Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng pdf (Trang 44 - 51)

Là một Ngân hàng có tính điển hình trong nghiệp vụ thẻ, những khó khăn mà VCB đang gặp phải cũng là những vướng mắc phổ biến đối với các Ngân hàng hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực này. Dưới đây là những khó khăn chính mà VCB đang phải đối mặt:

Thứ nhất, về môi trường pháp lý: Khó khăn trước hết là chưa có sự phát triển đồng bộ về môi trường pháp lý và các chính sách có liên quan cho việc phát hành và sử dụng thẻ. Nhà nước vẫn chưa chú trọng đến vấn đề quản lý và định hướng sử dụng tiền mặt và các công cụ thanh toán không sử dụng tiền mặt. Do vậy, Ngân hàng còn lúng túng trong việc phát triển chiến lược kinh doanh thẻ. Chúng ta đã có “ Văn bản hướng dẫn thực hiện

thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam ”, và vào tháng 11/1999, “ Qui chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ” được NHNN ban hành, đã tạo một hành lang pháp lý cho các Ngân hàng phát triển hình thức thanh toán thẻ. Tuy nhiên, trong Qui chế, việc phát hành thẻ vẫn yêu cầu có đảm bảo tín dụng như tín dụng trung và dài hạn mặc dù phát hành thẻ là loại tín dụng có tính chất khác hẳn. Điều kiện cho vay đối với các khách hàng sử dụng thẻ buộc phải thế chấp hoặc ký quĩ với một tỷ lệ khá cao. Điểm này làm hạn chế sự mở rộng việc phát hành và sử dụng thẻ của các NHTM nói chung và VCB nói riêng. VIệc quản lý ngôại hối trong dịch vụ thẻ cũng chưa được đề cập riêng và rõ ràng trong qui chế nên Ngân hàng vẫn phải thận trọng trong cấp hạn mức tín dụng và thanh toán cho khách hàng.

Thêm vào đó trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện nay chưa quy định tội danh và khung hình phạt co những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Mặc dù không có quy định riêng liên quan liên quan đến thẻ tín dụng trong Luật hình sự (do điều kiện lịch sử – khi đưa ra bộ Luật Hình sự chưa có thanh toán thẻ tại Việt Nam ) nhưng vẫn có thể vận dụng điều khoản sẵn có của luật về lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân, tội phạm là người nước ngoài.v.v... để điều chỉnh các vi phạm xảy ra một cách hiệu quả. Trong khi đó, quan hệ giữa các NHTM tại Việt Nam và các tổ chức thẻ quốc tế được điều chỉnh theo quy định và luật của các tổ chức thẻ quốc tế. Mặc dù các điều luật của các Tổ chức thẻ quốc tế mà hai bên thoả thuận tuân thủ đều có quy dịnh chi tiết, luôn được cập nhật và nói chung không mâu thuẫn với luật pháp Việt Nam nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt đã và sẽ xảy ra có thể gây những khó khăn cho Ngân hàng trong phân xử, giải quyết các trranh chấp gây phát sinh, gây phí tổn về tài chính.

Thứ hai, về môi trường trong kinh tế xã hội: Thực tế, những nhà hạch định chính sách vĩ mô, những nhà lãnh đạo các cấp cũng biết thẻ là công cụ hữu hiệu trong việc thực thi chính tiền tệ của Nhà nước, nhưng nhìn chung thì dường như chưa có bước chuyển biến cơ bản về nhận thức tư tưởng. Mục tiêu phấn đáu giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng nhanh vòng lưu chuyển vốn, tập chung vốn nhàn rỗi vào Ngân hàng ... Chưa được triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả trên các mặt hoạt động Ngân hàng. Chưa có những biểu hiện rõ ràng về sự nhất quán trong quan điểm tập trung vào việc nâng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại... từ các nhà lập chính sách vĩ mô đến các nhà quản trị kinh doanh. Cũng có nhận

thức khác nhau, thiếu sự phối hợp trong hành động, của các ngành, các cấp chức năng nên chưa tạo ra những điều kiện tièn đề về môi trường kinh tế xã hội cho thẻ phát triển. Ngay việc khuyến khích mở tài khoản trong dân cư được tiến hành cách đây nhiều năm cũng chưa thu được kết quả khả quan. Hơn thế, mọi khoản thu nhập của cá nhân, bao gồm lương tháng, thưởng...hầu hết đều trả bằng tiền mặt, trong khi đó phát hành thẻ căn cứ rất nhiều vào việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như thu nhập của cá nhân trên tài khoản, thẻ sẽ có điều kiện phát triển tốt.

