0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

MỘT VÀI GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN AN GIANG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996) (Trang 56 -67 )

2. 1 Những thành tựu :

3.3 MỘT VÀI GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN AN GIANG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠ

VÀ NÔNG THÔN AN GIANG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG THỜI GIAN TIẾP THEO :

Nhìn lại đất nước ta sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), trên cơ sở cân nhắc đánh giá hết sức khách quan những thành tựu nổi bật và những khuyết điểm tồn tại lớn, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã có một sựđánh giá tổng quát hết sức quan trọng :"Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do

Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã được hoàn thành về cơ bản".

"Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc".

"Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bịđể

cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành".

Từ những thành tựu đạt được, Đại hội VIII của Đảng chủ trương : đưa cách mạng nước ta chuyển sang thời kỳ mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa là chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Do chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp nên vẫn phải lấy nông

nghiệp làm điểm xuất phát để đi lên. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Trên cơ sở những quan điểm cơ bản chỉ đạo của Đại hội Đảng lần thứ

VIII về công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trên cơ sở nắm vững quan điểm đề ra trong các mục tiêu, phương hướng, chính sách và các giải pháp chiến lược để

tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong những năm trước mắt, dựa vào thực trạng của nền nông nghiệp An Giang, Đảng bộ An Giang đã vạch ra và triển khai thực hiện một cách đồng bộ một hệ thống nhiều nhiệm vụ, giải pháp, chính sách trên mọi lĩnh vực phù hợp với điều kiện cụ thể của An Giang nhằm công nghiệp hóa nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn An Giang. Trong hệ thống

đó, có các giải pháp chủ yếu mang tính chi phối quyết định như : nguồn nhân lực, huy động vốn đầu tư phát triển, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, hình thành quan hệ sản xuất mới, tăng cường hệ thống chính trị, bố

trí khai thác - sử dụng ruộng đất,... Trong đó giải pháp số một được đặt lên hàng

đầu là nguồn nhân lực - lao động và chất lượng lao động nông nghiệp.

Trong các giải pháp nêu trên, với tư cách là người tham gia công tác trong ngành giáo dục đào tạo, tôi thử cố gắng nêu ra mội vài gợi ý về giải pháp

để giải quyết nguồn nhân lực, về lực lượng lao động hiện nay và lực lượng lao

động sẽ kế thừa để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn An Giang.

Theo kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển và theo lý thuyết mới về sự tăng trưởng kinh tế thì yếu tố cơ bản của sự phát triển là con người - con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội - con người có trí tuệ, năng động, sáng tạo, có trình độ lao động kỹ thuật phù hợp với khả năng vươn lên trong cuộc sống, có lòng yêu nước, có sức khỏe cường tráng...Con người như thế chỉ có thể qua đào tạo mới có được.

Thành tựu của nền nông nghiệp ở Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cho thấy : để công nghiệp hóa nông nghiệp không chỉ dựa vào nông nghiệp truyền thống mà còn phải phát triển nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại, phải đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân để họ tự có thể trực tiếp vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Ở An Giang, tốc độ phát triển trong ngành kinh tế nông nghiệp còn chậm, trình độ công nghệ của phần lớn các ngành kinh tế còn lạc hậu, cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 80,9% dân số, trong đó tỉ lệ lao động thủ công chiếm 90%. Năm 1994 - 1995, toàn ngành chỉ có 10% lao động trong nông nghiệp được trang bị khoa học kỹ thuật,...Như vậy, thực tiễn lao động nông nghiệp ở An Giang cho thấy : Lực lượng lao động nông nghiệp ở đây thừa về số

lượng, thiếu về chất lượng, và như vậy, An Giang sẽ gặp khó khăn rất lớn khi tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khi mà phải lấy khoa học công nghệ

hiện đại làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhu cầu về chất lượng lao

động nông nghiệp được đặt ra như một thách thức lớn đối với yêu cầu để phát triển nông nghiệp. Nếu không nâng chất được nguồn lao động, thì nguồn lao

động hiện có sẽ trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển sản xuất và An Giang sẽ

khó có thểđạt được tốc độ phát triển như 10 năm qua.

Như vậy, muốn công nghiệp hóa nông nghiệp đạt được thắng lợi, An Giang không thể không đào tạo mới và đào tạo lại các thành phần lao động trong nông nghiệp hướng vào cả hai loại trình độ : nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển giáo dục bậc cao để chiếm lĩnh và làm chủ các tri thức mới của thời đại.

