2. 1 Những thành tựu :
2.2.2 Những tồn tại và yếu kém :
Nông nghiệp tuy có bước phát triển, nhưng cơ bản vẫn còn là một nền nông nghiệp đang ở trình độ thấp, sản xuất nhỏ, năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất khai thác và sử dụng đất đai, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội đều còn thấp so với các nước trong khu vực. Nền kinh tế về cơ bản vẫn là một nền nông nghiệp còn chủ yếu dựa vào công nghệ sản xuất cổ truyền và lạc hậu, chưa đáp ứng đầy đủ mức đòi hỏi cần thiết và toàn diện đối với đời sống nhân dân, về cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hóa cho xuất khẩu,...
Cơ cấu kinh tế nông thôn tuy đã có chuyển dịch nhất định, song vẫn còn nặng tính thuần nông và trong ngành trồng trọt thì cây lúa vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, phẩm chất, chất lượng nông phẩm sản xuất ra còn kém, chưa phù hợp với thị
trường xuất khẩu. Cơ cấu sản xuất tuy có đổi mới, song vẫn còn chậm và chưa phát huy trong khả năng cho phép lợi thế các vùng sinh thái. Nông - súc - thủy sản vẫn còn chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô, công nghiệp chế biến, bảo quản chưa phát triển kịp nhu cầu nên chủ yếu là tiêu thụ trong nước, thị trường xuất khẩu tuy có mở ra, song không ổn định. Như vậy là, sau thu hoạch, nhiều vấn đề
lớn về công nghệ, về thị trường đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết..
Do trình độ sản xuất nông sản hàng hóa còn thấp kém cộng với thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, dẫn đến thu nhập của đại bộ phận nông dân thấp và còn cách biệt giữa các vùng (vùng các huyện cù lao với các huyện miền núi). Tình hình thiếu vốn sản xuất vẫn còn tiếp tục xảy ra, nhất là vốn để sản xuất và đầu tư phát triển chăn nuôi, thủy sản, cũng như các mô hình sản xuất đa canh. Tình trạng cho vay nặng lãi vẫn còn xảy ra ở nông thôn.
Cơ sở vật chất hạ tầng ở vùng nông thôn tuy những năm vừa qua đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhiều xã vùng sâu vẫn còn lạc hậu, nghèo nàn, thiếu thốn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua chương trình khuyến nông tuy những
năm gần đây có phát triển, song hiệu quả còn hạn chế. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật nông nghiệp chậm được áp dụng trong sản xuất và đời sống.
Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội tuy có bước đổi mới, song còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu bổ sung và giải quyết nhằm tạo ra đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển mạnh mẽ và đồng bộ. Điều cần quan tâm và phải có biện pháp giải quyết hữu hiệu là thu nhập chính đáng của người nông dân còn nhiều thiệt thòi do đầu tư ở đầu vào và đầu ra chưa hợp lý. Việc gắn kết và ràng buộc trách nhiệm giữa người sản xuất và người tiêu thụ nông sản chưa chặt chẽ, chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích người sản xuất khiến cho nhiều trường hợp gây tổn thất cho nông dân.
Với việc phát triển nền kinh tế thị trường, nông thôn An Giang đang diễn ra tình trạng tích tụ về ruộng đất và sự phân hóa giàu nghèo. Diễn biến này là sự
vận động mang tính qui luật trong một xã hội có nền sản xuất hàng hóa. Song cần phải hạn chế mặt tiêu cực có tính chất tự phát của nó nhằm nâng đỡ một bộ
phận dân cư còn nghèo.
Hiện nay kinh tế nông thôn vẫn là sản xuất cá thể. Kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác chưa được chú ý, song trong thực tế vẫn chưa được xây dựng và phát huy đúng mức cần thiết vai trò trong mối quan hệ với sản xuất cá thể. Tuy
đã tổ chức nông dân vào các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, song quan hệ hợp tác trong sản xuất chỉ mới bắt đầu và phổ biến còn ở trình độ thấp, giản
đơn, nên chưa phát huy được sự liên kết cộng hưởng thực sự. Vì vậy chưa thể
coi là đã phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất hiện nay ở
nông thôn trên nhiều vùng khác nhau.
Công nghiệp chế biến và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
còn chưa phát triển ở mức cần thiết để thu hút lao động nông nghiệp có xu hướng dôi ra nên tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn còn cao (12-17%/năm) ; Thời gian nông nhàn còn nhiều. Việc xây dựng trường lớp, đào tạo dân trí cho các
tầng lớp nhân dân ở nông thôn chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Đời sống các mặt ở
nông thôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc và miền núi còn nhiều thiếu thốn. Tình hình an ninh, chính trị, xã hội ở nông thôn tuy có ổn định, song vẫn còn những yếu tố làm ảnh hưởng đến tâm lý phát triển, mở rộng qui mô sản xuất của các hộ có vốn. Các hủ tục mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè vẫn còn tồn tại nặng nề nhất là trong thanh niên nông thôn. Kỷ luật, kỷ cương, quyền làm chủ
của nhân dân, công bằng xã hội và pháp luật nhiều nơi còn bị vi phạm.
Chính quyền cơ sở ở xã, ấp tuy có được củng cố về chất lượng, nhưng một số nơi vẫn còn nhiều yếu kém, trình độ quản lý chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn toàn diện.
Các tổ chức ngành dọc tuy đã được từng bước sắp xếp bố trí cán bộ đến tận xã, phường, nhưng các điều kiện cho hoạt động còn thiếu thốn và chất lượng còn yếu. Số lượng kỹ thuật viên nông nghiệp (cả trồng trọt và chăn nuôi) ở nhiều xã còn thiếu,...