Về phía dân chúng, rõ ràng là thói quen dùng tiền mặt trong đời sống dân cư Việt Nam đã hình thành và bám rễ rất sâu. Bên cạnh đó, mức bình quân thu nhập đaauf người hàng năm của Việt Nam còn thấp so với ngay cả nhiều nước trong khu vực cũng là việc mở tài khoản, phát triển sử dụng thẻ. Hơn nữa, đối với nhiều người thẻ dường như là một sản phẩm công nghệ hiện đại dành cho đối tượng khách hàng có mức thu nhập cao ... Thêm vào đó, người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với việc giao dịch với Ngân hàng và tiếp nhận các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp, trong đó có dịch vụ thẻ. Các kiến thức cần thiết về việc sử dụng, thanh toán và bảo mật thẻ vẫn là mới mẻ, nhiều người dân không thu được những kiến thức này một cách chính thức mà qua những nguồn tin không chính xác, chưa hiểu biết về loại công cụ thanh toán mới này, thậm chí còn không tin, không dám sử dụng. Mặt khác, đối tượng sử dụng thẻ chưa được các Ngân hàng nghiên cứu đầy đủ để tổ chức các hoạt động xúc tiến thị trường một cách khoa học.

Thói quen ưa thích sử dụng tiền mặt gây rào cản không cho người sử dụng thẻ mà còn cho người chấp nhận thanh toán thẻ. Tại nhiều đơn vị bán lẻ hàng hoá, mặc dù đã là CSCNT của Ngân hàng, vẫn chỉ chấp nhận là thẻ phương tiện thanh toán cuối cùng khi khách hàng không có tiền mặt. Sự bất cập của VCB đối với CSCNT là mức chiết khấu 3% doanh số thanh toán theo hoá đơn lẻ. Điều này vô hình chung CSCNT đã bán được 100 đồng doanh thu nhưng thực chất chỉ được 97 đồng. Vì vậy, họ sẽ không thích thú gì với việc chấp nhận thẻ và họ sẽ thích khách hàng trả tiền mặt hơn. Lý do nữa là, khi thanh toán thẻ, các dao dịch buộc phải qua Ngân hàng, ảnh hưởng đến đóng thuế của đơn vị. Các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ không thể trốn được thuế cho những dao dịch này. Họ không những vẫn chưa ý thức được những tiện lợi của thanh toán thẻ để thu hút khách hàng, tăng doanh số, tạo uy tín trên thị trường, quản lý nhân viên ...mà thậm chí còn thu thêm phụ phí từ chủ thể, gây khó khăn vì không muốn chấp nhận thẻ, làm khách hàng ngại sử dụng thẻ.

Thực tế cho thấy thẻ do VCB phát hành không bị hạn chế về khả năng sử dụng ở nước ngoài. Trái lại, việc sử dụng thẻ ở trong nước lại bị hạn chế bởi các lý do trên làm việc mở rộng mạng lưới CSCNT của các NHTM Việt Nam gặp khó khăn. Vì vậy số lượng đơn vị chấp nhận thẻ còn ít, loại hình giao dịch chưa phong phú, chỉ phân bố tập chung tại các thanh phố lớn. Phần lớn tỷ lệ giao dịch thah toán thẻ được thực hiện bằng đô la Mỹ gây phí tổn cho chủ thẻ khi phải chuyển đổi ngoại tệ. Năm 1999, khi có quy định mới về quản lý ngoại hối và quy chế về thẻ doNHNN ban hành, VCB đã chấn chỉnh lại vấn đề này tại các CSCNT thuộc mạng lưới của mình.

