b. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí NK
4.2.5. Kim ngạch XK theo cơ cấu mặt hàng
Bảng 4.3: Kim ngạch XNK theo cơ cấu mặt hàng qua các năm
ĐVT: USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Kim ngạch XNK theo cơ
cấu mặt hàng
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
A. XK 521.788 100 19.521.989 100 41.018.946 100
1. Thủy sản 521.788 100 19.521.989 100 41.018.946 100
B. NK 225.367 100 635.742 100 900.980 100
1. Mì lát 201.410 89,37 580.115 91,25 857.853 95,21
2. Bả mì 23.957 10,63 55.627 8,75 43.127 4,79
Nguồn: Phòng kế toán công ty Hiệp Thanh
Cơ cấu mặt hàng XK của công ty chỉ có thủy sản, trong đó chủ yếu là các lọai cá tra, cá ba sa. Kim ngạch XK của công ty tăng lên qua các năm nhưđã giai thích ở phần
trên. Còn đối với các mặt hàng NK của công ty thì gồm có mì lát và bả mì, trong đó mì lát là đa số, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng XK khoảng 201.410 USD vào năm 2006, còn bả mì chỉ có 23.957 USD. Các mặt hàng NK của công ty cũng tăng khá đều qua các năm, mì lát 580.115 USD vào năm 2007 và 857.853 USD vào năm 2008. Còn bả mì tăng lên 55.627 USD vào năm 2007 và giảm xuống còn 43.127 USD vào năm 2008. Như vậy, các mặt hàng NK của công ty cũng tăng khá đều qua các năm nhưng với tốc độ chậm, không bằng tốc độ tăng của kim ngạch XK. Các mặt hàng NK này chủ yếu là nguyên liệu để phục vụ cho việc nuôi cá, do đó tăng cùng với sản lượng cá nuôi. Nhưng từ năm 2007, công ty cũng đổi các nhà cung cấp các mặt hàng này từ ngoài nước vào trong nước để tránh bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, do đó kim ngạch NK tăng không cao.