tên sản phẩm làm ra, thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế, tổng giá trị thiết bị nhập khẩu đã được xác định.
- Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư theo VNĐ hoặc quy đổi theo tỷ giá nhất định, nguồn vốn (chú ý đến nguồn vốn vay) phải ghi rõ số tiền vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đặc biệt là vốn vay trung hạn hay dài hạn, số tiền vay, lãi suất.
- Tổ chức xây dựng dự án: Đảm bảo thực hiện đúng Nghị định 52/NĐ – CP về chi phí quản lý xây dựng cơ bản, thời gian xây dựng và khai thác dự án.
- Xem xét khả năng cung cấp đầu vào sản xuất: bao gồm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án: điện, nhiên liệu, lao động và các yếu tố đầu vào khác như nguồn cung cấp bao bì, phụ tùng thay thế…
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: bao gồm có xem xét nhu cầu thị trường hiện tại và nhu cầu thị trường tương lai.
+ Nhu cầu thị trường hiện tại: phải xác định nhu cầu tiêu thụ trong nước, ngoài nước, mức thu nhập bình quân đầu người của từng vùng thị trường tiêu thụ, thói quen, tập quán tiêu dùng của người địa phương. Công thức tính nhu cầu thị trường như sau:
Tổng mức tiêu thụ = Tổng tồn kho đầu kỳ + Tổng SP sản xuất trong kỳ + Tổng nhập khẩu - Tổng xuất khẩu - Tổng tồn kho cuối kỳ
Công thức này có thể áp dụng để tính nhu cầu cho từng loại sản phẩm cùng loại trong thời gian nhất định (năm, quý) và phạm vi thị trường nhất định.
+ Xác định nhu cầu thị trường tương lai: Khi dự án đi vào hoạt động, xác định số lượng sản phẩm đã tiêu dùng trong 3 – 5 năm gần đây, tìm quy luật biến động, dự kiến nhu cầu trong tương lai thông qua tốc độ tăng trưởng bình quân:
Nhu cầu tiêu thụ năm
sau =
Lượng tiêu thụ năm
trước ×
Tốc độ tăng trưởng bình quân
Rủi ro về kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt được trong các điều kiện sản xuất lý thuyết (máy móc thiết bị sản xuất 24h/ngày và 365 ngày/năm).
+ Công suất thiết bị là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường. Các điều kiện sản xuất bình thường có thể kể đến là máy móc thiết bị hoạt động đúng quy trình công nghệ, không gián đoạn vì những lí do đột xuất, các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ liên tục. Công suât thiết kế được xác định theo công thức sau:
Công suất thiết kế (1 năm) = CSTK trong 1h của máy móc thiết bị chủ yếu × Số giờ làm việc một ca × Số ca trong một ngày × Số người làm việc trong một năm
+ Công suất khả dụng là công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn so với công suất lý thuyết nhưng vẫn khó đạt được vì vậy cần xem xét công suất khả dụng, là công suất có thêt đạt được trong điều kiện sản xuất thực tế có tính đến trường hợp ngừng hoạt động do các sự cố xảy ra. Sau khi xác định công suất thiết bị ta tính tổng các chi phí đầu vào tương ứng với công suất đã xác định và xác định doanh số đầu ra tương ứng với nguồn trả nợ.
- Xác định doanh số theo công suất dự kiến:
+ Xác định giá bán bình quân: Sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì, bán buôn hay bán lẻ, giá bán hiện tại là bao nhiêu, so sánh với giá bán các sản phẩm cùng loại trên thị trường, xu hướng biến động giá cả trong tương lai. Đơn giá bình quân tính theo phương pháp bình quân số học gia quyền như sau:
Đơn giá bình quân: Pi = ∑Pi ×qi ∑qi Trong đó:
Pi là đơn giá bình quân sản phẩm i Qi là số lượng sản phẩm loại i N là số sản phẩm loại i
i chạy từ 1 đến N
+ Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm: Sau khi đã xác định được công suất, ta xác định sản lượng sản xuất ra trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ và từ đó xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm kế hoạch.
- Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch:
- Xác đinh chi phí đầu vào trong các năm trả nợ:
+ Chi phí biến đổi: là những chi phí biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, điện nước, nhiên liệu… Từ đó tính biến phí cho một đơn vị sản phẩm.
