Đứng trước tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, chính phủ Việt Nam cũng thực hiện một số chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và cũng có chủ trương áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt với biên độ phù hợp, do đó từ ngày 24/12/2006, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng từ ± 0,5% lên ± 0,75% so với tỷ giá do NHNN công bố. Từ ngày 10/3/2008, biên độ giao dịch ngoại tệ được điều chỉnh từ mức ± 0,75% tăng lên ± 1,0%. Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có Quyết định số 1436/QĐ-NHNN nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức ± 1% quy định từ ngày 10-3-2008, tăng lên ± 2% so với tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày 27/6/2008. Quyết định số 2635/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh biên độ mua bán ngoại tệ giao ngay của các TCTD đối với khách hàng từ ± 2% lên ±3% thực hiện từ 7/11/2008.Và kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh tăng 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.494 VNđ/USD tăng lên 16.989 VNđ/USD. Đây là mức điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng cao nhất trong một ngày từ nhiều năm qua. Với biên độ + 3%, tỷ giá mua bán của các NHTM nhìn chung cũng điều chỉnh tăng lên trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng của NHNN. Theo đó mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thích XK, kiểm soát nhập siêu và đảm bảo bền vững cán cân thanh toán quốc tế.
b. Yếu tố tâm lý
Ngoài những nguyên nhân đã làm cho tỷ giá giữa USD/VND tăng như đã trình bày còn một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là yếu tố tâm lý. Đa số người dân thường hay theo tâm lý đám đông, từ thị trường vàng, bất động sản, thị trường chứng khoán cho đến thị trường ngoại tệ. Yếu tố tâm lý đã làm cho tỷ giá vốn dĩ đã tăng nay lại càng tăng thêm. Nguyên nhân chính là do lạm phát trong năm 2008 tăng cao, giá tiêu dùng tăng đánh dấu sự giảm giá của đồng VND. Trước tình hình đó thì ai cũng muốn giữ tài sản của mình không bị mất giá, vì thế họ đã mua đồng USD để dự trữ, vì thấy tỷ giá đang tăng, như vậy là tỷ giá đã tăng nay lại còn tăng thêm.
Trên đây tác giả chỉ đưa ra một số nguyên nhân chính làm biến động tỷ giá USD/VND trong thời gian qua, trên thực tế thì còn rất nhiều những nguyên nhân khác theo ý kiến chủ quan của mỗi người. Tiếp theo đây chúng ta sẽđi phân tích sự tác động của tỷ giá USD/VND đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty.
4.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của CTCP CB THS Hiệp Thanh. THS Hiệp Thanh.
4.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến 2008
Bảng 4.1: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của CTCP CB THS Hiệp Thanh
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu 27.811.280.427 569.919.883.228 1.486.756.373.749 Lợi nhuận -562.066.861 -6.785.951.233 212.801.258 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy doanh thu của Công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 doanh thu đạt hơn 27 tỷđồng, đến năm 2007 tăng lên gần 600 tỷđồng và đến năm 2008 đã tăng lên gần 1.500 tỷ đồng, cho thấy được quy mô của công ty ngày một được mở rộng. Nhưng do mới thành lập được vài năm nên công ty vẫn còn chịu thua lỗ cụ thể năm 2006 công ty lỗ khoảng 562 triệu đồng, đến năm 2007 mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng công ty lại lỗ nặng gần 7 tỷđồng. Nguyên nhân chính là năm 2007, Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cạnh tranh gay gắt đã khiến công ty phải lỗ nặng như thế. Một mặt là do mới gia nhập tổ chức WTO, mặt khác là do công ty muốn tăng thị phần nên XK với giá phải chăng để sang năm 2008, bằng những chiến lược và chính sách của mình, công ty đã bắt đầu kiếm được lãi, mặc dù không cao nhưng đánh dấu được bước đầu phát triển của công ty, cụ thể là trong năm 2008 doanh thu của công ty tăng lên gần 1.500 tỷ và lợi nhuận là khoảng 200 triệu.
