Chính phủ ban hành các nghị định và chỉ đạo các bộ ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan một cách kịp thời,cần có văn bản cụ thể quy định rõ ràng trách nhiệm giữa các bên đối với ngành và chính quyền địa phương phối hợp với nhau trong thẩm định và phê duyệt dự án.
Chính phủ nên chỉ đạo các ngành có liên quan xây dựng các chuẩn mực về hệ số tài chính của từng ngành, từng lĩnh vực làm cơ sở pháp lý cho việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chính phủ nên chỉ đạo bộ tài chính sớm ban hành quy chế bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toàn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận của kế toán.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN:
Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về TĐ DA, hỗ trợ các NHTM và nâng cao nghiệp vụ TĐ. Đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giữa các NHTM trong công tác TĐ.
NHNN nên lập phòng hỗ trợ cho công tác TĐ DA của NHTM. Phòng có nhiệm vụ giúp đỡ các NHTM, đặc biệt là các NH mới thành lập trong việc TĐ, nhằm giảm thiểu rủi ro các dự án trở thành nợ xấu.
NHNN hỗ trợ các NHTM việc thu thập thông tin đựợc chính xác.Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin tín dụng về hoạt động của DN có quan hệ tín dụng trong toàn hệ thống NHTM. Do vậy,NHNN cần kiện tòan và củng cố trung tâm CIC theo hướng thông tin cập nhật,đảm bảo chính xác của thông tin, truy cập thông tin nhanh chóng.Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu riêng trong đó: tập hợp thông tin cần thiết về các ngành kinh tế làm cơ sở cho hệ thống thông tin đồng bộ từ trên xuống.
NHNN nên ban hành những quy định bắt buộc yêu cầu các NHTM cung cấp thông tin đầy đủ cho trung tâm CIC .Đồng thời, NHNN nên có các chế tài xử lý đối với các Ngân hàng trong trường hợp thông tin không đầy đủ, không chính xác và không đảm bảo về mặt thời gian.