Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại công ty cổ phần bao bì tiền phong docx (Trang 43 - 52)

Bảng 2.11

DIỄN BIẾN TÀI SẢN VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN

TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007

Biến động

Tuyệt đối Tương đối A- Tài sản ngắn hạn 10.837.448.76 7 11.780.808.31 1 943.359.544 8,70% 1- Tiền và các khoản tương đương tiền

124.639.176 53.387.801 -71.251.375 -57,17%

2- Các khoản phải thu ngắn hạn 5.994.713.537 7.677.509.867 1.682.796.33 0 28,07% 3- Hàng tồn kho 4.298.153.792 3.966.694.035 -331.459.757 -7,71% 4- Tài sản ngắn hạn khác 419.942.262 83.216.608 -336.725.654 -80,18% B- Tài sản dài hạn 2.908.192.916 3.731.612.800 823.419.884 28,31% 1- Tài sản cố định hữu hình 2.738.477.666 3.585.306.550 846.828.884 30,92% 2- Tài sản cố định vô hình 169.715.250 146.306.250 -23.409.000 -13,79% Tổng cộng tài sản 13.745.641.68 3 15.512.421.11 1 1.766.779.42 8 12,85%

(Nguồn: Phòng tài chính & nhân sự- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)

Tổng tài sản năm 2007 cao hơn năm 2006, tăng từ 13.745.641.683 VND lên 15.512.421.111 VND, tức là 12,85%. Trong đó tăng về cả tài sản ngắn hạn và dài hạn. Chứng tỏ trong năm 2007, Công ty đã đầu tư vào cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng 8,70% thì tài sản dài hạn tăng 28,31%. Điều này cho thấy trong năm 2007 Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Xét trong mối quan hệ với tốc độ tăng của tiền: Tuy tổng tài sản gia tăng nhưng tốc độ tăng tiền năm 2007 lại thấp hơn năm 2006, cụ thể giảm tới 57,17%. Như vậy có thể thấy rằng số dư tiền mặt hiện có của Công ty chưa được đảm bảo, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty cũng như những quyết định thanh toán và giao dịch bất thường xảy ra. Sở dĩ xảy ra hiện tượng như vậy là do hai nguyên nhân, thứ nhất là trong năm 2007 Công ty đã mua máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất, thứ hai là tình hình thanh toán của khách hang vẫn còn tồn đọng. Bên cạnh tiền mặt tại quỹ thì tiền gửi ngân hang của Công ty cũng giảm từ 98.873.848 VND xuống còn 23.159.998 VND, Điều này sẽ gây áp lực cho tình hình thanh toán nhanh của Công ty.

- Xét trong mối quan hệ với các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Công ty tăng từ 5.994.713.537 VND năm 2006 lên 7.677.509.867 VND năm 2007, tức là tăng 28,07%. Đây là dấu hiệu không tốt, hơn nữa mức độ gia tăng chủ yếu là gia tăng khoản thu khách hang, từ 5.925.146.022 VND lên 7.612.238.991 VND, điều này cho thấy chính sách bán hang và thu tiền của Công ty còn hạn chế, vẫn còn tình trạng tiền tồn đọng tại các khách hang, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khoản tiền tại quỹ của Công ty bị sụt giảm.

- Xét trong mối quan hệ với hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2007 đã giảm so với năm 2006, từ 4.294.153.792 VND xuống còn 3.966.694.035 VND, tức là giảm 7,71%. Đây là tín hiệu khả quan cho Công ty, có thể thấy rằng tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty đã được cải thiện. Do hàng tồn kho giảm nên đã giảm chi phí bảo quản cũng như giảm áp lực về hàng hoá ứ đọng cho Công ty. Đồng thời có thể thấy rằng niềm tin của khách hàng về sản phẩm của Công ty đã đượ cải thiện đáng kể, đây là tín hiệu tốt để Công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên để thực sự hiệu quả thì Công ty cần kết hợp với nâng cao hiệu quả chính sách bán hang và thu tiền từ khách hàng.

