Để quản lý tài chính, Công ty tiến hành hoạch định tài chính. Công tác hoạch điịnh tài chính của Công ty tập trung vào việc lựa chọn phương án hoạt động cho Công ty trong tương lai. Các kế hoạch tài chính cảu Công ty được xây dựng dựa trên các mục tiêu phát triển tổng thể của Công ty và mục tiêu quản lý tài chính của Công ty. Công tác hoach định tài chính của Công ty được xây dựng dựa trên việc xem xét tình hình huy động và sử dụng nguồn tài chính của Công ty, sự biến động của thị trường, từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Các kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên cơ sở là định hướng của các chính sách kinh tế xã hội chung, các chính sách của từng ngành và chính sách cụ thể của Công ty.
Quy trình hoạch định tài chính của Công ty được thực hiện như sau:
Công ty tiến hành phân tích môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Các nhà quản lý nghiên cứu thị trường hang hoá về các sản phẩm bao bì, thị trường tài chính ngân hàng… để thấy được những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đã, đang gặp phải hay còn đang tiềm ẩn.
Tiến hành nghiên cứu và phân tích môi trường bên trong của Công ty thông qua kết quả hoạt động, thực trạng huy động và sử dụng các nguồn vốn… để có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, từ đó các nhà quản lý có được định hướng và cơ sở cho các bước tiếp theo.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty, trưởng phòng tài chính và ban lãnh đạo Công ty đặt ra mục tiêu hoạt động cho năm tài chính tiếp theo. Mục tiêu hoạt động tài chính năm 2007 của Công ty được thống nhất như sau:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 35%
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt -100% ( Năm 2006 Công ty bị lỗ nên lợi nhuận đạt âm, mục tiêu của Công ty là năm 2007 Công ty sẽ không bị lỗ).
- Các chỉ tiêu tài chính dự kiến cho năm tài chính 2007 như sau:
Bảng 2.1
MỤC TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2007 Chỉ tiêu Mục tiêu
năm 2007
Đơn vị tính 1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiệ thời 1,2 Lần
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.8 Lần
2. Nhóm chỉ tiêu đăc trưng về kết cấu tài chính
Hệ số thanh toán lợi tức vay 1,2 Lần
3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động, sử dụng các nguồn lực
Số vòng quay vật tư- hàng hoá 9,0 Lần
Kỳ thu tiền trung bình 50,0 Lần
Số vòng quay vốn lưu động 3,5 Lần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định 10,0 Lần
Hệ số vòng quay toàn bộ vốn 2,0 Lần
4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ 1,5 %
Doanh lợi vốn 4,0 %
Doanh lợi vốn tự có 8,0 %
Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu
Phòng tài chính cùng với ban giám đốc đưa ra những phương án thực hiện để đạt được mục tiêu trên cơ sở phù hợp với tình hình tài chính của Công ty và có tính khả thi cao.
Bước 4: Đánh giá các phương án
Các nhà quản lý tiến hành phân tích và đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu. Quá trình đánh giá được dựa chủ yếu vào việc so sánh các chỉ tiêu tài chính cũng như độ khả dụng của các phương án. Phương án được lựa chọn là phương án mang lại hiệu quả cao nhất và có tính khả thi cao.
Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu và triển khai phương án
Sauk hi đánh giá các phương án và lựa chọn được phương án tài chính tối ưu, tiến hành thể chế hoá kế hoạch tài chính và phổ biến xuống toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ rang cho từng bộ phận có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính.
Kiểm tra tài chính là công việc Công ty phải tiến hành thường kỳ. Kiểm tra tài chính giúp cho người quản lý Công ty kịp thời phát hiện những sai lệch, cơ hội và thách thức khó khăn trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty để từ đó kịp thời ra những quyết định hữu hiệu để giải quyết những khó khăn cũng như giải pháp để phân phối các nguồn tài chính của Công ty một cách có hiệu quả hơn.
Nguyên tắc kiểm tra tài chính của Công ty được thống nhất như sau:
- Công tác kiểm tra tài chính được thực hiện trên cơ sở tuân thủ hiến pháp và pháp luật. - Kiểm tra phải thực hiện một cách chính xác, công khai và được tiến hành thường xuyên. Mọi cá nhân, phòng ban đều được phổ biến kế hoạch và các kết quả kiểm tra tài chính. - Công tác kiểm tra tài chính của Công ty có hai mục tiêu trọng yếu cần đảm bảo là hiệu lực và hiệu quả.
Bản chất kiểm tra tài chính của Công ty:
- Bộ phận tài chính của Công ty tiến hành kiểm tra tiến độ huy động vốn và nguồn khai thác vốn, đối chiếu với kế hoạch tài chính mà Công ty đã đặt ra.
- Kiểm tra quá trình phân phối các nguồn tài chính của Công ty, so sánh xem có đảm bảo như kế hoạch và có khách quan hay không.
- Tiến hành kiểm tra thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của Công ty.
- Kiểm tra tài chính phải đảm bảo tính toàn diện, tức là tiến hành kiểm tra mọi mặt, mọi lĩnh vực, kiểm tra mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình quản lý của Công ty.
Cách thức tiến hành kiểm tra tài chính của Công ty như sau:
Công ty tiến hành công tác kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực hiện kế hoạch tài chính. Kiểm tra tài chính nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính. Tiến hành kiểm tra tài chính suốt quá trình thực hiện kế hoạch tài chính để có thể đánh giá và so sánh xem việc thực hiện kế hoạch tài chính có thực sự có hiệu quả không, đồng thời có thể rút ra và tích luỹ được những kinh nghiệm cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch tài chính sau một cách có hiệu quả hơn nhằm hướng tới mục tiêu chung của Công ty.
2.2.3. Quản lý vốn luân chuyển
Đối với một tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung, để có thể được thành lập và tồn tại thì điều kiện tiên quyết chính là vốn. Do đó, Công ty luôn coi vấn đề quản lý vốn là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Công tác quản lý vốn của Công ty gồm nhiều khâu và đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc như xác định nhu cầu vốn, xác định cơ cấu vốn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao, bảo tồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn… Đối với Công ty thì quản lý vốn bao gồm 3 mảng lớn là quản lý vốn cố định, quản lý vốn lưu động và quản lý vốn đầu tư tài chính.