Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Eximbank (Trang 53)

2.3.3.3.1 Hiện nay STK tại EIB là STK VNĐ, vàng, ngoại tệ. Tuy nhiên,

STK ngoại tệ chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất thấp. Các bạn hàng của EIB chủ yếu là các tiệm mua bán vàng, ngoại tệ, các công ty kinh doanh vàng bạc nhưng khách hàng chủ yếu đưa STK vàng vào vay mà ít đưa STK ngoại tệ mặïc dù khi vay VNĐ với cùng TSĐB là vàng hay ngoại tệ thì lãi suất cho vay giống như nhau.

Nguyên nhân là tỷ giá ngoại tệ do EIB công bố khá thấp so với các ngân hàng khác như ABC hay Sacombank ,

Bảng 2.4 Tỷ giá ngoại tệ vào lúc 09h30 ngày 26/05/09

ĐVT: VNĐ/ ngoại tệ

Ngoại tệ EIB Sacombank ACB

AUD 13.859 13.905 13.827

EUR 24.896 24.918 24.926

JPY 187,42 188.04 188.04

(Nguồn: Trang web của các ngân hàng)

Trong số các ngân hàng có tín dụng vàng tại TP HCM thì Eximbank, Sacombank và ACB là các ngân hàng có hoạt động tín dụng vàng sôi nổi nhất, thu hút nhiều tiệm vàng tham gia. Vì vậy tỷ giá là một vấn đề rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng so sánh ta có thể thấy ngoại trừ đô la Mỹ thì tỷ giá giữa các ngân hàng có sự chênh lệch. Điều này giải thích nguyên nhân tại sao khi cuốn STK ngoại tệ đến ngày đáo hạn, khách hàng thường muốn bán ngoại tệ cho các tiệm vàng bên ngoài chứ không muốn bán cho EIB vì tỷ giá thấp hơn.

2.3.3.3.2 Đối tượng khách hàng của EIB thường là các nhà đầu tư mua bán vàng để hưởng chênh lệch giá. Do vậy, khi giá vàng biến động nhiều thì việc vay tiền và vàng mới nhiều, nếu giá vàng đứng yên thì khách hàng ít có nhu cầu vay vốn. Vì vậy doanh số cho vay không ổn định.

2.3.3.3.3 Do biến động của thị trường. Tại thời điểm cuối năm 2007 đến ngày 05/2/2008, do khan hiếm tiền đồng nên mặc dù lãi suất cho vay rất cao 1.75%/ ngày 05/2/2008, do khan hiếm tiền đồng nên mặc dù lãi suất cho vay rất cao 1.75%/ tháng (so với ngày 25/05/2009 là 0.8%) nhưng nhiều khách hàng vẫn muốn vay tiền. Tuy nhiên, các ngân hàng lại thiếu VNĐ và thông báo tạm ngưng cho vay. Do đó, một số khách hàng từ chối trả nợ vì sợ khi trả nợ xong muốn vay tiền thì không vay được nữa và chấp nhận mức lãi suất phạt bằng 1.5 lần lãi suất cho vay.

Ngoài ra, trong những lúc vàng tăng giá, vào giữa tháng 8 lên 800 USD/oz, nhiều ngân hàng thiếu vàng SJC do đã bán hết từ trước nên cũng thông báo tạm ngưng cho vay vàng. Đến ngày 25/05/2009, giá vàng lên tới 955 USD/oz, có rất nhiều khách hàng muốn vay vàng để đánh xuống nhưng tại EIB không có vàng để

cho vay. Đây cũng là 1 điều không mong muốn. Ngân hàng muốn cho vay để tăng dư nợ, khách hàng cũng muốn vay nhưng không vay được.

2.3.3.3.4 Quy định của NHNN:

Ví dụ: Để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đã thực hiện các biện pháp kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 30% trong năm 2008.

Do vậy, vào năm 2008, khi ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng 30% thì cũng sẽ từ chối cho khách hàng vay tiền.