- Các tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước và tài sản ngắn hạn khác. Tổng tài sản ngắn hạn khác của Công ty đã giảm từ 419.942.262 VND năm 2006 xuống còn 83.216.608 VND năm 2007, tức là giảm 80,18%. Điều này cũng có ảnh hưởng khồn tốt

đến tổng tài sản của Công ty cũng như triển vọng phát triển của Công ty trong tương lai. Công ty phải có những chính sách để khắc phục, giải quyết tình hình này.

Tài sản dài hạn của Công ty tăng đáng kể từ 2.908.192.916 VND năm 2006 lên 3.731.612.800 VND năm 2007, tức là tăng 28,31%. Nhưng mức tăng này chủ yếu là tăng tài sản cố định hữu hình, còn tài sản cố định vô hình có chiều hướng giảm. Xảy ra tình hình như vậy là do trong năm 2007 Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất thông qua việc mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này phù hợp trong chiến lược kinh doanh của Công ty, tận dụng lợi thế là sản phẩm của Công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường mà tiến hành mở rộng sản xuất, đem lại lợi nhuận cho Công ty và cán bộ công nhân viên.

Như vậy, nhìn chung tổng tài sản của Công ty đã tăng cả ở tài sản cố định và tài sản lưu động. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là khoản phải thu khách hàng của Công ty lại cũng gia tăng, đây là thực tế khó tránh khi sản lượng tiêu thụ của Công ty gia tăng đáng kể, nhưng nó đặt ra vấn đề là chính sách bán hàng của Công ty chưa thực sự hiệu quả, do đó nhà quản lý cần phải tìm được giải pháp chính sách bán hàng hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất về vốn luân chuyển của Công ty.

b) Phân tích kết cấu nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty

Bảng 2.12

KẾT CẤU NGUỒN VỐN VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN

NGUỒN VỐN Năm 2006 Năm 2007

Biến động

Tuyệt đối Tương đối A- Nợ phải trả 11.015.689.10 1 13.012.246.53 1 1.996.557.43 0 18,12% 1- Nợ ngắn hạn 6.515.689.101 8.512.246.531 1.996.557.43 0 30,64%

2- Nợ dài hạn 4.500.000.000 4.500.000.000 0 0% B- Vốn chủ sở hữu 2.729.952.582 2.500.174.580 -229.778.002 -8,42% Tổng cộng nguồn vốn 13.745.641.68 3 15.512.421.11 1 1.766.779.42 8 12,85%

(Nguồn: Phòng tài chính & nhân sự- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)

Theo kết quả phân tích ở trên thì tổng nguồn vốn của Công ty cũng gia tăng, từ 13.745.641.683 VND năm 2006 lên 15.512.421.111 VND năm 2007, tưc là tăng 12,85%. Xét một cách tổng thể thì đây là dấu hiệu khả quan cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tuy nhiên sự gia tăng này lại chủ yếu ở nợ ngắn hạn, cụ thể là từ 6.515.689.101 VND lên 8.512.246.531 VND, tức là tăng 30,64%. Điều này chứng tỏ Công ty đã tập trung vào vay ngắn hạn để đầu tư. Việc sử dụng vay ngắn hạn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sẽ gây gánh nặng cho hoạt động sản xuất của Công ty trong khi khả năng thanh toán của Công ty vãn còn chưa đáp ứng kịp. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần có những chính sách thu hồi số nợ của khách hàng một cách có hiệu quả, hay nói cách khác là cải thiện chính sách bán hàng, tránh tình trạng nợ tới hạn phải trả mà số phải thu khách hàng vẫn còn tồn đọng và ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Công ty cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Bảng 2.13

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Biến động

Tuyệt đối Tương đối Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ

22.113.504.463 29.620.346.613 7.506.842.150 33,95%

Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 22.093.429.463 29.600.915.213 7.507.485.750 33,98% Giá vốn hàng bán 20.436.925.750 27.473.769.155 7.036.843.400 34,43% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.656.503.713 2.127.146.058 470.642.345 28,41%

