2.3.2.1 Giới thiệu chung về dự án và đặc điểm của dự án
- Mục đích đầu tư: Dự án đầu tư khai thác chế biến quặng sắt của Công ty Cổ phần Gang thép công nghiệp Việt Bắc nhằm mục đích
- Mua lại quyền khai thác 02 mỏ sắt tại Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. + Mỏ sắt Cự Lộc, xã Cự Tân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Mỏ sắt Cự Tuyên, xã Nguyên Giáp, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên. - Mua lại dây chuyền nghiền tuyển quặng.
Trong đó, quyền khai thác mỏ và dây chuyền tuyển quặng được mua lại của Công ty TNHH Đầu tư Đồng Đại.
- Sự cần thiết phải đầu tư:
Trước hết, đầu tư mua quyền khai thác quặng sắt và tài sản tại 2 mỏ nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho Xưởng chế biến nghiền tuyển quặng đang được xây dựng và Nhà máy luyện gang lò cao trong chiến lược phát triển của Công ty… Đây là những dự án nằm trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, nhất là sự ưu tiên phát triển đối với các huyện vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Thứ hai, khi thực hiện đầu tư dự án này sẽ tạo thêm việc làm mới cho người lao động có thu nhập cao và ổn định, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương và nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo cơ sở dịch vụ mới cho khu vực.
Thứ ba, đầu tư dự án sẽ tận dụng và khai thác được lợi thế về tài nguyên của địa phương, và các lợi thế về hạ tầng của cụm công nghiệp tại huyện Đại Từ.
2.3.2.2 Hồ sơ pháp lý của dự án - Giấy đề nghị vay vốn;
- Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc cấp lại giấy phép khai thác, chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Cự Lộc, xã Cự Tân huyện Đại Từ cho công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
- Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 22 tháng 03 năm 2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc cho phép Công ty TNHH Đầu tư thương mại Đồng Đại chuyển nhượng quyền khai thác, chế biến mỏ sắt xóm Trại, xã Nguyên Giáp huyện Đại Từ cho Công ty CP Gang Thép Công Nghiệp Việt Bắc.
- Quyết định số 349/QĐ-CT ngày 11 tháng 02 năm 2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc gia hạn giấy phép khai thác, chế biến mỏ sắt Cự Lộc, xã Cự Tân, huyện Đại Từ cho công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
- Quyết định số 1393/QĐ-CT ngày 06 tháng 05 năm 2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc cấp lại giấy phép khai thác, chế biến tận thu mỏ sắt Chiến Thắng, xã Cự Tân, huyện Đại Từ cho Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
Thái Nguyên, về việc thu hồi mỏ quặng sắt Cự Lộc, xã Cự Tân huyện Đại Từ hiện do công ty TNHH Quảng Đại quản lý khai thác và tận thu. Giao cho Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại quản lý và khai thác tận thu.
- Quyết định số 1453/QĐ-UB ngày 14 tháng 05 năm 2002 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc cho phép Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại quản lý và khai thác tận thu tại mỏ sắt Cự Lộc, xã Cự Tân, huyện Đại Từ
- Quyết định số 3001/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc chấp thuận sự án khai thác, chế biến và sản xuất Gang đúc của công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
- Quyết định số 905/QĐ-UBND ngày 24 tháng 04 năm 2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc thay đổi chủ đầu tư tại mục 2 điều 1, Quyết định số3001/QĐ- UBND ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên sang cho công ty CP Gang thép Công Nghiệp Việt Bắc.
Công văn số: 2569/BCN-CLH của Bộ Công Nghiệp gửi UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc xem xét ra hạn quyền khai thác chế biến quặng sắt tại ba điểm mỏ: Mỏ sắt Cự Tuyên, Mỏ sắt Chiến Thắng, Mỏ sắt Cự Tân lên 20 năm cho công ty CP Gang thép Công Nghiệp Việt Bắc.
- Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường ngày 17/09/2005 của phòng tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên về việc xác nhận dự án đầu tư chiều sâu lắp đặt dây chuyền khai thác, chế biến nghiền tuyển quặng sắt của công ty Đầu tư Thương Mại Đồng Đại tại xóm Trại, xã Cự Tân, Đại Từ, Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn môi trường ngày 14/06/2005.
