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về thị trường, công nghệ… Bên cạnh đó việc đào tạo, bồi dưỡng lại chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Sự hạn chế về năng lực của cán bộ tín dụng ở các chi nhánh làm cho việc thẩm định khó khăn, kéo dai thời gian vì những thiếu sót trong khâu thẩm định.
Việc phân bổ cán bộ tín dụng phụ trách cho vay với các dự án chưa khoa hoc, hiệu quả. Hiện nay, mỗi cán bộ tín dụng tại ngân hàng VPBank được phân công phụ trách một số khách hàng cố định, không tuân theo chuyên ngành và lĩnh vực kinh doanh. Như vậy sẽ gây khó khăn cho việc thu thập và xử lý thông tin, bởi một nhân viên không thể hiểu biết sâu sắc về tất cả các lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế. Mặt khác, việc thẩm định có thể không đảm bảo tính khách quan vì cán bộ tín dụng
thường có quan hệ lâu dìa với một số khách hàng do sự phân công và yêu cầu công việc. Bên cạnh đó ngân hàng chưa quy định rõ trách nhiệm của người thẩm định dự án trong quá trình thẩm định cho vay.
Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ tín dụng còn hạn chế, do đó gặp phải những khó khăn trong một số dự án, việc tham khảo về tài liệu thẩm định của nước ngoài, việc thẩm định dự án hiện đại hóa nghiệp vụ ngân hàng. Một số cán bộ chưa được sử dụng đúng chuyên môn nên khó trở thành những cán bộ giỏi, chuyên sâu.
* Hạn chế trong việc thu thập, xác minh và xử lý thông tin dự án:
Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu do doanh nghiệp chung cấp, và các thông tin trên báo chí. Hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin chuyên nghành còn hạn chế, chưa được phát huy hết tác dụng đối với công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau để phục vụ cho công tác thẩm định còn nhiều hạn chế, gây ra sự thiếu chính xác trong thông tin. Mặt khác thông tin trên các phương tiện thông tin, báo chí và internet còn thiếu nhất quán, có khi trái ngược nhau vì chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm đứng ra xác minh tính thiết thực của các thông tin, gây ra sự khó khăn cho cán bộ trong việc chọn lựa thông tin.
Mục đích của người đi vay là vay vốn nên nhiều trường hợp người đi vay làm sai lệch thông tin thực tế để được ngân hàng chấp nhận cho vay. Nếu cán bộ thẩm định không xem xét kỹ, thiếu kinh nghiệm… sẽ rất dễ xảy ra tình trạng chấp nhận các dự án không tốt, không phát hiện ra sai sót, gian lận trong khai báo số liệu của doanh nghiệp. Mặt khác, ngân hàng lại thiếu sự tăng cường liên kết giữa ngân hàng và người đi vay - chủ đầu tư - để ngân hàng có thể theo dõi quá trinh sử dụng vốn của nhà đầu tư và thông qua đó có thể giúp đỡ nhà đầu tư giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư.
Ngân hàng chưa có một bộ phận chức năng để đứng ra thu thập, xác định thông tin, các cán bộ thẩm định đều phải tự mình làm công việc này nên khó xác minh tính chính xác và đầy đủ. Tình trạng thông tin còn thiếu và chưa chính xác
trong quá trình thẩm định hiện nay tại các ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng dường như vẫn là vấn để phổ biến và khó giải quyết.