Doanh thu hoạt động tài chính

5.366.401 10.146.578 4.780.177 89,08%

Chi phí tài chính 691.663.359 893.291.037 201.627.678 29,15%

Chi phí bán hàng 796.662.186 636.600.396 -160.061.790 -

20,09% Chi phí quản lý doanh

nghiệp

819.562.644 1.007.674.995 188.112.351 22,95%

Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh -646.018.075 -400.273.792 157.744.283 - 24,42% Thu nhập khác 163.771.755 158.612.071 -5.159.684 -3,15% Chi phí khác - - - - Lợi nhuận khác 163.771.755 158.612.071 -5.159.684 -3,15% Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế

-482.246.320 -241.661.721 240.584.599 - 49.89% Chi phí thuế TNDN hiện

hành

- - - -

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

- - - -

Lợi nhuận sau thuế TNDN

-482.246.320 -241.661.721 240.584.599 - 49,89%

Lãi cơ bản trên cổ phiếu -12.056 -6.042 6.014 -

49,89%

Qua bảng tổng kết trên, ta thấy năm 2006 tổng doanh thu đạt 22.113.504.463 đồng, năm 2007 đạt 29.620.346.613 đồng. Nhu vậy là tăng 33,95%, tương ứng với số tiền là 7.506.842.150 đồng. Năm 2007 doanh thu tăng là do Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ, bao gồm các bạn hàng lớn như:

- Công ty vật liệu xây dựng kỹ thuật cao - Công ty TACD Hoàng Sơn

- Công ty CP Trang Việt Tiến

- Công ty TNHH hoá chất và phụ gia

- Công ty TNHH nhựa và hoá chất Nam Hoa - Công ty TNHH S.I.K Việt Nam

Đạt được kết quả đó là do Công ty đặt mục tiêu chất lượng hang hoá lên trên hết, nắm bặt được kịp thời diễn biến giá cả trên thị trường để điều chỉnh giá bán cho phù hợp và có tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Công ty làm tốt công tác tiếp thị khách hang, đảm bảo quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi. Chính vì vậy mà doanh thu của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau:

Bảng 2.14

DOANH THU SẢN XUẤT

Doanh thu Giá trị Biến động

Năm 2006 VND

Năm 2007 VND

Tuyệt đối Tương đối

Bao PP 1.513.616.383 1.386.224.434 -127.391.949 -8,42% Bao xi măng 19.456.287.178 25.508.920.459 6.052.633.280 31,11% Mành PP 668.772.196 2.383.925.765 1.715.153.569 256,46%

Mành KP 62.320.000 33.590.453 -28.729.547 -46,10%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo bán hàng năm 2006-2007 Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)

Doanh thu sản xuất bao PP giảm 8,42% và mành kp giảm 46,10% là do một số cơ sở đã dùng bao tráng giấy để thay thế cho bao PP và một số đơn vị đã đầu tư dây chuyền sản xuất mành KP để tự cung cấp cho mình (Như Công ty CP bao bì xi măng Hải Phòng

và Công ty TNHH vật liệu xây lắp Đà Nẵng đã từng là hai bạn hang lớn của Công ty). Hơn nữa, thị trường nguyên liệu trong năm vừa qua biến động mạnh, giá nguyên liệu nhựa tăng từ 30 - 40%. Trong khi đầu vào tăng mạnh thì giá sản phẩm đầu ra chỉ tăng 10- 15%, sản xuất rất ít khi cân đối được nên bị lỗ, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty. Tuy nhiên tỷ trọng của hai mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn Công ty nên khi doanh thu của hai mặt hàng này giảm thì mức độ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng không quá lớn. Trong khi đó thì bao xi măng và mành PP lại có doanh thu tăng rất nhanh, doanh thu bao xi măng tăng 31,11% và mành PP tăng 256,46%, hơn nữa hai mặt hàng này lại chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty nên nhìn chung đã làm cho doanh thu của Công ty tăng đáng kể.