4.2.2. Kết quả doanh thu XK và nội địa qua các năm
Ở phần trước chúng ta đã phân tích tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty Hiệp Thanh từ năm 2006 đến 2008, trong phần này chúgn ta sẽđi sâu hơn vào tỷ trọng doanh thu XK và nội địa của công ty được tóm tắt trong bảng sau.
313,87 256,05 797,64 689,12 8,34 19,47 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 T ỷ đồ ng Doanh thu nội địa Doanh thu xuất khẩu
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu XK và nội địa so với tổng doanh thu qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm, trong đó doanh thu XK và nội địa đều tăng với tốc độ khá cao. Năm 2006 doanh thu XK là 8,34 tỷ chiếm 30% trong tổng doanh thu và doanh thu nội địa chiếm 70% trong tổng doanh thu. Sang năm 2007, doanh thu XK tăng lên cả về tỷ trọng lẫn giá trị, doanh thu XK khoảng 313,87 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55% trong tổng doanh thu. Điều này cho thấy năm 2007, công ty đã từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, một thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù công ty vươn ra thị trường thế giới nhưng cũng không bỏ ngỏ thị trường trong nước với hơn 80 triệu dân, công ty cũng khai thác thị trường trong nước mặc dù tỷ trọng không cao nhưng về giá trị thì tăng rất đáng kể, từ 19,47 tỷ tăng lên 256,05 tỷ, chiếm 45% trong tổng doanh thu. Và cứ như thế, doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục, đến năm 2008 doanh thu của công ty đã đạt gần 1.500 tỷ, trong đó XK đạt 689,12 tỷ chiếm 46,35% và NK đạt 797,64 tỷ chiếm 53,65%. Như vậy trong năm 2008 này, tỷ trọng của doanh thu XK đã giảm xuống nhưng xét về mặt giá trị thì vẫn tăng cao so với năm 2007. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2008 là năm có nhiều bất ổn về kinh tế - tài chính trên toàn cầu, do đó mà công ty đã có sự thay đổi trong chiến lược của mình, tập trung vào thị trường trong nước, đểđảm bảo sự tăng trưởng. Việc công ty Hiệp Thanh tập trung vào thị trường trong nước chỉ là một giải pháp tức thời trong ngắn hạn để đối phó với tình hình biến động kinh tế thế giới
thôi. Sau đợt khủng hoảng này, kinh tếổn định hơn công ty sẽ tiếp tục với chiến lược dài hạn của mình là tập trung vào thị trường XK.
Bảng trên là những số liệu hạch toán bằng đồng Việt Nam (VND), trong thực tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh XK, doanh nghiệp thu về một lượng ngoại tệ gọi là kim ngạch XK. Từ kim ngạch này đem chuyển đổi thông qua tỷ giá giao dịch sẽ thu về đồng nội tệ. Sau đây là số liệu kim ngạch XNK.
4.2.3. Kim ngạch XNK 522 522 19.522 41.019 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2006 2007 2008 Năm Ng àn U S D Xuất khẩu
Hình 4.5: Biểu đồ biểu hiện kim ngạch XK của công ty qua các năm
Qua biểu đồ ta nhận thấy kim ngạch XK của công ty luôn tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt là từ năm 2006 đến năm 2007, kim ngạch XK tăng đến hơn 36 lần. Sở dĩ kim ngạch XK tăng với tốc độ cao như vậy là vì kim ngạch năm 2006 còn thấp, nhưng qua năm 2007 kim ngạch tăng đáng kể. Nhưng nếu so với tốc độ tăng từ năm 2007 đến 2008 thì mặc dù tốc độ tăng nhanh hơn nhưng xét về giá trị thì lại không bằng. Cụ thể là từ năm 2006, kim ngạch XK có giá trị khoảng 522 ngàn USD, xét về tốc độ tăng thì đến năm 2007 là khoảng 3.600% nhưng xét về giá trị thì chỉ tăng 19 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất năm 2008 tăng so với năm 2007 chỉ khoảng 110%, nhưng xét về giá trị thì tăng cao hơn, khoảng 21 triệu USD đưa kim ngạch XK lên 41 triệu USD vào năm 2008. Nguyên nhân làm cho kim ngạch XK ngày càng tăng như vậy là do công ty đã có những khách hàng quen thuộc và ngày càng nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
225 636 901 0 200 400 600 800 1.000 2006 2007 2008 Năm N gàn U SD Nhập khẩu
Hình 4.6: Biểu đồ biểu hiện kim ngạch NK của công ty qua các năm
Kim ngạch NK của công ty tăng khá đều qua các năm, không có sự biến động lớn và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch XNK. Năm 2006 kim ngạch NK của công ty là 225 ngàn USD chiếm 30,16% trong tổng kim ngạch. Sang năm 2007, kim ngạch NK là 636 ngàn USD, mặc dù giá trị tăng cao nhưng xét về tỷ trọng thì lại giảm xuống chỉ còn chiếm khoảng 3,15% trong tổng kim ngạch. Tương tự như năm 2007, năm 2008 kim ngạch NK của công ty xét về tỷ trọng cũng giảm xuống chỉ còn 2,15%. Nguyên nhân của sự sụt giảm về tỷ trọng này là do trong năm 2007 và 2008, kim ngạch XK của công ty tăng rất cao, còn NK thì vẫn tăng nhưng rất thấp, không đáng kể so với XK.