- Quyết định số 3132/QĐ-UBND ngày 09 tháng11 năm 2006 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên, về việc xác nhận dự án đầu tư chiều sâu lắp đặt dây chuyền khai thác, chế biến nghiền tuyển quặng sắt của Công ty Đầu tư Thương mại Đồng Đại tại xóm Trại , xã Cự Tân, Đại Từ, Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn môi trường ngày 14/06/2005;
- Quyết định số 3132/QĐ - UBND ngày 09/11/2006 của UBND Tỉnh thái Nguyên về việc cập lại giấy phép sử dụng vật liệu cháy nổ công nghiệp cho Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Đồng Đại tại mỏ Cự Lộc, Cự Tân, Đại Từ, Thái Nguyên;
- Hợp đồng kinh tế số 01/2009/GTCN - Đ ĐC155 ngày 08/05/2009 ký giữa Công ty và Đoàn địa chất 153 về việc khảo sát địa chất quặng sắt khu Cự Lộc, Cự Tân – Đại
Từ, Thái Nguyên;
- Báo cáo đánh giá quặng sắt xóm Trại, xóm Trại huyện Đại Từ, Thái Nguyên của Đoàn địa chất 153.
- Hợp đồng kinh tế số 08/GTCN - ĐPH ngày 28/06/2009 ký giữa Công ty CP Gang thép Công nghiệp Việt Bắc và Công ty Đầu tư Thương mại Đồng Đại về việc chuyển nhượng quyền khai thác 02 mỏ quặng sắt: Mỏ quặng sắt xã Cự Tuyên và Cự Thắng.
- Biên bản họp ĐH ĐCĐ ngày 10/04/2009 về việc “Đầu tư dự án khai thác , chế biến quặng sắt”.
- Biên bản họp ĐHĐCĐ chấp thuận ký hợp đồng mua mỏ với Công ty Đầu tư thương mại Đồng Đại ngày 15/04/2009;
- Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 10/05/2009 về việc uỷ quyền cho Ông Đào Sơn Hà ký kết hợp đồng kinh tế mua lại quyền khai thác mỏ.
- Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 24/05/2009 về việc uỷ quyền cho Ông Tổng giám đốc Công ty ký kết các hợp đồng, chứng từ cầm cố, thế chấp các tài sản đảm bảo tiền vay vể vay vốn Ngân hàng và triển khai dự án.
- Biên bản họp HĐQT về việc đồng ý cầm cố, thế chấp các tài sản đảm bảo tiền vay tại ngân hàng ngày 10/06/2009;
- Tổng dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của Công ty;
- Quyết định của Chủ tịch HĐQT về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ngày 30/06/2009;
- Các hồ sơ yêu cầu bổ sung:
- Quyết định khai thác 02 mỏ sắt của UBND tỉnh Thái Nguyên thời hạn 20 năm cho Công ty;
- Chứng nhận của Phòng tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với mỏ sắt Cự Tuyên.
2.3.2.3 Phân tích thị trường sản phẩm của dự án - Giới thiệu sản phẩm của dự án:
Sản phẩm của dự án là Quặng sắt tinh chế có hàm lượng sắt đạt trên 60% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là nguyên liệu dùng cho ngành công nghiệp luyện phôi thép.
2.5.2.3.1 Khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Đối với thị trường phôi thép trong nước.
Quặng sắt tinh chế có hàm lượng kim loại đạt từ 60% trở lên là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành công nghiệp luyện thép dạng phôi. Do không đáp ứng được nguyên liệu từ quặng sắt tinh chế nên phần lớn các nhà máy luyện kim như Công ty thép Nam Đô, Công ty thép Hoà Phát… đều phải mua sắt thép phế liệu để luyện phôi thép, nhưng sản lượng rất thếp. Hàng năm chúng ta đều phải nhập hàng triệu tấn phôi thép từ nước ngoài để sản xuất thép nên giá thép trong nước phụ thuộc vào giá phôi thép trên thị trường nước ngoài. Trước tình hình đó, nhiều nhà đầu tư đã nghĩ đến phải nâng cao năng lực sản xuất phôi trong nước bằng cách đầu tư thiết bị công nghệ để sử dụng được nhiều loại nguyên liệu trong luyện kim, tận dụng ngay nguồn nhiên liệu trong nước là loại quặng sắt tinh chế có hàm lượng kim loại như trên. Vì thế nhu cầu về quặng sắt có hàm lượng trên là rất lớn.
