3.5.1. Tình hình tiêu thụ
Quá trình hoạt động kinh doanh trong năm 2008 vừa qua, công ty đã đạt được một số chỉ tiêu như sau:
Sản lượng XK đạt 16.412.241 tấn, kim ngạch XK đạt khoảng 41 triệu USD tăng 110% so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2008 đạt gần 1.500 tỷđồng tăng 161% so với năm 2007. Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu NK cao hơn doanh thu XK là vì trong năm 2008, tình hình thế giới biến động, công ty cũng tập trung vào thị trường trong nước bên cạnh thị trường XK đểđảm bảo tăng trưởng. Chính vì vậy mà doanh thu nội địa tăng cao làm cho tổng doanh thu tăng.
3.5.2. Cơ cấu thị trường XK
Thị trường XK chủ yếu của công ty là thị trường Châu Âu chiếm 89,29%, kế đến là thị trường Châu Mỹ chiếm 5,71% và thị trường Châu Á chiếm 5%.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu 89,29% 5,71% 5,00% Châu âu Châu Mỹ Châu Á Hình 3.2: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu thị trường XK của công ty năm 2008
Thị trường Châu Âu: là thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mà thị trường chính của công ty lại là thị trường Châu Âu. Do đó, Công ty cần quản lý nghiêm ngặt an toàn vệ sinh thực phẩm để giữ thị phần hiện có và mở rộng thêm thị trường mới.
Thị trường Châu Mỹ: mà chủ yếu là thị trường Canada, cũng là một thị trường khó tính, đòi hỏi các yêu cầu rất cao nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường Châu Á: là thị trường tương đối dễ tính và chiếm tỷ trọng tương đối thấp
3.6. Thuận lợi và khó khăn 3.6.1. Thuận lợi 3.6.1. Thuận lợi
Quy trình sản xuất khép kín từ khâu chăn nuôi → chế biến → tiêu thụ sản phẩm. Khu vực chăn nuôi: lớn bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long: luôn đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho nhà máy chế biến.
Nhà máy chế biến hiện đại: với công suất 20.000 MT/năm và hệ thống kho lạnh với sức chứa lên đến 2,400 MT.
Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên quốc lộ 91, bên bờ sông Hậu, nhà máy chế biến Hiệp Thanh không chỉ nằm sát khu vực chăn nuôi của công ty mà còn năm trong vùng nuôi trồng cá tra lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, rất thuận lợi trong vận chuyển và thu mua và tiếp nhận nguyên liệu.
3.6.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong năm 2008 công ty CPCBTHS Hiệp Thanh cũng gặp không ít những khó khăn như:
Giá cả các loại vật tư, nguyên liệu, xăng dầu tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, năm 2008 là năm có nhiều biến động về giá cả trên thị trường quốc tế và nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới, lĩnh vực chế biến và XK ở nước ta cũng đã chịu nhiều tác động mạnh trong đó có công ty Hiệp Thanh.
Rào cản về thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước NK tương đối cao và ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi phải thực hiện "từ ao nuôi đến bàn ăn" và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm sẽ là trở ngại rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tốc độ phát triển của ngành nghề sản xuất cá tra, cá basa quá nhanh tạo áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm này trên mọi phương diện: giá cả, thị trường, nguyên liệu, lao động.
Chương 4. Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCP CB THS Hiệp Thanh
4.1. Những nguyên nhân gây biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2006 đến 2008
Trong mấy năm trước, tỷ giá giữa USD và VND khá ổn định, biến động thầp, nhưng trong năm 2008 tỷ giá tăng liên tục, biến động mạnh. Dưới đây là số liệu thống kê tỷ giá qua các tháng từ năm 2006 đến 2008.
15.000 15.500 16.000 16.500 17.000
Quí 1/06 Quí 2/06 Quí 3/06 Quí 4/06 Quí 1/07 Quí 2/07 Quí 3/07 Quí 4/07 Quí 1/08 Quí 2/08 Quí 3/08 Quí 4/08
Quí
VN
D
Tỷ giá USD/VND qua các quí
Hình 4.1: Biểu đổ thể hiện tỷ giá USD/VND từ 2006 đến 2008
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được sự biến động của tỷ giá giữa USD và VND qua các quí từ năm 2006 đến 2008. Nhìn chung, từ năm 2006 đến 2007, tỷ giá tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ từ 15.928 VND ở quí 1/2006 lên 16.174 VND vào quí 3/2007 và giảm xuống còn 16.060 VND vào quí 4/2007 và tiếp tục giảm đến 15.950 VND vào quí 1/2008, nhưng sau đó tỷ giá giữa USD và VND lại đổi chiều, tăng mạnh cho đến cuối năm 2008 và đạt 16.870 VND vào quí 4/2008.
