Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử việc giáo dục đạo đức cho con người mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay doc (Trang 57 - 72)

sinh khí của thời đại mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại và mới tiếp tục phát huy tác dụng trong điều kiện mới.

Ba là, quá trình kế thừa văn hoá truyền thống phải gắn liền với sự phát triển sáng tạo, trong đó kế thừa những yếu tố tích cực chính là tạo tiền đề, tạo động lực cho sự phát triển và sáng tạo. Điều này cho phép tạo ra nền văn hoá mới vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính thời đại, đồng thời còn tạo ra môi trường thuận lợi để hoà nhập vào nền văn hoá thế giới.

Hiện nay, nói đến truyền thống, chúng ta không chỉ hiểu là những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc như tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức cộng đồng,… mà bên cạnh đó cần phải nói đến những giá trị “ngoại sinh” đã được Việt Nam hoá, gạn lọc qua thời gian và được dân tộc thừa nhận và đề cao, như tư tưởng Nho giáo, Phật giáo,… Mặc dù ra đời ở dân tộc khác nhưng những tư tưởng đó đã vào nước ta từ rất sớm và đã được nhân dân ta đón nhận, cải biến và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Và, cùng với những giá trị cốt lõi của dân tộc, những giá trị “ngoại sinh” đã làm nên sự phong phú, sâu sắc và đậm đà bản sắc dân tộc của truyền thống Việt Nam. Một trong những giá trị “ngoại sinh” đã được Việt hoá có nhiều ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay của nước là tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nhiều tư tưởng đã không còn phù hợp, nhưng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nhiều ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta, nhất là đối với việc xây dựng con người mới. Việc kế thừa các giá trị đó một cách có phương pháp sẽ là một đóng góp quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới nói chung và xây dựng con người mới nói riêng.

2.3. NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.3.1. Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử việc giáo dục đạo đức cho con người mới mới

Khổng Tử là người rất đề cao việc xây dựng đạo đức cho con người. Có thể nói, toàn bộ nội dung cốt lõi trong giáo dục của ông là giáo dục đạo đức. Trước hết dạy con người cái đạo làm người thông thường, coi đó là cơ sở, là nền tảng, là cái gốc bền chắc để con người tiến xa hơn, làm chính trị, thực hiện lý tưởng "tề gia - trị quốc - bình thiên hạ". Có thể nói đây là hạn chế lớn nhất trong nội dung giáo dục của Khổng Tử song cũng là một điểm sáng trong quan niệm giáo dục của ông: coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ cơ bản, là cái gốc trong giáo dục con người.

Tiếp thu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, đạo đức là cái gốc của con người. Đạo đức người cách mạng hiện nay là cần, kiệm, liêm, chính. Người nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời; thiếu một phương, thì không thành đất; thiếu một đức thì không thành người” [65, tr.233]. Cần là siêng năng, chăm chỉ cả trong lao động và học tập. Tất thảy mọi người ai cũng Cần thì bản thân mới tiến bộ, gia đình mới ấm no và hạnh phúc, quê hương mới phồn thịnh, đất nước

mới giàu mạnh. Kiệm là tiết kiệm, sử dụng có kế hoạch và có mục đích, không xa xỉ, hoang

phí. Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không những phải tiết kiệm tiền bạc, sức lực mà còn phải tiết kiệm cả thời gian, bởi của cải nếu hết, còn có thể làm thêm nhưng thời gian đã trôi qua thì không bao giờ lấy lại được.

Liêm là sống thanh bạch, không tham lam. Người cho rằng, một dân tộc biết thực hành Cần,

Kiệm, Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần; là một dân tộc văn minh tiến bộ. Còn Chính là không tà, trung thực và thẳng thắn. Người có Chính thấy “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm” [68, tr.645]. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đòi hỏi người cách mạng phải thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa đó.

