MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở AN GIANG :

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996) (Trang 48 - 56)

2. 1 Những thành tựu :

3.2 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở AN GIANG :

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở AN GIANG :

An Giang là một tỉnh nông nghiệp nhưng diện tích đất đai canh tác hạn hẹp, người lại đông, đại bộ phận dân cư làm nghề nông, bị tàn phá nặng nề trong suốt ba mươi năm chiến tranh xâm lược của thực dân củ và mới. Sau ngày mới giải phóng, sản lượng lương thực rất thấp, chỉ trên dưới 30 vạn tấn/năm. Nạn đói giáp hạt thường xuyên đe dọa đời sống người nông dân. Đã thế, hàng năm thiên tai lại liên tiếp xảy ra, hết hạn hán đến lũ lục và có một thời gian còn bịđịch họa, nhândân trong tỉnh buộc phải vừa chiến đấu chống trả cuộc chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền phản động KamPuChia, bảo vệ vững chắc vùng biên giới tây nam của Tổ Quốc nằm trong tỉnh nhà.

Cũng như các tỉnh khác ở phía Nam mới giải phóng, trong 10 năm đầu cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-1985), Đảng bộ An Giang thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, vừa chăm lo ổn định tình hình chính trị và trật tự an ninh, vừa tập trung công sức giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, khắc phục mọi khó khăn của thiên tai và địch họa mới, từng bước khôi phục kinh tế mà lĩnh vực được tập trung chủ yếu là nông nghiệp, ổn định và cải thiện một bước đời sống cho nông dân.

Từ ngày có ánh sáng của đường lối đổi mới do Đại hội toàn quốc lần thứ

VI của Đảng khởi xướng (tháng 12 năm 1986), chỉ trong một thời gian phấn đấu ngắn ngủi 10 năm tiếp theo (1986-1996), Đảng bộ An Giang đã làm xoay chuyển tình thế, thay đổi cục diện ở nông thôn, tạo ra được một sự chuyển biến tích cực có ý nghĩa quyết định trên bước đường đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa

liên tục và khá vững chắc, đã vươn lên trở thành một tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lương thực trong nhiều năm liền; bộ mặt nông thôn đã bước đầu đổi mới,

đời sống của người nông dân trước kia lam lũ cơ cực nay được cải thiện rõ rệt; nội bộ nhân dân đoàn kết, chính trị ổn định, lòng tin đối với Đảng, với chế độ

mới của người dân ngày một tăng lên.

Vì sao Đảng bộ và nhân dân An Giang, trước hết là nông dân đã đạt được những thành tựu tuy là bước đầu nhưng rất quan trọng như vậy? Có thể rút ra những bài học gì bổ ích trên bước đường đưa nền nông nghiệp và nông thôn An Giang tiếp tục tiến lên một cách vững chắc theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa thời gian tới ? Đây là vấn đề hết sức lớn, vưỡt quá xa khả năng của người nghiên cứu viết bản luận văn này. Nhưng với tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, tôi xin thửđề xuất một số ý kiến gọi là một vài bài học kinh nghiệm sau đây :

1.Tập trung công sức đột phá vào khâu then chốt nhằm tạo ra một sự

chuyển biến cơ bản trong nông nghiệp và nông thôn.

Khâu then chốt đó là biết phát huy ngày càng mạnh mẽ và triệt để nội lực của tỉnh mình bằng cách kết hợp chặt chẽ và ở trình độ ngày càng cao hai nhân tố cơ bản tạo ra của cải vật chất nông nghiệp. Đó là: đất đai (bao gồm cả mặt nước) và người lao động. Ý nghĩa của sự kết hợp này là đất đai phải có người lao

động để khai phá, canh tác, để đem lại sản phẩm và đổi lại, người lao động phải có đất đai để khai phá, canh tác để tạo ra sản phẩm. C.Mác khi nói đến mối quan hệ không thể thiếu được của hai yếu tố này đã nhắc lại cách diễn đạt hóm hỉnh nhưng rất dân gian dễ hiểu của Uy liam Petty- một đại diện tiêu biểu của phái trọng nông-rằng đất là mẹ và lao động là cha. Một đứa con sinh ra vừa phải có mẹ, vừa phải có cha, cũng như để có sản phẩm nông nghiệp vừa phải có đất đai, vừa phải có người lao động canh tác. Hai yếu tố đó từ nghìn xưa luôn luôn có, nhưng chưa được kết hợp hoặc kết hợp không chặt chẽ: người nông dân thì không có đất cày, còn đất đai thì bỏ hoang hóa nhiều vì không có người khai

thác chăm bón và người nông dân bao đời bị nghèo đói, nông thôn bị tiêu điều lạc hậu triền miên.

Từ ngày có đường lối đổi mới của Đảng soi sáng, Đảng bộ An Giang đã ý thức được sự cần thiết và sự kết hợp giữa hai yếu tố đó, ngày càng tỏ ra thuần thục hơn trong sự vận dụng sáng tạo sự kết hợp này.

