Nội dung của hoạt động thanh tra xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 59)

Theo Nghị định số 46/2005/NĐ-CP của Chính phủ thỡ cơ quan thanh tra xây dựng thực thi nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra theo nội dung thanh tra hành chớnh và thanh tra chuyờn ngành xây dựng.

Theo nội dung thanh tra hành chớnh, cơ quan thanh tra xây dựng có thẩm quyền được thanh tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng Cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

Theo nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng, cơ quan thanh tra xây dựng có thẩm quyền được thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động xây dựng. Cụ thể là về:

+ Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, tổng mức đầu tư;

+ Công tác giải phóng mặt bằng xây dựng; điều kiện khởi công xây dựng công trình;

+ Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toỏn, dự toỏn cụng trình; cụng tác khảo sỏt xây dựng;

+ Việc ỏp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng;

+ Công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

+ Cụng tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; thanh, quyết toỏn cụng trình;

+ Điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu tư vấn xây dựng và nhà thầu thi công xây dựng công trình và Các tổ chức, cỏ nhõn khác theo quy định của pháp luật;

+ Việc thực hiện an toàn lao động, bảo vệ tính mạng con người và tài sản; phòng chống chỏy, nổ, vệ sinh mụi trường trong công trường xây dựng;

+ Trách nhiệm của tổ chức, cỏ nhõn trong việc lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng; nội dung quy hoạch xây dựng, thẩm quyền lập, thẩm định và phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện, quản lý xây dựng theo quy hoạch;

+ Việc lập và tổ chức thực hiện các định hướng phát triển nhà; các chương trình, dự ỏn phỏt triển Các khu đô thị mới; việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà và việc quản lý, sử dụng cụng sở;

+ Việc lập và tổ chức thực hiện định hướng, quy hoạch, kế hoạch chương trình, dự ỏn phỏt triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, tình hình khai thác, quản lý, sử dụng Các cụng trình gồm: hố, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, rác thải đô thị, nghĩa trang, chiếu sáng, công viên cây xanh, bói đỗ xe trong đô thị, công trình ngầm và Các cụng trình kỹ thuật hạ tầng khác trong đô thị;

+ Việc thực hiện quy hoạch phỏt triển vật liệu xây dựng và việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào công trình;

+ Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về hoạt động xây dựng. Trên cơ sở các nội dung thanh tra chuyên ngành nêu trên, để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, Bộ Xây dựng và Thanh tra Chính phủ đó hướng dẫn cụ thể một số nội dung về thanh tra xây dựng. Cụ thể là Thông tư liên tịch số 18/2005/TTLT-BXD-TTCP ngày 04/11/2005 của Bộ Xây dựng và Thanh tra Chính phủ đó hướng dẫn cụ thể về nội dung thanh tra việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; việc khảo sỏt thiết kế xây dựng cụng trình; việc lựa chọn nhà thầu xây dựng; việc lựa chọn hình thức quản lý dự ỏn của chủ đầu tư; việc thi công xây dựng công trình; việc thực hiện Các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng; việc xây dựng cụng trình theo quy hoạch xây dựng....

Đánh giá kết quả Thanh tra xây dựng nói chung trong những năm qua, đặc biệt là sau khi pháp luật về thanh tra xây dựng được hoàn thiện một bước với sự ra đời của Nghị định số 46/2005/NĐ-CP của Chớnh phủ, các cơ quan thanh tra xây dựng đó triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và đó đạt được những kết quả tích cực nhất định. Thực tiễn triển khai thực hiện Nghị định số 46/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 10/TTLT-BXD-BNV ngày 22/6/2005 và những văn bản liên quan thỡ tổ chức biên chế thanh tra các Sở xây dựng đó cú sự thay đổi lớn. Hiện nay đó cú 59 tỉnh, thành phố đó thành lập được lực lượng thanh tra chuyên ngành, một số tỉnh cũn lại đó xây dựng đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và đang chờ Uỷ ban nhõn dõn tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện. Về cụng tác thanh tra xây dựng, trong năm 2006, Thanh tra Bộ Xây dựng đó tổ chức 8 đoàn thanh tra về công tác quy hoạch, dự án xây dựng, đầu tư xây dựng và đó đánh giá được những bất cập, thiếu sót như việc thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư cũn cú nhiều vi phạm, khụng thực hiện đúng tiến độ, việc lưu trữ tài liệu hồ sơ cũn chưa khoa học, các đơn vị tư vấn, giám sát chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình, việc thanh quyết toỏn Các dự ỏn cũn chậm... Trong quỏ trình thanh tra, Các đoàn thanh tra đó kiến nghị thu hồi cho nhà nước số tiền là: 6.687.148.043 đồng [3]. Tớnh riêng 6 thỏng đầu năm 2007, Thanh tra Bộ Xây dựng đó triển khai thực hiện 02 đoàn kiểm tra, 06 đoàn thanh tra tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể là về các vấn đề như thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng tại thành phố Hà Nội; thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Sở giao thông công chính thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002-2006 theo Quyết định thành lập Đoàn thanh tra số 482/QĐ- BXD ngày 30/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trong 6 tháng đầu năm 2007, các Sở Xây dựng đó kết thỳc 153 đoàn thanh tra và thu về số tiền là

2.273.848.627 đồng; xử phạt vi phạm hành chính đối với 1795 vụ xây dựng trái phép, không phép. Tổng số tiền xử phạt thu về là 4.933.300.000đồng; giải quyết 1100 đơn khiếu nại, 30 đơn tố cáo và tiếp 55 lượt công dân [4].

Từ thực tiễn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành bước đầu đó tạo cơ sở pháp lý tương đối vững chắc cho tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng trong tình hình mới. Các văn bản pháp luật nêu trên đó xác định được tính chất, nội dung của hoạt động thanh tra xây dựng, hình thức, phương thức của hoạt động thanh tra xây dựng...nhằm đáp ứng với tình hình phỏt triển kinh tế xó hội của đất nước và yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Đồng thời, các văn bản pháp luật nờu trờn cũn tạo cơ sở pháp lý cho việc nõng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thanh tra xây dựng, Thanh tra viên xây dựng; phân định rừ nội dung, trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các cấp; tạo cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng.

Hai là, các quy định pháp luật về thanh tra xây dựng đó thể hiện được tư duy mới, phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa. Các văn bản pháp luật đó cú những quy đinh cụ thể hiện được quan điểm cải cách hành chính, tạo sự độc lập, chủ động hơn cho các cơ quan thanh tra xây dựng và Thanh tra viên xây dựng; nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thanh tra xây dựng và Thanh tra viên xây dựng; qui định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên xây dựng xây dựng; phân định rừ trách nhiệm, thẩm quyền giữa Thanh tra viên xây dựng và Chỏnh thanh tra xây dựng Các cấp; cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động thanh tra xây dựng....

Ba là, các quy định pháp luật về thanh tra xây dựng đó gúp phần thỏo gỡ kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị những năm qua, đặc biệt là tạo cơ sở cho việc thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị từ cơ sở; tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thành lập Các cơ quan thanh tra xây dựng và tiến hành các hoạt động thanh tra xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

Bốn là, những nội dung của pháp luật về thanh tra xây dựng hiện hành là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng theo hướng xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật riêng, có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w