Ở nước ta hiện nay, việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình tất yếu khách quan đối với quá trình phát triển đất nước, Lợi ích mà công nghiệp hoá, hiện đại hoá mang lại cho đất nước là không thể phủ nhận. Song bên cạnh đó, nó cũng nảy sinh

nhiều mặt trái tiêu cực hết sức nặng nề. Đó là: sự phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc, từ đó làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội; các vấn đề xã hội như tham nhũng, tội phạm, bạo lực.. xuất hiện ngày càng nhiều; sự kích thích lòng tham lợi, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sức lực của người lao động. Đặc biệt là sự suy thoái đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân đang hết sức nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, đang tác động mạnh mẽ vào nước ta, nhất là về lối sống, cả mặt tích cực và tiêu cực. Một mặt, toàn cầu hoá, khu vực hoá tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Mặt khác, việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng đã dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực, tự do... của phương Tây đang tác động mạnh mẽ đến một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn. Một số nam nữ thanh niên ở các thành phố lớn muốn có tự do cá nhân cao, không muốn lập gia đình sớm hoặc chủ trương sống độc thân suốt đời, nhưng lại có quan niệm khá thoải mái trong quan hệ nam nữ. Từ đó dẫn đến những kiểu sinh hoạt tình dục bừa bãi giữa nam và nữ, kể cả sinh hoạt tình dục tập thể, làm băng hoại những nguyên tắc luân lý sơ đẳng, tạo nên lối sống xa lạ với truyền thống phương Đông và dân tộc. Đó chính là biểu hiện của sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận thanh niên Việt Nam, là biểu hiện của quan niệm "lệch chuẩn", đối lập với quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Đồng thời, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tâm lý “chạy theo đồng tiền”, coi “tiền là trên hết”, không cần biết đến đạo lý phải trái, đánh mất nhân cách và nhân tính. Không ít trường hợp vì tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy án đã trở nên khá phổ biến. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì

đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp” [27, tr.46].

Thực trạng suy thoái đạo đức đó đang trở thành một lực cản rất lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng con người trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, để thúc đẩy công cuộc đổi mới và hoàn thành mục tiêu xây dựng con người mới, đòi hỏi phải chú trọng giáo dục đạo đức cho con người, đưa nhiệm vụ giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp đổi mới: “Sự thành công của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoàn toàn tuỳ thuộc vào hiệu quả của sự nghiệp trồng người. Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng con người mới, xã hội mới” [78, tr.66]. Chúng ta không thể có con người mới xã hội chủ nghĩa nếu con người không có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Bởi đạo đức là gốc con người, là một yếu tố cốt lõi tạo nên con người toàn thiện, toàn diện và hữu ích.

Nhìn lại tư tưởng Khổng Tử, bên cạnh việc đề cao nhân tố đạo đức trong giáo dục con người, coi đó như là một phương thức hữu hiệu để bình ổn và phát triển xã hội, Khổng Tử còn để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng về đạo đức và rèn luyện đạo đức có giá trị. Hồ Chí Minh từng nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”, và “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” [66, tr.94].

Vấn đề là chúng ta sẽ khai thác những yếu tố hợp lý nào của đạo đức và giáo dục đạo đức trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nhằm xây dựng con người mới hiện nay. Theo chúng tôi, trong những nội dung đạo đức của Khổng Tử, chúng ta có thể kế thừa những tư tưởng sau đây:

- Lòng nhân ái: Ở chương một đã trình bày, nhân ái là một trong những nội dung cốt lõi của chữ Nhân. Nhân chính là sự yêu thương người khác chân thành. Đầu tiên xuất phát từ yêu thương người thân của mình. Khổng Tử nói “Nhân giả ái nhân” và bổ sung rằng: “Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dã dư” có nghĩa là đức hiếu đễ là gốc của lòng nhân. Một người

ngay như bố mẹ, anh chị em mình cũng không thương yêu thì đương nhiên sẽ không thể thực sự thương yêu người khác. Do đó, yêu người khác, lo lắng cho người khác là cơ sở của lòng nhân. Người có lòng nhân phải là người thực sự mãn nguyện với cống hiến của mình, dũng cảm, hy sinh lợi ích bản thân vì người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Khổng Tử nói: “Nhân dã an nhơn”, tức là người có lòng nhân biết làm yên lòng người. Có thể nói, lòng nhân ái ở Khổng Tử sâu sắc hơn, thực tế hơn nhân ái ở Phật giáo và Thiên chúa giáo ở “tính vừa phải, không cực đoan”, bởi:

Đạo nào cũng dạy lòng nhân, nhưng Phật thì mở rộng từ bi cho mọi sinh vật, cả con ong, cái kiến cũng như con người, Giêsu thì kêu gọi yêu mọi người như bản thân mình, vì đều là con người của chúa, như nhau. Thầy Khổng Tử không cực đoan như vậy, mà bảo yêu mọi người, nhưng tôi yêu bố mẹ tôi, bà con tôi, dân tộc tôi hơn bố mẹ, bà con, dân tộc khác [93, tr.103].