2.3.3.3.5 Công tác marketing hạn chế

Mục đích ban đầu thành lập bộ phậïn cầm cố giấy tờ có giá: khách hàng có STK gần đến ngày đáo hạn, nếu đi rút trước hạn sẽ bị tính lãi không kỳ hạn. Khách hàng cầm STK đó vay lại 1 số tiền và đến khi đáo hạn STK thì tất toán STK đã thế chấp để trả nợ vay tại ngân hàng. Như vậy, khách hàng sẽ phải trả lãi vay trong 1 thời gian ngắn nhưng có thể hưởng toàn bộ số lãi trong STK. Khoản lãi khách hàng nhận được luôn lớn hơn rất nhiều lần so với lãi vay khách hàng phải trả.

Tuy nhiên, lợi dụng đặc tính thời gian giải ngân nhanh chóng, tỷ giá vàng ngoại tệ biến động nên nhiều nhà đầu tư sau khi tính toán rất muốn được tham gia đầu tư kinh doanh vàng qua việc sử dụng các công cụ tín dụng.

Do đó, bộ phận tín dụng này có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý. Nhiều doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên trong việc tham gia đầu tư kinh doanh vàng. Từ doanh nghiệp này giới thiệu cho doanh nghiệp kia… Còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì vẫn chưa biết và chưa tiếp cận hình thức đầu tư này nhiều.

2.3.3.3.6 Phần mềm chương trình

Hiện nay, phần mềm chương trình của ngân hàng được nhập từ nước ngoài với chi phí khá lớn. Các dịch vụ ngân hàng cũng khá đa dạng: phone banking, internet banking, sms banking… Khách hàng có thể truy cập từ xa mà không cần đến ngân hàng, có thể tra cứu thông tin tài khoản cá nhân để đề nghị ngân hàng thu nợ. Ngoài ra hàng tháng đến kỳ thu nợ, hệ thống Sms banking sẽ tự động gửi tin nhắn cho khách hàng thời hạn trả nợ, số tiền cần phải trả để khách hàng có thể biết và chủ động nộp tiền,

Sau khi nộp tiền vào tài khoản cá nhân, hệ thống sms sẽ nhắn tin báo cho khách hàng biết số tiền khách hàng đã nộp là bao nhiêu, vào thời gian nào, số tài khoản của khách hàng là bao nhiêu….. Khi ngân hàng thu nợ hệ thống sms cũng sẽ nhắn tin báo cho khách hàng biết số tiền đã bị rút, số dư hiện tại, thời điểm rút tiền cho khách hàng. Tất cả những dịch vụ này là hoàn toàn miễn phí.

Những lúc giá cả thay đổi, bằng hệ thống này khách hàng có thể gửi sms để biết được thông tin tỷ giá…

Tuy nhiên, phần mềm chương trình ngân hàng vẫn chưa được hoàn chỉnh, đôi lúc bị nghẽn mạch làm khách hàng phải đợi lâu. Ví dụ có khi khách nộp tiền hoặc rút tiền mà hệ thống sms vẫn chưa nhắn tin vào máy điện thoại cho khách hàng, và vài giờ đồng hồ sau đó khách hàng mới nhận được tin nhắn.

Ngoài ra, phần mềm còn thiếu một số chức năng hỗ trợ nên nhân viên phải tính tay, điều này ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.

