Tình hình sử dụng ma túy trong học sinh sinh viên hiện nay.

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên trường đại học sư phạm đại học đà nẵng với hoạt động phòng chống ma túy (Trang 38 - 43)

Hiện nay, ñối tượng nghiện ma tuý và sử dụng ma tuý vẫn gia tăng và ngày càng xâm nhập vào tầng lớp thanh thiếu niên. Theo số liệu ñiều tra gần ñây của chương trình kiểm soát ma tuý (UNDCP) của Liên hợp quốc với gần 20.000 học sinh tại hơn 100 trường THCS, THPT và Trung học dạy nghề trên cả nước ñã cho một kết quả ñáng lo ngại: 44% học sinh ñược khảo sát cho biết, các em ñã từng sử dụng chất gây nghiện ít nhất một lần.

Cũng theo báo cáo của hai ngành Công an và Giáo dục- Đào tạo, cả nước hiện nay ñã phát hiện số học sinh- sinh viên có liên quan ñến ma tuý trong những năm qua như sau:

Năm 1999 có 2.221 em Năm 2000 có 1.533 em Năm 2001 có 1.376 em Năm 2002 có 1.187 em Năm 2003 có 979 em Năm 2004 có 600 em Năm 2005 có 1.234 em

Trong số học sinh, sinh viên liên quan ñến ma tuý trong năm 2005 thì Sơn La có số lượng lớn nhất là 333 em, Nghệ An 104 em, Thái Nguyên 73 em, Đà Nẵng 58 em. Đáng lưu ý là trong khi tình hình HS, SV nghiện ma tuý giảm thì thời gian gần ñây tình trạng giáo viên nghiện ma tuý lại tăng lên: chỉ trong hai năm 2002-2003 ñã có tới 299 thầy cô nghiện ma tuý, trong ñó 14 giáo viên phạm tội ma tuý. Tỉnh Sơn La ñã phát hiện hai giáo viên phạm tội ma tuý ñặc biệt nghiêm trọng là Nguyễn Duy Sơn, phó hiệu trưởng trường THCS Bó Mười, Thuận Châu và Cao Diệp Thành, GV tiểu học tại xã Chiềng Mai, Mai Sơn ñã thường xuyên tổ chức sử dụng và bán lẻ ma tuý ngay tại cổng trường cho các em học sinh.

Độ tuổi lạm dụng các chất gây nghiện, các chất hướng thần ngày một thấp, trước ñây từ 12 - 15 tuổi, nay xuống 9 - 11 tuổi.

Trong ba năm trở lại ñây (2005- 2007), ñối tượng nghiện ma tuý ñang có xu hướng “trẻ hoá” ngày càng nhiều, trong số ñó, học sinh, sinh viên chiếm tới 53.82%. Hậu quả ñáng lo ngại là người nghiện ma tuý ở ñộ tuổi từ 18 ñến 30 chiếm ñến gần 66%. Thống kê năm học 2005- 2006 ở 64 tỉnh thành, thành trong cả nước ñã có 1.234 học sinh, sinh viên có liên quan ñến ma tuý, tập trung chủ yếu ở các ñịa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Hải Phòng, Thái Nguyên, Cao Bằng, Nghệ An…Nguy hiểm hơn, số sinh viên nghiên ma tuý ñã tăng từ 28% (năm1995) lên 40.5% (năm 2007). Vừa qua tại Hà Nội ñã khảo sát trên 33 trường ñại học và cao ñẳng thì có tới 31 trường có sinh viên sử dụng ma tuý.

Hiện nay thanh thiếu niên lạm dụng nhiều loại ma túy, nhất là các chất ma túy tổng hợp rất ñộc hại, ngày càng lan rộng hình thức tiêm chích, hít ma túy rất nguy hiểm. Trước ñây người ta lạm dụng chủ yếu là hút thuốc phiện trong những ngày vui hoặc nuốt thuốc phiện ñể chữa ñau bụng; nay xuất hiện nhiều hình thức hút tiêm chích các chất ma túy tổng hợp như Hêroin, Amphetamin, Methamphetamin…

Thời gian gần ñây tỷ lệ hít hêrôin trong thanh thiếu niên nói chung, học sinh- sinh viên nói riêng ngày càng cao ở các thành phố, thị xã và ñang lan nhanh về các vùng nông thôn, miền núi (vì diện tích trồng cây thuốc phiện ñã xóa bỏ trên 90%, người nghiện chuyển sang dùng chất ma túy tổng hợp). Riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số người hít hêrôin chiếm tới 70%- 80% tổng số người nghiện.