Khẳ năng xuất khẩu:
Trung Quốc là quốc gia tiếp giáp với nước ta, có nhu cầu rất lớn về quặng sắt cho công nghiệp luyện kim. Quyết định của Nhà nước Trung Quốc về đóng cửa một số mỏ sắt của họ đã làm cho thị trường thép thế giới nói chung và thị trường quặng nói riêng ở nước ta trở nên sôi động hơn. Đây là cơ hội rất tốt cho lĩnh vực chế biến quặng sắt ở nước ta.
Ngoài ra các quốc gia khác gần nước ta như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… cũng có nhu cầu nhập khẩu về quặng sắt tinh chế hàng năm với khối lượng lớn.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của dự án:
Thời gian đầu quặng sắt khai thác của 02 mỏ trên sẽ được xuất khẩu cho các đối tác Trung Quốc. Qua buổi làm việc với lãnh đạo Công ty, quặng sắt sẽ được bán tại khai trường hoặc xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.
2.5.2.3.2 Khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
- Căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi thì theo đánh giá của hồ sơ lưu trữ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và đánh giá của Sở Tài Nguyên & Môi trường tỉnh Thái Nguyên, sơ bộ chất lượng và trữ lượng tại 2 mỏ cụ thể như sau:
+ Trữ lượng quặng nguyên khai khoảng 1 triệu tấn. + Hàm lượng Fe trong quặng ≥ 60%
+ Hệ số bóc: 9,5m3/tấn quặng nguyên khai. - Mỏ Cự Tuyên:
+ Trữ lượng quặng nguyên khai khoảng 600 ngàn tấn. + Hàm lượng Fe trong quặng ≥ 40%
+ Hệ số bóc: 1,8m3/tấn quặng nguyên khai.
- Công ty CP Gang thép Công nghiệp Việt Bắc đã ký hợp đồng kinh tế số: 01/2007/GTCN-ĐĐC155 ngày 8 tháng 5 năm 2007 với Đoàn địa chất 153 để tiến hành khảo sát địa chất tại điểm quặng xã Cự Tân, Cự Tuyên.
- Theo báo cáo của Đoàn Địa chất 153 thì trữ lượng của quặng tại 02 mỏ Cự Tuyên và Cự Tân:
+ Mỏ Cự Tuyên(Chiến Thắng): 600.000 tấn. + Mỏ xóm Trại (Cự Tân): 1.000.000 tấn. - Về hàm lượng sắt:
Theo kết quả lấy mẫu và thí nghiệm thì Hàm lượng sắt của các mỏ được xác định như sau:
+ Mỏ Cự Tuyên(Chiến Thắng):: Fe > 40% + Mỏ xóm Trại (Cự Tân): Fe khoảng 63%
Như vậy, theo báo cáo của Đoàn địa chất 153 thì trữ lượng và chất lượng của dự 02 mỏ sắt trên phù hợp với tính toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi, đủ đảm bảo cho hoạt động và hiệu quả của dự án.
2.3.2.4 Đánh giá các giải pháp kỹ thuật của dự án
2.5.2.4.1. Địa điểm đầu tư:
Dự án Đầu tư khai thác và chế biến Quặng sắt được Công ty Cổ phần Gang thép công nghiệp Việt Bắc quyết định xây dựng trên mặt bằng cũ của Công ty Đầu tư Thương mại Đồng Đại tại Mỏ sắt xóm Cự Lộc, xã Cự Tân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Đối với vị trí này Công ty có thể tận dụng được mặt bằng đã có sẵn, cải tạo và mở rộng nhà máydễ dàng, gần nguồn nước phục vụ cho sản xuất.
Tổng diện tích xây dựng khoảng: 3.500m2.
2.5.2.4.2. Quy mô và giới hạn của dự án:
- Mua lại quyền khai thác – chế biến quặng sắt hiện đang hoạt động tại mỏ: Cự Tuyên và Cự Lộc của Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Đồng Đại.
- Đầu tư bổ sung mua mới máy móc thiết bị khai thác, dây chuyền công nghệ chế biến để tăng công suất khai thác chế biến quặng sắt tại 2 mỏ quặng sắt trên.