Thứ ba, về bản thân Ngân hàng : Trước hết là về mặt kỹ thuật, việc phát triển thanh toán thẻ đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại cùng với một đội ngũ cán bộ có đủ khả năng quản lý và vận hành hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, việc quản trị hệ thống, vận hành máy móc, quản lý mạng trực tiếp, xử lý giao dịch nối mạng viễn thông in ấn thẻ ...đều rất mới mẻ đối với các bộ quản lý và tác nghiệp. Để triển khai nghiệp vụ thẻ, Ngân hàng không chỉ phải đầu tư phần mềm đáp ứng tiêu chuẩn hệ thống quản lý thẻ mà còn phải đầu tư cả phần cứng cho hệ thống xử lý thẻ. Công nghệ tin học phát triển từng giờ đòi hỏi việc lựa chọn cho hệ thống quản lý và xử lý thẻ phải hết sức sáng suốt, xuất phát từ lợi ích cho bản thân Ngân hàng, dễ dang giao diện với hệ thống quản trị Ngân hàng và không lạc hậu ít nhất trong vòng 10 năm. Cả phần mềm và phần cứng sử dụng cho nghiệp vụ thẻ đều phải mang tính chuyên nghiệp cao, trong khi chưa có những đơn vị bảo dưỡng tại Việt Nam, nên đòi hỏi Ngân hàng phải có thiết bị dự phòng, dẫn tới làm tăng chi phí đầu tư cho nghiệp vụ này. Đây là điều cũng gây tâm lý ngại đầu tư phát triển sử dụng và thanh toán thẻ.

Bên cạnh đó, về mặt tổ chức, nhân sự, NHNN chưa tổ chức một khoá học nào cho Ngân hàng về nghiệp vụ thẻ. Ngân hàng buộc phải tham gia các khoá học do các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức. Các tài liệu cũng như hoạt động đào tạo về nghiệp vụ thẻ tại thị trường Việt Nam hầu như không có. Vì vậy, chi phí về tài liệu và tham gia các khoá đào tạo tại nước ngoài là một khoản chi không nhỏ nên khó tiến hành thường xuyên và cập nhật thông tin và kinh nghiệm được. Chính vì lẽ đó mà trình độ cán bộ nhân viên một số mặt còn khiếm khuyết.

Một khía cạnh đáng nói nữa là vấn đề tính phí và lãi và sự bất cập trong công tác phát hành.

Phí để mua một thẻ thanh toán tại VCB là 10%, một con số không nhỏ đối với thu nhập hiện nay. Việc phát hành thẻ tín dụng hầu như chỉ dựa trên một phương thức duy nhất – phát hành có thể chấp nhận tới mức thế chấp lên đến 125% hạn mức tín dụng. Cách làm đó cộng với suy nghĩ thuần tuý chỉ cho rằng thẻ chỉ là một phương tiện thanh toán và rút tiền từ các CSCNT hoặc từ máy ATM khiến khách hàng hoàn toàn quên mất ý nghĩa của thẻ tín dụng với tư cách là một dạng tín dụng : khách hàng vay của Ngân hàng. chính vì thế mà tổng mức phí và lãi của Ngân hàng hiện đang áp dụng bị khách hàng đánh giá là quá cao. Với thẻ tín dụng phí rút tiền mặt tại phòng thẻ của Sở giao dịch VCB là 4%. chưa kể đến thẻ tín dụng quốc tế khi sử dụng rút tiền mặt ở Ngân hàng khác, chủ thẻ phải còn trả thêm lệ phí 3% cho NHTT, tổng chi phí phải chịu là 7% cho mỗi dao dịch phát sinh. Với các dao dịch thanh toán hàng hoá, dịc vụ tại CSCNT, về nguyên tắc, khách hàng không chịu phí. Bù lại, Ngân hàng sẽ tính lãi cho phần doanh số phát sinhlà 1,2% cao hơn mức lãi cho vay trung và dài hạn. Mặc dù khách hàng được miễn lãi cho cho thanh toán sao khê, nhưng do rất ít khách hàng than toán trên toàn bộ nên họ vẫn phải chịu lãi trên phần dư nợ còn lại. Điều đó là hợp lý nhưng khách hàng tiềm năng vẫn có thể căn cứ vào đó làm phép so sánh và có thể cho rằng thẻ tín dụng không kinh tế. Hơn nữa, theo cơ chế, với phần dư nợ chậm thanh toán, khách hàng sẽ phải chịu phí 3%, trường hợp sưr dụng quá hạn mức, phí sẽ là 8%/ năm cho số tiền vượt quá từ 1-5 ngày, 10%/năm cho số tiền vượt quá từ 6 đến 10 ngày và 15% /năm cho số tiền vượt quá hạn mức trên 15 ngày.