Từ 2006 đến 2007, tỷ giá giữa USD và VND tương đối ổn định, chỉ từ năm 2008 tỷ giá mới bắt đầu tăng liên lục trong thời gian dài là do một số những nguyên nhân sau:
4.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế
Tính chung cả năm 2008, nhập siêu của Việt nam là 17.5 tỷ USD. Con số này thấp hơn mức được dự báo ban đầu. Tuy nhiên, việc nhập siêu phần nào được kềm chế chủ yếu là do NK của những tháng cuối năm không tăng cao, đặc biệt là NK nguyên liệu sản xuất. Trong khi đó, xuất khẩu mặc dù nhìn chung vẫn tăng và đạt 63 tỷ USD. Trong năm 2008 kim ngạch XK chỉ tăng 13.5%. Nếu xét chung về cán cân thanh toán, thì với việc dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài cả năm là 11.5 tỷ và tình hình kiều hối khoảng từ 6-8 tỷ USD thì nhìn chung cán cân thanh toán vẫn chưa rơi vào tình trạng thâm hụt.
Mặc dù cán cân thanh toán không thâm hụt, theo lý thuyết thì khi cán cân thanh toán thặng dư sẽ làm cho tỷ giá giảm do cung ngoại tệ trên thị trường tăng cao. Nhưng trên thực tế, năm 2008, tỷ giá lại tăng. Điều này là do có nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái chứ không chỉ riêng cán cân thanh toán. Các yếu tố này sẽ tác động vào tỷ giá hối đoái với nhiều mức độ khác nhau làm cho tỷ giá biến động, tùy vào mức độ của các yếu tố. 4.1.2. Lạm phát 0 5 10 15 20 25 2006 2007 2008 Năm T ỉ l ệ (% ) Lạm phát Hình 4.2: Biểu đồ biểu hiện tỉ lệ lạm phát qua các năm
Năm 2008 được coi như là một năm tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên qua. Khởi đầu từ một sự suy giảm nhẹ của nền kinh tế Mỹ rồi tiếp theo đó là cuộc khủng hoảng tín dụng và tài chính lan rộng trên toàn thế giới. Thị trường chứng khoán mất điểm liên tục, lạm phát tăng cao. Việt Nam là một nước có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới cho nên cũng không tránh khỏi bịảnh hưởng. Điển hình là tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm 2008 tăng cao 23%, tăng 10,4% so với năm 2007.
Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với đồng VND bị mất giá so với đồng USD và dẫn đến tỷ giá giữa USD và VND tăng lên. Năm 2008, chính phủ cũng thực hiện một số chính sách nhằm kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá USD/VND. Các động thái này cũng làm ảnh hưởng đến sự biến động của TGHĐ.
4.1.3. Lãi suất 0,00% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08 Tháng Lãi s u ấ t VND USD
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008
Từ đầu năm 2008 lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủđạo đồng USD. Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ 4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày 30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm và xuống 2,0%/năm trong tháng 3/2008, từđầu tháng 10/2008 xuống 1,5%/năm. Ngày 30/10/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD xuống còn 1,0%/năm, lần thứ 8 kể từ tháng 9/2007 và mức thấp nhất kể từ năm 2004. Từ ngày 16/12/2008, FED điều chỉnh lãi suất chủđạo đồng USD xuống còn 0 – 0,25%/năm.
Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến tháng 7/2008 các NHTM thường xuyên thực hiện tới 2 – 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, từ tháng 9/2008 mới điều chỉnh giảm nhẹ, đến tháng 10- 2008 lãi suất huy động vốn USD cao nhất còn 6,5%/năm và lãi suất cho vay USD bình quân còn 9%/năm. Đến cuối tháng 10/2008, lãi suất USD tiếp tục được các NHTM điều chỉnh giảm nhẹ hơn nữa, lãi suất huy động USD cao nhất xoay quanh mức 6%/năm và lãi suất cho vay USD xoay quanh mức 8,5%/năm. Đến tháng 12/2008, lãi suất huy động USD giảm xuống chỉ còn phổ biến ở mức 4,5% đến 5,0% đối với kỳ hạn 12 tháng và lãi suất cho vay USD cũng phổ biến ở mức 6,5% - 7,0%/năm.
Theo như lý thuyết thì khi lãi suất của đồng nội tệ cao hơn lãi suất của đồng ngoại tệ, người ta sẽ có xu hướng chuyển từđồng ngoại tệ sang nội tệđểđược hưởng lãi suất cao, điều này sẽ làm cho cầu về nội tệ tăng làm cho đồng nội tệ lên giá hay tỷ giá giảm. Nhưng trong trường hợp này là lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD, vào
quí 1/2008 lãi suất của VND vào khoảng 8,75%/năm còn lãi suất của USD theo FED là khoảng 3%/năm, một mức chênh lệch khá cao, theo lý thuyết người ta sẽ bán USD để mua về VND để hưởng lãi suất cao làm cho đồng VND tăng giá hay tỷ giá sẽ giảm. Nhưng trên thực tế, tỷ giá không giảm mà lại tăng điều này cho thấy rằng tỷ giá không chỉ bịảnh hưởng bởi một yếu tố là lãi suất mà còn bịảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Để minh chứng thêm cho điều này, ta xem xét thêm lãi suất của VND và USD vào những tháng cuối năm 2008. Vào tháng 10/2008 do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, lãi suất cơ bản của VND tăng cao kỷ lục lên 14%/năm trong khi đó lãi suất của USD lại giảm xuống còn khoảng 1%, lẽ ra tỷ giá sẽ giảm do cung ngoại tệ tăng hay cầu ngoại tệ tăng, đồng nội tệ lên giá nhưng tỷ giá lại tăng. Chứng tỏ tỷ giá không chỉ bịảnh hưởng của lãi suất mà còn do nhiều nguyên nhân khác.