4.2.4. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến doanh thu XK và chi phí NK
Từ kim ngạch XK và tỷ giá USD/VND qua các năm, ta có thể tính được doanh thu XK của công ty. Đồng thời, từ kim ngạch NK và tỷ giá USD/VND qua cac năm ta có thể tính được chi phí NK của công ty. Cụ thể như sau.
Bảng 4.2: Biến động số lượng và giá cả USD qua các năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Tỷ giá USD/VND 15.990 16.078 16.800 88 722 Kim ngạch XK (ngàn USD) 522 19.522 41.019 19.000 21.497 Kim ngạch NK (ngàn USD) 225 636 901 410 265 Doanh thu XK (tỷVND) 8,347 313,875 689,119 305,528 375,244 Chi phí NK (tỷVND) 3,598 10,226 15,137 6,628 4,911 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh
a. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến doanh thu XK
Để phân tích sự biến động số lượng và giá cả USD ảnh hưởng đến doanh thu XK như thế nào ta sẽ tách riêng sự biến động về lượng và giá ra để phân tích từng biến động.
- Biến động lượng: Để phân tích sự biến động của số lượng USD ảnh hưởng đến doanh thu XK ta sẽ cố định giá USD không đổi và phân tích sự thay đổi của số kượng USD.
- Biến động giá: Tương tự như trên, ta sẽ cốđịnh số lượng USD để phân tích sự thay đổi của giá USD ảnh hưởng thế nào đến doanh thu XK.
Trước khi phân tích ta gọi các biến số sau:
Q0, Q1, Q2 lần lượt là số lượng USD thu về ( kim ngạch XK) năm 2006, 2007 và 2008 P0, P1, P2 lầnlượt là giá USD ( tỷ giá VND/USD bình quân) năm 2006, 2007 và 2008 Q0P0: Doanh thu XK năm 2006, theo số lượng USD 2006 và giá 2006
Q1P0: Doanh thu XK năm 2007, theo số lượng USD 2007 và giá 2006 Q1P1: Doanh thu XK năm 2007, theo số lượng USD 2007 và giá 2007 Q2P1: Doanh thu XK năm 2008, theo số lượng USD 2008 và giá 2007 Q2P2: Doanh thu XK năm 2008, theo số lượng USD 2008 và giá 2008
¾Biến động năm 2007 so với 2006
Hình 4.7: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến doanh thu XK 2007 so với doanh thu XK 2006 522 x 15.990 = 8,347 tỷ VND 19.522 x 15.990 = 312,157 tỷ VND 19.522 x 16.078 = 313,875 tỷ VND Biến động lượng 303,81 tỷ VND Biến động giá 1,718 tỷ VND Q0P0 Q1P0 Q1P1
Sơđồ trên giải thích sự biến động của doanh thu XK năm 2007 so với 2006. Bao gồm hai biến động:
- Biến động lượng USD: Năm 2007 kim ngạch XK tăng mạnh khoảng 19 triệu USD làm cho doanh thu XK tăng mạnh hơn 300 tỷ VND. Kim ngạch XK trong năm 2007 tăng là do Việt Nam vừa mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới, công ty Hiệp Thanh có cơ hội giao lưu hợp tác mua bán với các doanh nghiệp nước ngoài và công ty đang hướng ra thị trường XK, đang thâm nhập thị trường quốc tế làm cho kim ngạch XK tăng cao so với năm 2006.