Như đã nói trên, tuy mức thế chấp an toàn cho Ngân hàng (125% hạn mức tín dụng ), song điều đó lại cản trở cho công tác phát hành thẻ, khiến thẻ khó trở thành hphương tiện thanh toán mang tính đại chúng. Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng không phải chỉ thuần tuý để làm phương tiện thanh toán mà còn nâng cao khả năng tài chính ngắn hạn. Nếu họ có tiền để thế chấp thì sử dụng thẻ không có ý nghĩa với tính ưu việt đã đề cập.

Ngoài ra xét về mặt thực thi chính sách khách hàng, chúng ta biết, thẻ là một sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới, vì vậy đòi hỏi phải có chiến lược Marketing thông qua những hoạt động hỗ trợ tuyên truyền, gới thiệu và quảng cáo ,,,cho dân chúng. VCB chưa

mạnh dạn với việc bỏ chi phí tiếp thị sản phẩm mới, chưa tổ chức những đợt tuyên truyền mạnh mẽ để tạo điều kiện cho khái niệm về thẻ quen thuộc hơn với quảng đại quần chúng. Những tiện ích sủa thẻ chưa được phổ biến đến các tầng lớp dân cư trong xã hội. Ngay cả những tầng lớp chí thức – những chủ thể tiềm năng, nhận thức về thẻ cũng chưa rõ ràng. Hoạt động kinh doanh hơn ba thập kỷ của VCB đã tạo được mối quan hệ truyền thống với các công ty 90-91, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ...Đó chính là cơ hội để VCB đẩy mạnh côg tác phát hành thẻ dựa trên sự theo dõi thu nhập định kỳ của cá nhân và tổ chức. Mặc dù vậy, hiện nay, dịch vụ này hoàn toàn bị bỏ ngỏ không riêng gì với VCB mà còn ở các Ngân hàng khác.

Thêm vào đấy VCB còn phải đương đầu với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các Ngân hàng nước ngoài. Trong khi bản thân các Ngân hàng trong nước còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, đang từng bước vừa xây dựng quy trình làm việc, nghiên cứu áp dụng nghiệp vụ mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và học hỏi thf các Ngân hàng nước ngoài, với ưu thế tài chính, hệ thống máy móc chuẩn, có kiến thức và kinh nghiệm trong công nghệ thẻ sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ để chiếm kĩnh thị trường. Cạnh tranh đã làm một số doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng tin cậy các Ngân hàng nước ngoài, khiến VCB mất đi nhiều đối tác kinh doanh lớn, nhiều CSCNT có doanh số lớn đã chuyển sang ký hợp đồng với các Ngân hàng khác như : OMNI Hotel, REX Hotel, OSC Travel...Số lượng CSCNT hàng năm của VCB vẫn tăng nhưng thực tế là các cơ sở có quy mô nhỏ. Trong việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế, Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu tỏ ra có ưu thế hơn. Như vậy đòi hỏi VCB phải lỗ lực hơn nữa để đứng vững và bảo vệ vị thế của mình trên thị trường.

Thứ tư, là do các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân cơ bản trên làm hạn chế việc mở rộng sử dụng và thanh toán thẻ, còn một vài nguyên nhân khác có thể kể tới như: Việc mua sắm, lắp đặt, sửa chữa thiết bị phục vụ cho nghiẹp vụ thẻ cũng không được miễn thuế hay tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng, mà phải thực hiện thông thường. Điều kiện này không tạo cơ hội khuyến khích các Ngân hàng đi đầu triển khai nghiệp vụ thẻ.

Bên cạnh đó, hệ thống viễn thông tại Việt Nam hoạt động không ổn định cũng là một trở ngại cho vận hành hệ thống quản lý thẻ. Các trục trặc về mặt kỹ thuật đường truyền thông đôi khi gây ra tâm lý chưa tin tưởng vào việc sử dụng thẻ dao dịch mua sắm

và thanh toán thuận tiện. Thêm vào đấy, phí điện thoại trong nước quá cao làm hạn chế việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ ở các tỉnh xa.

Ngoài ra, việc phối hợp giữa các Ngân hàng cũng như giữa các Ngân hàng và các cơ quan chức năng có liên quan cũng chưa được quan tâm đúng mức làm hạn chế việ trao đổi và phối hợp thông tin, nhất là thông tin liên quan đến giả mạo và rủi ro trong việc thanh toán thẻ.

Nói tóm lại, qua việc phân tích thực trạng việc thanh toán thẻ ở VCB như trên, chúng thấy rõ rằng, thẻ vẫn là một công cụ thanh toán còn rất mới mẻ đối với người đan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng pdf (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)