Chỉ tiêu chi phí của Công ty trong năm 2006- 2007 đã tăng từ 21.768.822.848 đồng lên 29.499.784.391 đồng, tăng 7.730.961.550 đồng, tương đương với 35,51%, Nhìn chung hầu hết các loại chi phí của Công ty đều gia tăng, trong đó chi phí sản xuất kinh doanh như sau:

Bảng 2.15

CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Chi phí Giá trị Biến động Năm 2006 VND Năm 2007 VND Tuyệt đối Tương đối Chi phí nguyên liệu, vật liệu 17.302.891.789 24.178.491.611 6.875.599.830 39,74%

Chi phí nhân công

1.643.206.679 2.328.635.626 685.428.947 41,71%

Chi phí khấu hao TSCĐ 819.944.389 489.424.121 -330.520.268 -40,31% Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.136.177.620 891.552.293 -244.625.327 -21,53% Chi phí khác bằng tiền 866.602.371 1.611.680.740 745.078.369 85,98% Cộng 21.768.822.848 29.499.784.391 7.730.961.550 35,51%

(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)

Lợi nhuận năm 2006 bị lỗ 482.246.320 đồng, năm 2007 bị lỗ 241.661.721 đồng. Như vậy là lợi nhuận của Công ty đã tăng 240.584.599 đồng, tương ứng với giảm 49,89% khoản bị lỗ, không đạt mục tiêu đã đề ra. Nguyên nhân là do mặc dù doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 là 33,95% nhưng chi phí của Công ty lại tăng 35,52%, do đó Công ty vẫn chưa có lợi nhuận. Tuy lợi nhuận của Công ty đã có xu hướng gia tăng nhưng vẫn luôn bị âm. Điều này đặt ra rất nhiều vấn đề cho Công ty, để tăng lợi nhuận và đạt lựo nhuận dương thì bên cạnh việc tiếp tục duy trì và cải thiện tốc độ tăng doanh thu thì Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để có thể giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

d) Phân tích tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước

Bảng 2.16

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC Yếu tố chi phí

Giá trị Biến động

Năm 2006 VND

Năm 2007

VND Tuyệt đối Tương đối Thuế GTGT phải nộp 125.234.574 95.200.725 -30.033.849 -23,98%

Thuế TNDN x x

Cộng 334.116.779 391.213.728 57.096.949 17,09%

(Nguồn: Phòng tài chính & nhân sự- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)

Tổng chỉ tiêu nộp Ngân sách Nhà nước năm 2007 so với năm 2006 tăng một con số tuyệt đối là 57.096.949 đồng, tương ứng với 17,09% bao gồm các khoản: Thuế Giá trị gia tăng phải nộp, thuế Thu nhập doanh nghiệp, nộp Bảo hiểm Xã hội.

Thuế GTGT phải nộp năm 2006 là 125.234.574 đồng, năm 2007 là 95.200.725 đồng, giảm 23,98% tương ứng với 30.033.849 đồng. Khoản thuế này giảm là do trong năm 2007 Công ty nhập 04 chiếc máy dệt và 64 chiếc máy cuộn sợi của máy kéo sợi mà kê khai nhập khẩu lô hàng này Công ty xin hoàn thuế nên số lượng hang hoá bán ra so với giá trị hang nhập khẩu là nhỏ hơn. Vì vậy thuế GTGT nộp năm 2007 là ít hơn so với năm trước.

Thuế TNDN Công ty được miễn không phải nộp do Công ty hoạt động bị lỗ. Khoản nộp BHXH tăng 41,71% tương ứng với số tuyệt đối là 87.130.798 đồng, nguyên nhân là do Nhà nước có chính sách tăng lương cho cán bộ công nhân viên.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước nên số thuế phát sinh đến đâu, Công ty kê khai và nộp đến đó không để tồn đọng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại công ty cổ phần bao bì tiền phong docx (Trang 43 - 52)