Thành phần nghiện ma túy không chỉ là con em các gia ñình gặp những khó khăn bế tắc về cuộc sống, cha mẹ ly hôn, trẻ em lang thang cơ nhỡ mà chủ yếu ñang lan nhanh ở các gia ñình giàu có, cán bộ có chức có quyền nhưng lơi lỏng việc quản lý, giáo dục con cái. Đây là ñối tượng bọn buôn lậu ma túy tập trung nhằm vào ñể moi tiền và vô hiệu hóa những cán bộ có con mắc nghiện.

Gần ñây ñã có tình hình là một số thanh thiếu niên, học sinh - sinh viên ñang sống bình thường, thậm chí có em học khá nhưng do bạn bè rủ rê, a dua, thử dùng ma túy một lần cho biết mùi ñời, nhưng không dứt ra ñược, thành nghiện.

Một ñiều ñáng lo ngại là số học sinh, sinh viên, giáo viên nghiện ma tuý ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn phát triển nhanh. Dẫn ñầu là Sơn La 197

người, Thanh Hoá 102 người, Yên Bái 67 người…Một số ñịa phương trước ñây ñược coi là “bình yên” như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai..thì ñến nay cũng ñã phát hiện học sinh, sinh viên nghiện ma tuý.

Kết luận chương 1.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của ñề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về thái ñộ, trong ñề tài này: “Thái ñộ

là trạng thái tâm lý sẵn sàng hành ñộng của con người ñối với ñối tượng theo một hướng nhất ñịnh. Thái ñộ của con người bao gồm những ñiều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về ñối tượng, cũng như cách sử sự của họ ñối với ñối tượng

ñó trong những tình huống, ñiều kiện cụ thể, ñược bộc lộ ra ngoài thông qua

hành vi, cử chỉ, nét mặt…”

- “Thái ñộ của sinh viên với hoạt ñộng PCMT là những ñánh giá,

những phản ứng tích cực hay tiêu cực của sinh viên ñối với các hoạt ñộng này trên cơ sở họ ñã có những nhận thức về ma tuý và các hoạt ñộng liên quan ñến PCMT. Thái ñộ của sinh viên ñược bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành

vi, cử chỉ, nét mặt…”

- Tình hình sử dụng ma tuý trong học sinh, sinh viên là vấn ñề ñặc biệt nghiêm trọng. Mặc dù Nhà nước ñã ban hành chương trình Quốc gia PCMT, tổ chức nhiều hoạt ñộng PCMT trong học sinh, sinh viên nhưng tỷ lệ sinh viên nghiện ma tuý vẫn gia tăng.

- Nghiên cứu thái ñộ của sinh viên - những người chủ của ñất nước – những thầy cô giáo tương lai – ñang là ñối tượng mà ma tuý hướng tới nhiều nhất, là vấn ñề có ý nghĩa quan trọng.

Chương 2. MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ KHẢO SÁT

- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng ñược thành lập theo quyết ñịnh số 32/ CP ký ngày 4/4/1994 dựa trên việc tổ chức lại hai ñơn vị là trường Cao ñẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng và khoa ñào tạo ñại cương của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Trường Đại học Sư phạm là một trong bảy thành viên của trường Đại học Đà Nẵng. Trường có chức năng ñào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp, ñào tạo ñại học và sau ñại học; giảng dạy các môn khoa học cơ bản cho các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng; nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố miền Trung và cả nước.

Hiện nay, trường ñào tạo nhiều ngành với quy mô gần 6.000 sinh viên hệ chính quy tập trung và 4.000 sinh viên các hệ khác.

- Sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ñến từ nhiều tỉnh khác nhau, trong ñó tỷ lệ sinh viên ñến từ các tỉnh miền Bắc chiếm số luợng lớn. Trong ñó phải kể ñến các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình... Đa số sinh viên trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN xuất thân từ nông thôn. Trong quá trình học tập và trong cuộc sống, sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN luôn quan tâm, giúp ñỡ, ñộng viên nhau vượt qua những khó khăn, vưỡng mắc của cuộc sống. Do ñặc thù là một trường Sư phạm nên sinh viên nữ luôn có số lượng hơn sinh viên nam.Các ngành thuộc khối xã hội nữ có số lượng nhiều hơn nam. Trong khi ñó, các ngành thuộc khối tự nhiên nam có số lượng nhiều hơn. Sinh viên của trường tham gia tích cực các hoạt ñộng xã hội, ñã tổ chức nhiều chương trình văn hoá, thể thao bổ ích…tạo sân chơi lành mạnh, thu hút ñông ñảo mọi người tham gia.

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên trường đại học sư phạm đại học đà nẵng với hoạt động phòng chống ma túy (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)