Về đội ngũ kỹ sư phần mềm ngân hàng, ngân hàng quốc doanh bình quân có 100 kỹ sư, ngân hàng thương mại cổ phần 20-30 kỹ sư nhưng số kỹ sư thiết kế phần mềm ngân hàng tổng thể thì chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

2.3.3.3.7 Vấn đề nhân sự: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, bộ phận cầm cố STK chỉ gồm có 10 người nhưng chiếm 1/3 doanh số cho vay của cả Phòng Tín dụng Cá nhân. Những nhân viên đó vừa tiếp khách hàng, nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo… nên nhiều lúc cao điểm khách hàng phải đợi lâu mới đến lượt mình vay vốn. Và điều này làm cho khách thực sự không hài lòng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu hình thức tín dụng vàng, những tiện ích và phương pháp thực hiện, đồng thời đi sâu phân tích rõ các ưu điểm so với các hình thức đầu tư vàng khác. Mặc dù hình thức này còn một vài điểm hạn chế nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, song luận văn đã tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó và sẽ đưa ra các giải pháp để hoàn thiện trong chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀNG TẠI EXIMBANK

Với mục tiêu tăng dư nợ của bộ phận cho vay cầm cố giấy tờ có giá, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Eximbank như sau:

3.1 Nhóm giải pháp dành cho nhà đầu tư:.

Sự biến động trên thị trường vàng về bản chất là không dự đoán được, vì vậy các nhà đầu tư cần xây dựng cho mình những nguyên tắc và tính kỷ luật trong giao dịch.

Nhà đầu tư phải luôn luôn nắm vững các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Quan tâm đến dự báo.

Đây là nguyên tắc đầu tiên, rất quan trọng.

Thắng thua trong đầu tư vàng phụ thuộc nhiều vào dự báo giá vàng chính xác. Dự báo giá vàng đòi hỏi nhà đầu tư phải có nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, tư duy.

Thông thường, có 2 phương pháp dự báo giá vàng là phân tích cơ bản và kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là nhà đầu tư xác định và đánh giá những thông tin cơ bản nào có giá trị nhất đang chi phối thị trường, xây dựng hệ thống phân tích kỹ thuật phù hợp nhất cho quá trình ra quyết định mua bán với mục tiêu an toàn vốn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và đạt lợi nhuận "kiểm soát" được.

Một nguyên tắc sống còn trong kinh doanh vàng là cần cắt giảm tổn thất nhanh chóng, và tránh tối đa việc mua theo bình quân giá.

Nguyên tắc này có vẻ đơn giản nhưng hầu hết nhà đầu tư không dám cắt lỗ.

Nguyên tắc 3: Nhà đầu tư không được mua vàng hoặc bán khống vàng vượt quá khả năng tài chính của mình.

Nhà đầu tư phải có kế hoạch tài chính giải cứu các trạng thái lỗ có thể xảy ra. Số tiền còn lại sẽ phải duy trì các trạng thái còn lại có được đảm bảo đủ tiền để duy trì hay không. Nhà đầu tư không nên nghĩ rằng có đủ tiền để bổ sung ký quỹ cho các hợp đồng đang thua lỗ. Nhiều người đã phải mất rất nhiều cơ hội vì đã dồn hết tiền vào chỉ để duy trì hợp đồng mà không chịu chấp nhận lỗ một phần trước đó.

Nguyên tắc 4: Đừng đo lòng tham với thị trường.

Để đạt được lợi nhuận nhiều hơn, nhiều người không mua nhanh bán nhanh mà chờ đợi vàng đứng giá trong nhiều ngày thì tranh thủ mua vào và tiếp tục giữ vàng sau nhiều cơn sốt mới bán ra với mục tiêu ăn chênh lệch vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/lượng. Thực tế trong thời gian qua, giá vàng trên thị trường thế giới biến động khó lường ở tất cả các quốc gia lớn.

Nhiều nhà đầu tư nôn nóng mua vàng đúng vào lúc thị trường đang lên cơn sốt và rơi vào chu kỳ giá vàng giảm kéo dài. Sau đó, do thiếu vốn để trả lãi vay và thiếu kiên trì do không phân tích được các thông tin dài hạn nên các nhà đầu tư đã sốt ruột bán ra và thua lỗ lớn.