- Dự án đầu tư khai thác chế biến quặng sắt của Công ty CP Gang thép Công nghiệp Việt Bắc thực hiện khai thác quặng thô từ 02 mỏ Cự Lộc và Cự Tuyên và nghiền tuyển đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiến tới cung cấp nguyên liệu cho dự án luyện gang của Công ty CP Gang thép công nghiệp Việt Bắc.
2.5.2.4.3. Công nghệ, thiết bị và giải pháp kỹ thuật:
Công suất của dự án được thực hiện theo 02 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Khai thác, chế biến 42 tấn tinh quặng sắt có hàm lượng Fe ≥ 60%/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Giai đoạn II: Từ năng thứ 5 trở đi Công ty sẽ tăng dần công suất khai táhc, chế biến quặng sắt để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy luyện gang lò cao theo chiến lược đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công nghệ:
Áp dụng công nghệ nghiền – sàng – tuyển từ (nâng cao hàm lượng Fe trong quặng). Đặc điểm của phương pháp này là: Quặng sắt sau khi khai thác được tuyển thô bằng thủ công, qua hệ thống sàng tuyển phân loại, những cục lớn dùng máy kẹp hàm đập nhỏ. Quặng sau sàng được đưa qua máy tuyển từ đó để nâng cao hàm lượng Fe trong quặng.
Phương pháp khai thác:
Dựa vào đặc điểm địa chất của 2 mỏ là các mỏ lộ thiên nên Công ty lựa chọn Công nghệ khai thác mỏ là công nghệ khai thác bằng tổ hợp thiết bị:
Máy xúc – máy gạt - Ôtô - kết hợp khoan nổ mìn (nếu có).
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của doanh nghiệp chưa đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi xem xét việc khai thác và chế biến quặng chủ đầu tư cần phải đáp ứng các nhu cầu về bảo vệ môi trường, như đảm bảo nguồn nước, bụi bẩn… Vì vậy, Công ty cần bổ sung biện pháp bảo vệ môi trường và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
2.5.2.5 Đánh giá tình hình tài chính của dự án
Bảng 2.6 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Đơn vị : triệu đồng
TT Vốn đầu tư Số tiền
I Vốn cố định 66.450
1 Xây lắp 20.540,3
2 Thiết bị 50.042,6
3 Kiến thiết cơ bản khác 4.254,5
4 Dự phòng 3.752,6
II Vốn lưu động 25.000
1 Tiền lương trong tháng 2.400
2 Nguyên, nhiên liệu 8.400
3 Tiền điện 2 tháng 2.500
4 Vật tư và thiết bị thay thế trong 4 tháng 5.500
5 Các chi phí khác trong 2 tháng 600
Tổng vốn đầu tư 81.620
Bảng 2.7 : Doanh thu và chi phí của dự án
Các chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng cộng
I..Chi phí (trđ ) 83.281 89.292 93.633 94.802 408.926
Chi phí trực tiếp ( trđ) 51.145 55.570 58.303 60.064 256.556
Lương GĐ (30tr/tháng) 490 490 490 490 1.950
Lương CB QL 10ng,12tr/tháng 2.560 2.560 2.560 2.560 7.800
Chi phí văn phòng ( trđ) 5.858 5.200 5.455 5.581 22.5645 Chi phí thuê chuyên gia
( 50tr/tháng )
2.440 2.440 .440 820 6.760
Chi phí XL môi trường (trđ ) 2.500 2.500 2.500 2.000 6.500
Lãi vay vốn LĐ(6 tháng, r = 10,5%/2 )
887 887 888 888 3.958
Chi phí vận chuyển ( trđ ) 25.000 26.500 27.500 28.000 87.000
Thuế tài nguyên ( trđ ) 2.200 2.320 2.400 2.440 6.960
Chi phí bán hàng ( trđ ) 4.841 4.6505 4.847 5.009 19.377
Chi phí XLRR ( trđ ) 2.000 600 600 600 4.000
II . Doanh thu ( trđ ) 73.636 205.000 211.364 214.545 621.818
Sản lượng quặng tinh ( tấn ) 200.000 265.000 275.000 280.000 960.000
Khả năng tiêu thụ 200.000 265.000 275.000 280.000 820.000
Doanh thu ( 0,7 triệu/tấn ) 80.000 215.500 222.500 226.000 664.000
Bảng 2.8. Lịch khấu hao
Đơn vị : triệu đồng
Tên tài sản Thời gian