Hồ Chí Minh là biểu tượng tuyệt vời của lòng nhân ái. Ở Người, lòng nhân ái không trừu tượng mà nó biểu hiện cụ thể đối với từng cảnh đời cụ thể bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh nói: “một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Suốt cuộc đời Người chỉ có một “ham muốn tột độ” là dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong điếu văn đọc tại Lễ tang của Người, đồng chí Lê Duẩn viết: “Cuộc đời Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng, đó là tấm gương tuyệt vời về ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân tha thiết”. Đồng chí Trường Chinh cũng có nhận xét: “một điều nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là lòng thương người”.

Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường đã thể hiện tính năng động, ưu việt của mình so với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Điều đáng mừng là tinh thần nhân ái vẫn tiếp tục được nhân dân ta kế thừa, phát huy và nâng lên một tầm cao mới trong xây dựng lối sống của mình. Truyền thống thương người, cởi mở, khoan dung, thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự chiến thắng của cái chính nghĩa, cái đẹp, sẵn sàng cưu mang những ai gặp hoạn nạn, khó khăn, bất hạnh đã được nhân dân ta phát huy trong thời kỳ đổi mới. Chúng ta có thể thấy có rất nhiều phong trào và hành động nhân ái như phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “Xây dựng nhà tình thương, nhà tình

nghĩa”, “áo lụa tặng bà”, “Tấm chăn nghĩa tình ấm lòng mẹ”, “Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “Gây quỹ vì người nghèo”, “Nối vòng tay lớn”,…. Theo đó, đã có rất nhiều người, nhiều tổ chức đã gây quỹ được hàng ngàn tỷ đồng để ủng hộ vào các phong trào trên. Và cũng theo đó, có hàng ngàn ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng, hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng, trong giai đoạn hiện nay, lòng nhân ái có biểu hiện suy giảm trong lối sống của không ít người. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện lối sống tiêu cực như chạy theo đồng tiền, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp đạo đức luân lý; lối sống thực dụng, cá nhân không không có tình nghĩa; ích kỷ, hẹp hòi, phi nhân tính,… đẩy quan hệ giữa người với người bắt đầu theo lối “trả tiền ngay không tình nghĩa”, làm gặm nhấm dần những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, làm khô héo lòng nhân ái nơi con người. Những giá trị đạo đức truyền thống như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, kính già yêu trẻ, thấy việc nghĩa không từ nan ngày càng mờ nhạt.

Với mục tiêu xây dựng con mới dồi dào về thể lực, phát triển về tri thức, trong sáng về đạo đức và phong phú về tinh thần thì không thể không giáo dục lòng nhân ái. Bởi,lòng nhân là một trong những nội dung cốt lõi của lòng nhân và cơ sở của đạo đức con người. Tuy nhiên, việc kế thừa lòng nhân ái đòi hỏi phải trên tinh thần khoa học, tức là phải có sự đổi mới cho phù hợp với điều kiện mới. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới nhằm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thì đòi hỏi lòng nhân ái phải được nâng lên ngang tầm với chủ nghĩa nhân đạo của giai cấp công nhân, nghĩa là lòng nhân ái phải trên lập trường của chủ nghĩa Mác – lênin và nhân sinh quan cộng sản lấy việc giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột, phát huy sức mạnh của chính con người, trước hết là người lao động làm mục đích tối cao của mình.

- Đạo tu thân: vấn đề tu thân là vấn đề hàng đầu trong tư tưởng giáo dục đạo đức của Khổng Tử. Ông cho rằng, nhân cách, đạo đức con người không phụ thuộc vào tính trời cho, mà được quyết định bởi công rèn luyện, tu dưỡng của chính con người. Muốn trở thành chữ "NGƯỜI" đòi hỏi mọi người trong xã hội, bất kỳ ở danh vị nào cũng phải

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay doc (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)