4.1.4. Các nguyên nhân khác
a. Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ
Đứng trước tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, chính phủ Việt Nam cũng thực hiện một số chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và cũng có chủ trương áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt với biên độ phù hợp, do đó từ ngày 24/12/2006, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng từ ± 0,5% lên ± 0,75% so với tỷ giá do NHNN công bố. Từ ngày 10/3/2008, biên độ giao dịch ngoại tệ được điều chỉnh từ mức ± 0,75% tăng lên ± 1,0%. Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có Quyết định số 1436/QĐ-NHNN nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức ± 1% quy định từ ngày 10-3-2008, tăng lên ± 2% so với tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày 27/6/2008. Quyết định số 2635/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh biên độ mua bán ngoại tệ giao ngay của các TCTD đối với khách hàng từ ± 2% lên ±3% thực hiện từ 7/11/2008.Và kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh tăng 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.494 VNđ/USD tăng lên 16.989 VNđ/USD. Đây là mức điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng cao nhất trong một ngày từ nhiều năm qua. Với biên độ + 3%, tỷ giá mua bán của các NHTM nhìn chung cũng điều chỉnh tăng lên trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng của NHNN. Theo đó mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thích XK, kiểm soát nhập siêu và đảm bảo bền vững cán cân thanh toán quốc tế.
b. Yếu tố tâm lý
Ngoài những nguyên nhân đã làm cho tỷ giá giữa USD/VND tăng như đã trình bày còn một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là yếu tố tâm lý. Đa số người dân thường hay theo tâm lý đám đông, từ thị trường vàng, bất động sản, thị trường chứng khoán cho đến thị trường ngoại tệ. Yếu tố tâm lý đã làm cho tỷ giá vốn dĩ đã tăng nay lại càng tăng thêm. Nguyên nhân chính là do lạm phát trong năm 2008 tăng cao, giá tiêu dùng tăng đánh dấu sự giảm giá của đồng VND. Trước tình hình đó thì ai cũng muốn giữ tài sản của mình không bị mất giá, vì thế họ đã mua đồng USD để dự trữ, vì thấy tỷ giá đang tăng, như vậy là tỷ giá đã tăng nay lại còn tăng thêm.
Trên đây tác giả chỉ đưa ra một số nguyên nhân chính làm biến động tỷ giá USD/VND trong thời gian qua, trên thực tế thì còn rất nhiều những nguyên nhân khác theo ý kiến chủ quan của mỗi người. Tiếp theo đây chúng ta sẽđi phân tích sự tác động của tỷ giá USD/VND đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty.
4.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của CTCP CB THS Hiệp Thanh. THS Hiệp Thanh.
4.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến 2008
Bảng 4.1: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của CTCP CB THS Hiệp Thanh
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu 27.811.280.427 569.919.883.228 1.486.756.373.749 Lợi nhuận -562.066.861 -6.785.951.233 212.801.258 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy doanh thu của Công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 doanh thu đạt hơn 27 tỷđồng, đến năm 2007 tăng lên gần 600 tỷđồng và đến năm 2008 đã tăng lên gần 1.500 tỷ đồng, cho thấy được quy mô của công ty ngày một được mở rộng. Nhưng do mới thành lập được vài năm nên công ty vẫn còn chịu thua lỗ cụ thể năm 2006 công ty lỗ khoảng 562 triệu đồng, đến năm 2007 mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng công ty lại lỗ nặng gần 7 tỷđồng. Nguyên nhân chính là năm 2007, Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cạnh tranh gay gắt đã khiến công ty phải lỗ nặng như thế. Một mặt là do mới gia nhập tổ chức WTO, mặt khác là do công ty muốn tăng thị phần nên XK với giá phải chăng để sang năm 2008, bằng những chiến lược và chính sách của mình, công ty đã bắt đầu kiếm được lãi, mặc dù không cao nhưng đánh dấu được bước đầu phát triển của công ty, cụ thể là trong năm 2008 doanh thu của công ty tăng lên gần 1.500 tỷ và lợi nhuận là khoảng 200 triệu.
4.2.2. Kết quả doanh thu XK và nội địa qua các năm
Ở phần trước chúng ta đã phân tích tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty Hiệp Thanh từ năm 2006 đến 2008, trong phần này chúgn ta sẽđi sâu hơn vào tỷ trọng doanh thu XK và nội địa của công ty được tóm tắt trong bảng sau.
313,87 256,05 797,64 689,12 8,34 19,47 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 T ỷ đồ ng Doanh thu nội địa Doanh thu xuất khẩu
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu XK và nội địa so với tổng doanh thu