Trên cơ sở quán triệt quan điểm nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn là địa bàn chiến lược, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới ở nông thôn, Đảng bộ An Giang đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp và chương trình hành động tương đối đồng bộ và đúng hướng, nhằm kết hợp và phát huy ngày càng tốt hơn hai yếu tố đất đai và lao động. Như đã trình bày ở

chương 2, đó là: phân lại vùng đất đai hợp lý hơn, để trên cơ sở đó bố trí lại cơ

cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, nhằm phát huy lợi thế của từng vùng và tiểu vùng; chính sách khuyến khích nông dân khai thác vùng tứ giác Long Xuyên, các vùng

đất hoang hóa, đất đồi núi trọc nhằm mở rộng quỹ đất, giao đất ruộng, đất núi còn hoang hóa cho các gia đình và tập thể, giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho nông dân; sớm thực hiện chính sách tín dụng nông thôn đến hộ nông dân, mở rộng đối tượng cho vay, chú trọng nông dân nghèo, người sản xuất thiếu vốn; chính sách khuyến nông; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn (thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc,…).

Có thể tóm gọn rằng một trong những bí quyết dẫn đến những thành tựu làm chuyển biến quan trọng trên mặt trận nông nghiệp và bộ mặt nông thôn và sẽ

tiếp tục rút kinh nghiệm để khắc phục những tồn tại thiếu sót để đẩy mạnh sự

chuyển biến trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa là biết phát huy nội lực, kết hợp chặt chẽ hai yếu tố đất đai và lao động, khai thác và nâng cao hiệu xuất, hiệu quả của từng nhân tố trong sự kết hợp giữa chúng với nhau.

2.Nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất :

Bài học này rút ra từ thực tiễn ở An Giang đồng thời cũng là bài học chung ở các tỉnh khác trong cả nước.

Lao động nông nghiệp là một trong hai yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất chủ yếu ở nông thôn và nông dân-lực lượng lao động đóng vai trò là trung tâm chủ thể của nông nghiệp-nông thôn. Trong chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn của tỉnh nhà, Đảng bộ An Giang sớm có ý thức thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo động lực để thúc đẩy người nông dân hăng hái tham gia sản xuất.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, giải pháp chiến lược đầu tiên được

Đảng bộ lãnh đạo thực hiện theo chủ trương của Trung ương là chia cấp đất đai cho nông dân thông qua hình thức điều chỉnh ruộng đất kết hợp với công cuộc cải tạo nông nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đem lại quyền làm chủ bước đầu về kinh tế sau khi đã làm chủ về chính trị-hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Nhưng do chủ quan nóng vội và do nhằm lẫn trong nhận thức kinh tế hợp tác với kinh tế tập thể hóa, cho nên trong quá trình cải tạo nông nghiệp, An Giang đã xây dựng đại trà các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã theo mô hình hợp tác hóa ở miền Bắc mà thực chất là tập thể hóa về tư liệu sản xuất, biến đất đai, trâu bò và các công cụ chủ yếu khác thành của chung, không thích ứng với tâm lý dân cư “ cha chung không ai khóc”, đồng thời không thích ứng với kinh tế thị

trường đang mở ra theo chính sách đổi mới về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Đảng. Cơ chế 3 khoán của chỉ thị 100 của Ban bí thư được áp dụng cũng chỉ phát huy tác dụng tích cực trong thời gian ngắn và sớm bộc lộ

những nhược điểm, vì mô hình quản lý cũ chưa bị phá vỡ. Vì vậy, bước vào thời kỳ đổi mới, quán triệt đường lối của Đại hội VI, Đảng ộ An Giang rất chú trọng

đến kinh tế hộ gia đình, phát huy tính tích cực, năng động của đơn vị kinh tế tự

cho các hộ nông dân, chính sách khuyến khích khai thác các vùng đất hoang hóa,

đất đồi núi trọc và nơi còn nhiều tiềm năng đất đai…, hướng dẫn và tạo nhiều

điều kiện cho các hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nông-lâm-ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển đa dạng: công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và dịch vụ tại nông thôn.

Đồng thời với chủ trương phát triển kinh tế hộ gia đình trong các ngành nghề, Đảng bộ An Giang đã giúp đỡ tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện sự hợp tác, liên doanh một cách tự nguyện nhằm tháo gỡ các khó khăn, giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh từ sự hình thành nền sản xuất hàng hóa ở đầu vào cũng nhưđầu ra, giúp cho các đơn vị kinh tế gia đình tồn tại, đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh. Mô hình kinh tế hợp tác mới ở nông thôn An Giang ra đời đã từng bưóc thay thế cho mô hình hợp tác cũ từ nhiều năm đã tỏ ra không thích hợp. Đó là những thành công bước đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển nông nghiệp-nông thôn theo quan điểm mới.

Song, tình hình quan hệ hợp tác còn giản đơn, ở trình độ thấp, phạm vi hẹp, chưa ổn định, vì vậy đây còn là vấn đề mới mẻ mà Đảng bộ An Giang tựđặt ra nhiệm vụ phải tìm tòi nghiên cứu và hướng dẫn để làm cho quan hệ sản xuất mới hình thành, từng bước được nâng lên, đa dạng phong phú hơn ở nhiều ngành nghề, nhiều vùng khác nhau cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đang được khơi dậy.