- Biến động về giá USD: Năm 2007 tỷ giá USD/VND theo như phân tích ở trên thì không biến động mạnh, năm 2006 là 15.990 tăng lên 16.078 trong năm 2007. Chênh lệch chỉ có 88 đồng, do đó làm cho doanh thu XK tăng rất thấp, khoảng 1,7 tỷđồng.
Như vậy, tổng cộng cả hai biến động về lượng và giá thì làm cho doanh thu XK tăng khoảng 305 tỷ VND, trong đó biến động lượng làm tăng hơn 303 tỷ VND chiếm 99% và biến động giá làm tăng gần 2 tỷ VND chiếm 1% trong tổng biến động.
¾ Biến động năm 2008 so với 2007 19.522 x 16.078 = 313,875 tỷ VND 41.019 x 16.078 = 659,503 tỷ VND 41.019 x 16.800 = 689,119 tỷ VND Biến động lượng 345,628 tỷ VND Biến động giá 29,616 tỷ VND Q1P1 Q2P1 Q2P2
Hình 4.8: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến doanh thu XK 2008 so với doanh thu XK 2007
Sơđồ trên giải thích sự biến động của doanh thu XK năm 2008 so với 2007. Bao gồm hai biến động:
- Biến động lượng USD: Năm 2008 kim ngạch XK của công ty tăng mạnh, khoảng 21 triệu USD làm cho doanh thu XK cũng tăng cao, khoảng 345 tỷđồng. Lý do khiến cho kim ngạch XK của công ty tăng cao như vậy là do năm 2008, công ty đã có nhiều khách hàng quen thuộc và dần nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
- Biến động giá USD: Năm 2008 là năm được coi là năm bất ổn của tình hình kinh tế- tài chính thế giới, nhiều tập đoàn tài chính của Mỹđã phá sản, kinh tế Mỹ bị suy thoái.
tình hình kinh tế thế giới, lạm phát Việt Nam tăng cao, tỷ giá giữa USD/VND tăng cao làm cho doanh thu XK của công ty cũng tăng theo, cụ thể là tỷ giá tăng từ 16.078 VND lên 16.990 VND đã làm cho doanh thu XK tăng hơn 29 tỷđồng.
Như vậy, tổng hợp biến động về lượng và biến động về giá USD sẽ biết được sự thay đổi của doanh thu XK. Trên đây, biến động lượng làm doanh thu XK tăng hơn 345 tỷ đồng chiếm 92,2%, biến động về giá làm doanh thu XK tăng hơn 29 tỷđồng chiếm 7,8% trong tổng biến động. Tổng cộng doanh thu XK năm 2008 đã tăng khoảng 375 tỷ đồng so với năm 2007.
Tóm lại, doanh thu XK của công ty chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố, một là về sản lượng hay kim ngạch XK và hai chính là giá của USD. Trong đó, kim ngạch XK phản ánh năng lực của công ty, là yếu tố bên trong của công ty do đó có thể kiểm soát, điều chỉnh được. Còn yếu tố tỷ giá, đó là thuộc yếu tố vĩ mô, bên ngoài của công ty, do đó công ty không thể nào tác động vào được mà phải biết thích ứng, thích nghi với nó. Qua phân tích cũng thấy được rằng việc tỷ giá tăng trong thời gian qua cũng làm cho doanh thu tăng làm tăng lợi nhuận cho công ty. Nhưng trong thời gian tới tỷ giá sẽ biến động khó lường, không biết tăng hay giảm, nếu tăng thì có lợi cho công ty nhưng nếu giảm sẽ gây thiệt hại cho công ty. Vì vậy công ty cần có những dựđoán về xu hướng biến động của tỷ giá giữa USD/VND và có những biện pháp phòng tránh những trường hợp xấu để hạn chế tối đa rủi ro cho công ty.
b. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí NK