Từ đó An Giang là một tỉnh nông nghiệp, nông nghiệp sẽ còn là một lợi thế của tỉnh trong thời gian dài. Nhiệm vụ công nghiệp hóa nông nghiệp cũng có nghĩa là phải làm sao đưa nông nghiệp lên một nấc thang sản xuất mới để tăng

năng suất và giá trị nông sản. Muốn vậy, tỉnh phải đầu tư thích đáng không chỉ

về cơ sở vật chất mà cả về con người.

An Giang cần định hướng rõ : nhân tố quyết định hàng đầu đối với sự

nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nguồn nhân lực. Một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phải đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Lịch sử phát triển của nền giáo dục An Giang trong những năm qua, cho thấy nổi bật lên một số vấn đề cụ thể như sau :

Ngành giáo dục An Giang đã có rất nhiều cố gắng đảm bảo để học sinh có

đủ thầy, đủ lớp ; đã có những biện pháp củng cố, sắp xếp lại bộ máy quản lý, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, xây dựng thêm nhiều trường ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng dân tộc,...từng bước đa dạng hóa các loại hình giáo dục, hệ thống trường, lớp được sắp xếp lại hợp lý hơn; sĩ số hàng năm đều tăng. Việc xã hội hóa giáo dục được chính quyền chú trọng chỉ đạo và được nhân dân hưởng ứng. Phong trào phổ cập tiểu học, học chữ, học nghề, học ngoại ngữ, tin học,...thu hút nhiều người tham gia. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo của tỉnh đã khắc phục được một bước tình trạng giảm sút kéo dài về qui mô, về chất lượng, cơ sở vật chất

được tăng cường.

Tuy vậy, việc xây dựng trường lớp và đào tạo giáo viên hiện nay ở An Giang vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. 25% trẻ từ 6 tuổi đến 14 tuổi chưa được đi học, số học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ từ 13% đến 15%, 20% dân số còn mù chữ.

Đời sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng núi, vùng dân tộc còn nhiều khó khăn , thiếu thốn.

Chất lượng giáo dục đào tạo so vối yêu cầu còn thấp, chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm và giữ giáo viên giỏi gắn bó với nghề nghiệp. Nhiều trường lớp xuống cấp, thiết bị thí nghiệm và học cụ

Hoạt động giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng thấp. Tình trạng giáo viên thiếu và yếu. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu còn để kéo dài. Đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo năm 1995 so với GDP chỉ chiếm 2,2%.

Đảng ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Trung ương 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII là mốc quan trọng trong việc xác định những phương hướng nhằm phát triển toàn diện giáo dục phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thực trạng nguồn lao động ở An Giang đòi hỏi phải đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục. Phát triển giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng nguồn lao động, An Giang nên đầu tư phát triển trên hai hướng chính :

Một là, đầu tư kinh phí thỏa đáng cho giáo dục.

Sự đầu tư kinh phí cho giáo dục hiện nay ở An Giang là quá thấp - chỉ

chiếm 2,2% GDP. Trong khi đó, một số nước trên thế giới đã đầu tư cho giáo dục lên đến 20% ngân sách Nhà nước. Nước Nhật ngay từ năm 1946, đã đầu tư

cho giáo dục 28% (sự đầu tư này được hình thành ngay trong từng gia đình Nhật) nhờ đó đã tạo nên sự thay đổi căn bản trong một nước đã bị bại trận trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Việc đầu tư kinh phí thỏa đáng cho ngành giáo dục là nhằm nâng cấp cơ

sở vật chất vừa quá thiếu thốn, vừa quá lạc hậu trong ngành giáo dục, xây dựng trường lớp vừa đảm bảo xóa phòng học tạm bợ, xuống cấp, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, vừa xây dựng các cơ sở đào tạo dạy nghề ngắn hạn, trung cấp. Xây dựng mới theo hướng kiên cố hóa, bảo đảm tính đồng bộ, đúng tiêu chuẩn, không để tình trạng bị lũ ngập. Đồng thời phải quan tâm đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy và học : phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn, phòng vi tính,...ứng dụng phương tiện kỹ thuật vào hoạt động giáo dục và dạy học.

Hai là, cùng với việc đầu tư kinh phí thỏa đáng, An Giang cần chú ý tìm kiếm các loại hình đào tạo phù hợp với đặc điểm An Giang - một tỉnh nông nghiệp với phương tiện sản xuất chủ yếu là "con trâu đi trước, cái cày theo sau", và đểđảm nhận một nền sản xuất như vậy, người dân đã quen với hình thức giáo dục truyền thụ trực tiếp từđời này sang đời khác, không đòi hỏi một trình độ học vấn nào.

Để phát triển giáo dục, hiện nay An Giang đang đứng trước những khó khăn lớn :

Phần lớn người dân An Giang chưa nhận thức được vai trò của giáo dục và chưa xác định tham gia vào sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm xã hội của mọi người. Đa số nông dân An Giang còn phổ biến rộng rãi quan niệm cũ kỹ:"Học năm ba chữđể làm người".