3.Biết sử dụng sức mạnh tổng hợp để đột phá vào công cuộc phát triển nông nghiệp-nông thôn được xem là mặt trận hàng đầu :

Sức mạnh mà Đảng bộ An Giang đã huy động bao gồm các tổ chức của hệ

thống chính trị, của các cấp và các ngành trong toàn tỉnh. Đó là quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, đảm bảo cho Đảng làm đúng chức năng lãnh

vào thực tiễn địa phương để vạch ra những chính sách và giải pháp kịp thời, có tính chất khả thi để chỉđạo phát triển sản xuất trong từng bước đi. Triển khai chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đảng cấp trên, cơ quan lãnh đạo của Đảng ở tỉnh

đã biết phát huy vai trò của các cơ quan chính quyền, của các tổ chức kinh tế, các đoàn thể chính trị -xã hội để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân nhằn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Hội đồng nhân dân đã làm chức năng thể chế hóa chủ trương của Đảng bộ thành nghị quyết của Nhà nước địa phương, kiểm tra và giám sát việc thực hiện. Uy ban nhân dân các cấp

đã biến nghị quyết của Đảng và Hội đồng nhân dân thành qui hoạch, kế hoạch, thực hiện chức năng quản lý và điều hành. Các đoàn thể đã làm được vai trò là phổ biến và tổ chức cho các tầng lớp nhân dân bàn bạc, tìm kế sách để thực hiện một cách có hiệu quả nhất, đồng thời nắm tâm tư nguyện vọng của bà con phản ánh cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp để điều chỉnh, bổ sung các chủ

trương chính sách, tiếp tục tìm tòi các giải pháp thích hợp. Trong các ngành hoạt

động của tỉnh thì ngành quản lý nông nghiệp đã thể hiện được vai trò nòng cốt trong việc tham gia trực tiếp điều hành, làm tham mưu cho chính quyền trong việc liên kết với các ngành kinh tế trong tỉnh như ngân hàng, tín dụng, thương nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông thủy lợi,…xoáy vào nhiệm vụ

trọng tâm là phục vụ cho các chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn

được vạch ra, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề, tìm kiếm thị trường đầu tư, tiêu thụ, đổi mới cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp, cải tiến cơ cấu kinh tế đa dạng ở nông thôn. Các tổ chức quần chúng tham gia vào chương trình khuyến nông, phổ biến khoa học kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo, phát triển các mô hình làm giàu chính đáng, vận động giúp vốn hỗ trợ cho những hộ nông dân gặp khó khăn…

Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chức năng của từng tổ chức được phân

định ngày càng rõ hơn, các mối quan hệ giữa các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các ngành chức năng, các tổ chức quần chúng được hoàn

thiện từng bước; nhờ đó đã phát huy được tính năng động của từng tổ chức, tạo ra được sức mạnh tổng hợp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên mặt trận nông nghiệp-nông thôn.

4. Chăm lo xây dựng Đảng bộ vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụ chính trị mới :

Dựa vào thành tựu đã đạt được trên mặt trận nông nghiệp và hướng đi lên vững vàng của nền kinh tế nông nghiệp-nông thôn An Giang mở ra từ sự nổ lực phấn đấu trong vòng 20 năm, nhất là trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, có thể đánh giá được rằng Đảng bộ An Giang là một Đảng bộ vững mạnh, đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao phó trên mặt trận phát triển nông nghiệp và nông thôn. Một hệ thống tương đối đồng bộ các chủ trương và giải pháp đúng hướng và thích hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đã đươc nông dân tiếp nhận và mang lại hiệu quả ngày càng cao, làm thay da đổi thịt nhanh chóng đời sống vật chất và tinh thần, chính trị và xã hội ở nông thôn An Giang. Uy tính và hiệu quả lãnh đạo của Đảng tỏ ra ngày một lớn lên và sự đoàn kết thống nhất trong Đảng ngày một tốt hơn.

Từ thực tiễn ởĐảng bộ An Giang, cho phép rút ra những kinh nghiệm về

xây dựng Đảng như sau :

- Biết thường xuyên bám sát thực tiễn, coi trọng nghiên cứu lý luận, nắm vững các quan điểm đổi mới cốt lõi trong các nghị quyết của Đại hội Đảng và của Trung ương, kết hợp chặt chẽ lý luận, nghị quyết của Trung ương vào thực tiễn đặc thù của địa phương. Điều này đã được thể hiện cụ thể trong nhận thức và vận dụng quy luật sản xuất hàng hóa, quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, chính sách phát triển kinh tế

nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ

đúng đắn, cùng những bước đi và các hình thức tổ chức sản xuất thích hợp với

đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Đảng bộđã thường xuyên tự rèn luyện, tựđổi mới, nâng cao trình độ và năng lực tổ chức thực tiễn, nhằm làm cho

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996) (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)