2. 1 Những thành tựu :
3.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ AN GIANG:Nước ta là một nước nông nghiệp nên Đảng rất coi trọng việc phát
triển nông nghiệp - nông thôn. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi giai đoạn cách mạng,
Đảng đề ra những chủ trương, biện pháp và chính sách phù hợp, giải quyết có hiệu quả vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Đặc biệt từ năm 1986, Trung ương Đảng đã đề ra những chỉ thị, nghị quyết quan trọng nhằm đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đổi mới nông nghiệp, xem đây là mặt trận hàng đầu. Kết quả là đã thu được những thành tựu đáng kể, nhất là trên mặt trận lương thực, góp phần cải thiện và ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia ; tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu, đem lại nhiều đổi mới cho bộ mặt nông thôn trong cả nước.
Chủ trương đổi mới của Trung ương Đảng được Đảng bộ An Giang vận dụng phù hợp và tập trung công sức chỉ đạo thực hiện. Cụ thể là thực hiện tốt nhiều chủ trương như giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho nông dân nhằm phát huy vai trò của kinh tế hộ và khai thác tốt tiềm năng đất đai của tỉnh ; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ; đổi mới hình thức quản lý trong nông nghiệp ; coi trọng tầm quan trọng của khoa học kỹ
thuật, trong đó khuyến nông là mũi nhọn để đưa khoa học kỹ thuật vào nông thôn ; giúp vốn cho nông dân sản xuất ; được tự do làm ăn trong cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội,... Những chủ trương trên vừa phù hợp với qui luật khách quan, vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhờđó mà An Giang đã nhanh chóng tạo ra sức đột phá trên mặt trận nông nghiệp. Đó là sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được
cải thiện, An Giang thực hiện tốt nghĩa vụ của tỉnh đối với cả nước, nông thôn từng bước được đổi mới, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng
được tăng lên, chính trịổn định, nội bộđoàn kết thống nhất, Đảng bộ vững mạnh và có bước trưởng thành.
Những thành tựu đó chính là thước đo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ
An Giang và là kết quả của tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, đoàn kết phấn đấu của đồng bào các dân tộc An Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Thành tựu trên đây đã nói lên sự trưởng thành của Đảng bộ An Giang, trước hết là đổi mới một bước cơ bản về tư duy kinh tế, cả về nhận thức lý luận và thực tiễn, thể hiện trong việc xác định các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội phù hợp với thực tế khách quan, giữ vững các quan điểm có tính nguyên tắc
được đề ra từ Đại hội VI và VII của Đảng và các nghị quyết Trung ương, từ đó tạo ra sự thống nhất trong Đảng và quần chúng . Năng lực hoạt động thực tiễn của Đảng bộđược nâng lên một bước.
Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, An Giang đã chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Chủ trương đó được các ngành, các cấp trong tỉnh quán triệt và tổ
chức thực hiện.
Xem xét lại sự lãnh đạo của mình từ khi tiếp thu nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ V (tháng 10 năm 1991) càng khẳng định tư tưởng chỉđạo và các chủ trương chính sách về mọi mặt, nhất là về nông nghiệp - nông thôn - nông dân nêu trên là hoàn toàn đúng đắn và tiếp tục chỉ ra những giải pháp cụ thể và sát hợp hơn nữa để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào tầm rộng hơn, sâu hơn trong thời kỳ tiếp theo.
Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ An Giang đã biết nắm vững mục tiêu của quá trình đổi mới : phát triển nông nghiệp lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu ; đẩy mạnh tập trung đầu tư cho phát triển nông
nghiệp và nông thôn nhất là đầu tư cho thủy lợi, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Những chủ
trương trên đã phát huy được hiệu quả và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế nông nghiệp An Giang vẫn còn những thiếu sót, tồn tại và yếu kém : Sản xuất nông nghiệp còn ở trình
độ thấp, nặng tính thuần nông, sản phẩm làm ra kém sức cạnh tranh, tiêu thụ khó khăn , chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tuy có tăng nhưng thiếu ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải biến kinh tế nông thôn tiến triển còn chậm.
Những tồn tại trên về khách quan là do nông nghiệp An Giang đi lên từ điểm xuất phát thấp, bị chiến tranh tàn phá, thiên tai khắc nghiệt.
Về chủ quan, sự lãnh đạo của Đảng bộ còn dàn trải, thiếu tập trung giải quyết có trọng điểm những vấn đề bức xúc của sản xuất và đời sống, nhất là phục vụ nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Chậm đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chưa có chính sách để huy động được tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong tỉnh cho phát triển sản xuất nông nghiệp .
Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, vai trò quản lý và điều hành của ủy ban nhân dân tỉnh đối với các cấp, các ngành còn thiếu chặt chẽ gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí ; quản lý tín dụng và các đơn vị tư doanh còn nhiều sơ hở để
xảy ra tình trạng thị trường vật tư nhiều lúc biến động, có lúc trở thành cơn sốt, vốn cho sản xuất kinh doanh thường xuyên thiếu, lương thực nông sản trong thời
điểm thu hoạch tiêu thụ còn khó khăn, tình hình đó đã làm thiệt hại và gây tâm lý bất lợi cho người sản xuất.
Việc thực hiện pháp chế và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nông thôn còn nhiều tồn tại và yếu kém. Quyền làm chủ của người dân nông thôn chưa được phát huy đầy đủ. Ở một số địa phương, quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm với những mức độ khác nhau.
Đội ngũ cán bộđảng viên nhìn chung chưa ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, một bộ phận thiếu ý thức trách nhiệm, lợi dụng chức quyền, thoái hóa biến chất.