Tỉnh chưa có đề án, chưa xây dựng được cơ chế kế hoạch khai thác nội lực để xây dựng và phát triển giáo dục.

Đội ngũ giáo viên các cấp chưa đủ cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội.

Chưa có giải pháp đầu tư phát triển giáo dục tương ứng với yêu cầu phát triển giáo dục nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn An Giang.

Để có thể phát triển giáo dục hướng vào cả hai loại trình độ : nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển giáo dục bậc cao, trước mắt, An Giang cần phấn

đấu hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập tiểu học trong toàn tỉnh, tiến tới phổ cập trung học cơ sở ở các thị trấn, thị xã, mở rộng diện phát triển mầm non, trung học cơ sở và trung học chuyên ban để khắc phục tình trạng hụt hẫng, mất cân đối giữa các bậc học, tạo tiền đềđể tiến lên phổ cập trung học cơ sở trong toàn tỉnh.

Đi đôi với phát triển giáo dục phổ thông phải quan tâm đầu tư phát triển dạy nghề ngắn hạn, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ

công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt đào tạo sư phạm đủ để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay và cho yêu cầu phát triển sắp đến.

Cùng với việc phát triển giáo dục đào tạo cho toàn tỉnh, cần quan tâm qui hoạch đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ

thuật,...nhằm tăng cường lực lượng khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề. Có kế hoạch đào tạo đại học và sau đại học đối với những viên chức có đủ điều kiện để không ngừng nâng cao trình độ phát triển của ngành.

Tăng nhanh số lượng giáo dục đào tạo phải gắn với nâng cao chất lượng dạy và học : Rèn luyện đội ngũ giáo viên cả về trình độ năng lực sư phạm và tư

cách mô phạm ; giáo dục rèn luyện học sinh, sinh viên cả về kiến thức, thể lực và nhân cách.

Để có thể đạt được những định hướng như trên, Đảng bộ và các ban ngành chức năng cần làm chuyển biến nhận thức sâu rộng trong nội bộ và nhân dân : Giáo dục là quốc sách. Đồng thời phải tìm mọi giải pháp để phát huy tiềm năng của nhân dân trong tỉnh vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục đào tạo là rất lớn, bên cạnh nguồn ngân sách địa phương và Trung ương, phải đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo, có biện pháp tích cực và cơ chế chính sách thích hợp động viên sự đóng góp của nhân dân, khuyến khích phát triển rộng các hình thức bán công, dân lập, tư thục,...để động viên nhiều thành phần tham gia đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

Có chính sách thu hút sư phạm và thu hút giáo viên về vùng nông thôn, vùng núi, vùng biên giới,...Động viên toàn xã hội đầu tư phát triển đào tạo nhất là dạy nghề phổ cập ngắn hạn và trung cấp.

KẾT LUẬN

Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IV đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng - bước ngoặt mở đầu cho sự nghiệp đổi mới của Đảng bộ và nhân dân An Giang. Quán triệt quan điểm của Đảng về các vấn đề kinh tế - xã hội, đặc biệt là tinh thần chỉđạo của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ

VI, xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương, Đại hội lần thứ IV tỉnh Đảng bộ

An Giang đã tập trung đề ra các giải pháp để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy, trong đó nông nghiệp chủ yếu là lương thực

được xác định là nền tảng, là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược.

An Giang là tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi ởđồng bằng sông Cửu Long, có những thuận lợi cơ bản để phát triển nông nghiệp, trồng lúa gạo xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản,... Hệ thống kênh rạch ở An Giang vừa thuận lợi cho giao thông đường thủy, vừa là tiềm năng cho phát triển nông nghiệp, thủy sản ; lưu lượng dòng chảy lớn nên nguồn nước ít bị ô nhiễm và có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, lại là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, trẻ, khỏe,... Có nguồn tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, lại có được tập thể lãnh đạo biết khơi dậy và phát huy lợi thế của địa phương nên An Giang trở thành một điển hình độc đáo của

đồng bằng sông Cửu Long về phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội nông thôn.

Đảng bộ An Giang là một Đảng bộ vững mạnh, có tinh thần đoàn kết cao từ tỉnh

đến huyện, cơ sở, là một tập thể biết chịu khó lắng nghe ý kiến, biết cân nhắc, phân tích để tìm ra hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Sau khi thoát qua khỏi cửa ải lương thực của thời kỳ khôi phục và cải tạo nông nghiệp, bước vào thời kỳ đổi mới từ đầu năm 1986 đến năm 1996, nền

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996) (Trang 56 -67 )

×