Tổng chi phí biến đổi = Biến phí cho một đơn vị sản phẩm × sản lượng
+ Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Bao gồm khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ khấu hao, chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị định kì, chi phí thuê đất, nhà xưởng, tiền lãi vay trung – dài hạn…
+ Tổng chi phí cho cả năm bằng chi phí cố định cộng chi phí biến đổi.
Rủi ro về mặt tài chính
- Xem xét khả năng trả nợ:
Tổng thu - Tổng chi = Lãi gộp
Lãi gộp - thuế thu nhập = Lợi nhuận ròng
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả lãi: Tùy theo tính chất của doanh nghiệp, lợi nhuận ròng dùng để trả nợ là phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi.
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ
= Lợi nhuận dùng để trả nợ × 100% Tổng số lợi nhuận ròng
Nguồn trả nợ = số khấu hao cơ bản + phần lợi nhuận ròng dùng để trả nợ + các nguồn khác (thuế thu nhập đuợc để lại, lợi nhuận kinh doanh khác…)
Thời gian thu hồi vốn vay
= KHCB năm + phần lợi nhuận + nguồn khác dùng để trả nợ Tổng số vốn vay
Thời gian thu hồi vốn đầu tư
= KHCB năm + phần lợi nhuận + nguồn khác dùng để trả nợ Tổng số vốn đầu tư vào dự án
- Phân tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là giao điểm giữa đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, điểm hoà vốn của dự án thấp thì dự án càng có hiệu quả, tính rủi ro thấp. Các dự án đầu tư có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được.
+ Xác định sản lượng hoà vốn:
Sản lượng điểm hoà vốn = Tổng chi phí cố định
Mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm
Trong đó, mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm bằng đơn giá bình quân trừ đi chi phí biến đổi của đơn vị sản phẩm.
+ Xác định doanh thu hoà vốn:
Doanh thu hoà vốn = Tồng chi phí cố định 1 - Tổng chi phí biến đổi
Doanh số bán trong năm + Điểm hoà vốn tiền tệ:
Điểm hoà vốn tiền tệ = Tổng chi phí cố định – KHCB năm Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi + Điểm hoà vốn trả nợ:
Điểm hoà vốn trả nợ = Tổng chi phí CĐ – KHCB + nợ phải trả + thuế TN Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi
- Tính thu nhập thuần:
Gọi Ri là số thu nhập ròng nhận được của năm i, i chạy từ 1 đến t. Tổng vốn đầu tư đưa dự án vào khai thác là c, lãi suất chiết khấu là r(% năm). Ta có:
NPV = R1 + R2 + … + Rt - c
(1 + r) (1 + r)2 (1 + r)t
Trường hợp vốn đầu tư kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, ta phải quy đổi giá trị đầu tư đến thời điểm đưa dự án vào khai thác.
Khi NPV = 0 thì thu nhập vừa đủ bù đắp chi phi đầu tư, khi NPV < 0 thì dự án lỗ, dự án chỉ có thể chấp nhận được khi NPV > 0, dự án có NPV càng lớn thì càng tốt. Khi so sánh hai hay nhiều dự án thì ta chọn dự án nào có NPV lớn nhất.
- Hệ số thu hồi vốn nội tại: Để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, ta có thể kết hợp tính hệ số IRR, đây là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng giá trị hiện tại của chi phí đầu tư. Nếu IRR bằng lãi suất tiền vay và và việc đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ trả lãi suất. Do vậy IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có ý nghĩa về mặt kinh tế.
- Khả năng thanh toán tức thời (còn gọi là tỷ lệ lưu hoạt của dự án). Căn cứ vào các báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp để tính các chỉ số:
Tỷ lệ lưu hoạt = Giá trị tài sản có lưu động
Các khoản nợ ngắn hạn và nợ khác đến hạn
Tỷ lệ cấp thời (chỉ số thanh toán nhanh)
= Tài sản có lưu động - trị giá tồn kho Tài sản nợ ngắn hạn
Về mặt lý thuyết, tỷ lệ thanh toán tức thời phải lớn hơn 1, tỷ lệ càng lớn thì khả năng thanh toán càng chắc chắn.
Rủi ro về điều kiện an toàn vốn vay