Thực trạng quản lý rủi ro trong công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

- Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ chi nhánh Hai Bà Trưng.

3. Thực trạng quản lý rủi ro trong công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

Số lượng dự án đã qua thẩm định tại ngân hàng đã tăng lên đáng kể qua các năm, năm 2006 khi mới bắt đầu đi vào hoạt động đã xét duyệt được 2 dự án với tổng dư nợ là 6,288 tỷ đồng, sang năm 2007 đã tăng lên 5 dự án với tổng dư nợ là 92,106 tỷ đồng và đến năm 2008 là 10 dự án với tổng dư nợ tăng 147,9% so với năm 2007.

3. Thực trạng quản lý rủi ro trong công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

3.1. Phương pháp quản lý rủi ro trong thẩm định dự án tại ngân hàng.

Công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng là quá trình bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích định lượng và đánh giá rủi ro từ đó đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng của dự án cho vay, hạn chế các hậu quả xấu có thể xảy ra, nhằm giảm thiểu sự tổn thất, không để cho hoạt động của ngân hàng rơi vào tình trạng xấu.

Công tác đánh giá rủi ro tại ngân hàng có thể được tiến hành bằng phương pháp định tính hoặc phương pháp định lượng.

Phương pháp định tính: Ở phương pháp này ngân hàng sẽ sử dụng các tài

liệu mà khách hàng cung cấp, các tài liệu liên quan mà ngân hàng thu thập được cùng với kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định dự án. Từ đó các cán bộ sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, xem xét khả năng chống chọi với các rủi ro của dự án để đánh giá dự án khả thi hay không từ đó đưa ra quyết định cho vay. Phương pháp này thường được sử dụng với những rủi ro mà ngân hàng khó lượng hóa như các rủi ro liên quan đển cơ chế chính sách, các rủi ro thị trường, rủi ro trong kinh tế vĩ mô…

- Rủi ro cơ chế chính sách: ngân hàng sẽ xem xét về:

+ Cơ chế chính sách liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà dự án hoạt động có ổn định không, trong trường hợp cơ chế chính sách thay đổi thì nó sẽ thay đổi theo chiều hướng nào và có ảnh hưởng như thế nào đến dự án.

+ Các hạn ngạch, thuế quan, giới hạn thương mại…có ảnh hưởng đến dự án hay không, nguy cơ về sắc thuế mới, hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài, các luật, nghị định, nghị quyết và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án.

+ Các thay đổi về công tác quản lý, tuyển dụng lao động như những thay đổi trong quy định về mức lương tối thiểu, chính sách lao động, hạn chế lao động nước ngoài…

+ Chủ đầu tư có những hợp đồng ưu đãi riêng đối với những rủi ro bất khả kháng từ phía chính phủ hay không, có những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối hay những hỗ trợ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án không.

- Rủi ro thị trường: Dự án đã tiến hành phân tích thị trường, thị phần có cẩn thận không và dự kiến về cung – cầu sản phẩm trên thị trường đã có sát với thực tế không, sản phẩm của dự án có đúng thời điểm của thị trường, có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không. Về sản phẩm cạnh tranh của sản phẩm mà dự án có nhiều, có lớn không và có gây ảnh hưởng tới giá bán của sản phẩm hay không, dự án thực hiện với công suất bao nhiêu thì phù hợp, thì có thể đáp ứng đủ nhu cầu thi trường…

- Rủi ro về khả năng cung cấp đầu vào: Các cán bộ của ngân hàng sẽ xem xét về số lượng, chất lượng, khả năng cung cấp nguyên vật liệu của nhà cung cấp, giá cả của nguyên vật liệu đầu vào của dự án, liệu giá cả này trên thị trường có thay đổi không và nếu thay đổi thì có ảnh hưởng thế nào đến quá trình sản xuất của dự án, hiệu quả tài chính có còn được đảm bảo nữa không…

- Rủi ro kinh tế vĩ mô: gồm có các rủi ro như lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, các công cụ được dự án sử dụng như bảo hiểm, chuyển đổi… cam kết của nhà nước về sự phá giá tiền tê…

- Rủi ro về kỹ thuật, vận hành và bảo trì: Bộ phận vận hành dự án có được đào tạo tốt, trình độ có phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của công nghệ sử dụng không, công nghệ có được sử dụng tối đa công suất hay không…

- Rủi ro trong quá trình xây dựng, hoàn tất dự án: Xem xét chi phí đã hợp lý chưa, các chi phí phát sinh có lớn không và khoản dự phòng có đủ khả năng bù đắp hay không, các khoản hỗ trợ của cơ quan thẩm quyền, các bên liên quan; các thông số và tiêu chuẩn của công trình xây dựng, việc lựa chọn nhà thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng của dự án, công tác giám sát quá trình thực hiện dự án.

- Rủi ro về môi trường, xã hôi: ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, đánh giá tác động của dự án tới môi trường và các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu, những bất cấp mà dự án gây ra đối với xã hội.

Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng ở ngân

hàng chính là phương pháp phân tích độ nhạy, so với phương pháp định tính thì phương pháp này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể lượng hóa được các rủi ro xảy ra từ đó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro để có biện pháp quản lý, trong đó các chỉ tiêu mà ngân hàng sử dụng để đánh giá rủi ro là thời gian hoàn vốn nội bộ (T), giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ lãi mà dự án đem lại (IRR).

Phương pháp theo trình tự: phương pháp này sẽ đi đánh giá rủi ro của dự

án theo trình tự của quy trình thẩm định, từ chi tiết đến tổng hợp mà trước hết là xác định các rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sau đó sẽ tổng hợp lại các rủi ro đã xác định trong các bước thẩm định để xem các rủi ro được đánh giá đảm bảo tính chính xác hay chưa, và rà soát lại để đảm bảo các rủi ro đã được xác định đầy đủ.

Phương pháp dự báo: Phương pháp này sẽ sử dụng các số liệu điều tra

thống kê, vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.

Tùy thuộc vào từng dự án cụ thế mà các cán bộ thẩm định có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro, nhưng nhìn chung các rủi ro xảy ra đối với một dự án bất kì thường rất lớn, do đó nếu chỉ sử dụng một phương pháp để đánh giá sẽ dẫn đến việc có nhiều rủi ro không thể xác định được làm ảnh hưởng xấu đến dự án dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho ngân hàng gây thiệt hại về tài chính cũng như sự tăng trưởng của ngân hàng do đó khi quản lý rủi ro của các dự án, các cán bộ thẩm định của ngân hàng thường sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để có thể đánh giá rủi ro một cách tốt nhất, chính xác nhất, từ đó đưa ra biện pháp quản lý rủi ro thích hợp.

3.2. Quy trình quản lý rủi ro trong thẩm định dự án.

Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro tại ngận hàng Đông Nam Á Chi nhánh Hai Bà Trưng:

Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý rủi ro tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng

Nguồn: Ngân hàng Đông Nam Á

Khi khách hàng đến làm thủ tục vay vốn, các cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục cần thiết. Sau khi đã tiếp nhận được hồ sơ vay vốn cuả khách hàng, các cán bộ bắt đầu tiến hành việc thẩm đinh từ thẩm định tính pháp lý cho đến thẩm định dự án bao gồm thẩm định về mặt kỹ thuật, tài chính, thị trường… và thẩm định điều kiện an toàn vốn vay. Trong quá trình thẩm định cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành xác định, nhận diện các loại rủi ro có thế xảy ra. Từ đó phân tích và đánh giá rủi ro để đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các loại rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo tính an toàn cho dự án đồng thời cũng là đảm bảo tính an toàn trong việc cho vay vốn tại ngân hàng, đảm bảo tính hiệu quả của công tác cho vay vốn tại ngân hàng.

3.2.1. Nhận diện rủi ro.

Là bước đầu tiên trong công tác quản lý rủi ro, việc nhận diện rủi ro sẽ giúp cho các cán bộ xác định được các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án vay vốn để từ đó có thể tiến hành phân tích và đánh giá các loại rủi ro, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Tiếp nhận hồ sơ Phân tích và đánh giá các rủi ro Đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra Xác định rủi ro của dự án Xác định rủi ro trong bảo đảm tiền vay Xác định các rủi ro về chủ đầu tư thẩm định tính pháp lý thẩm định dự án (kĩ thuật, tài chính, thị trường...) Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay

Các rủi ro được nhận diện từ từng nội dung cụ thể trong công tác thẩm định dự án. Để việc nhận diện các rủi ro được dễ dàng, ngân hàng đã sử dụng một số dấu hiệu để nhận biết, các dấu hiệu này đôi khi được nhận ra qua một quá trình chứ không hẳn là tại một thời điểm nhất định nên cán bộ tín dụng cần phải biết cách nhận ra chúng một cách có hệ thống. Khi tiếp nhận hồ sơ khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân loại khoản vay, như vậy thì nhóm các rủi ro có thể đến với dự án đã được khoanh vùng, sau đó cán bộ tín dụng sẽ phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo như:

- Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng: Trì hoãn hoặc gây khó khăn cản trở đối với cán bộ ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích rõ ràng, minh bạch. Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật, chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu, thiếu các báo cáo hay kết quả về lưu chuyển tiền tệ…

- Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng: Các dấu hiệu này xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án và nếu như cán bộ tín dụng không quản lý chặt chẽ, sâu sát thì sẽ rất khó nhận biết. Các dấu hiệu này có thể là có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến ban đầu khi lập dự án, những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của dự án, có nhiều khoản chi phí bất hợp lý phát sinh, cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành thay đổi thường xuyên, giữa các thành viên trong ban quản trị nảy sinh các bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp trong quá trình quản lý…

- Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán của khách hàng, các dấu hiệu liên quan đến thị trường như khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, các thay đổi trong chính sách của Nhà nước đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, hay các biến số kinh tế vĩ mô…

3.2.2. Phân tích và đánh giá rủi ro.

Sau khi đã nhận diện được các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án từ các dấu hiệu cảnh báo, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá các loại rủi ro. Để phân tích, đánh giá rủi ro thì cán bộ tín dụng sẽ phải đi vào tính toán các chỉ tiêu hay căn cứ vào các yếu tố liên quan để đưa ra các nhận xét khách quan về các rủi ro đó. Cụ thể:

Với các rủi ro về mặt pháp lý cán bộ tín dụng có thể đánh giá hồ sơ thủ tục

định 324/2006/QĐ – NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng về cho vay trung và dài hạn để kiểm tra tính pháp lý và đồng bộ đầy đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ.

Các rủi ro về mặt kỹ thuật của dự án: Cán bộ tín dụng có thể xem xét các nội

dung:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w