Bên cạnh đó, khi giá vàng diễn biến bất lợi, một số nhà đầu tư vàng quyết định chuyển từ đầu tư ngắn hạn sang dài hạn, không cắt lỗ với kỳ vọng giá vàng sẽ

lên. Điều này rất nguy hiểm, vì nếu thua lỗ ngoài dự định thì nhà đầu tư sẽ không đủ tiền ký quỹ tối thiểu để duy trì hợp đồng của mình.

3.2 Nhóm giải pháp vi mô dành cho ngân hàng:3.2.1 Cạnh tranh tỷ giá ngoại tệ. 3.2.1 Cạnh tranh tỷ giá ngoại tệ.

Như đã phân tích ở Chương 2, tỷ giá ngoại tệ giữa EIB và các ngân hàng, các tiệm vàng có sự chênh lệch. Vì vậy, khi khách hàng muốn bán ngoại tệ để lấy tiền VNĐ trả nợ cho EIB sau khi so sánh giá mua ngoại tệ thường không muốn bán cho EIB, vì thế không những ảnh hưởng đến doanh số cho vay của EIB mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của EIB.

Nếu chỉ vì sợ mất khách hàng, EIB tiến hành mua ngoại tệ với giá bằng hoặc cao hơn bên ngoài thì sẽ rất nguy hiểm, vì sau khi EIB mua giá cao nhưng lại không thể tìm đối tác để bán với giá cao hơn giá đã mua được. Hơn nữa, theo quy định, EIB không được ôm trạng thái quá nhiều dễ dẫn tới rủi ro. Còn bán giá thấp thì sẽ bị lỗ.

Ngoài ra, cũng có trường hợp khách hàng khó bán ngoại tệ do ngân hàng hạn chế mua vào như những ngày đầu tháng 3 năm 2008 - thời điểm USD xuống giá và ngân hàng khan hiếm tiền VNĐ. Nguyên nhân là ngân hàng chỉ là định chế tài chính trung gian, mua vào để bán chứ không phải mua vào để dự trữ. Nếu trên thị trường có dấu hiệu thừa USD và khan hiếm tiền VNĐ thì việc mua vào phải dựa trên lượng USD bán ra được.

Vì vậy, EIB cần cân đối lại nguồn vốn của mình và có kế hoạch kinh doanh ngoại tệ thích hợp, tìm kiếm các đầu mối mua bán ngoại tệ để đưa ra các tỷ giá cạnh tranh với các ngân hàng khác; mặt khác, trường hợp khách hàng muốn bán

với số lượng lớn thì ngân hàng có chính sách ưu đãi giá cả để thu hút khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo trong biên độ quy định.

3.2.2 Nâng cấp công nghệ.

Thực tế đã cho thấy rằng, trong nền kinh tế ngày nay, lòng trung thành của khách hàng phụ thuộc vào thời gian đáp ứng, tính an toàn và chất lượng dịch vụ. Đối với các dịch vụ tài chính, các yêu cầu này đang ngày càng phụ thuộc vào hệ thống công nghệ thông tin (CNTT). Một trong những tiêu chuẩn là ngân hàng phải có hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT được xây dựng thống nhất, đáp ứng được nhu cầu mở rộng và cấu trúc sao cho có thể triển khai các ứng dụng khác nhau một cách nhanh chóng, chính xác, khoa học và thuận tiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước đây, khi các ngân hàng chưa có công nghệ hiện đại hoặc dùng các công nghệ lỗi thời, việc quản lý vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể vay ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản.

Tại Eximbank, có thời kỳ các nhân viên phải tự tính toán lãi suất vay bằng tay, không có một phần mềm hỗ trợ, gặp nhiều khó khăn và rất rủi ro. Sau khi mua phần mềm từ nước ngoài thì mọi chuyện đã trở nên dễ dàng rất nhiều. Tuy nhiên, chi phí khá đắt, phần mềm thiết kế còn đơn giản, chưa mang tính thương mại. Có nhiều chức năng chưa được viết, do đó nhiều khi cán bộ tín dụng phải tự tính tay. Điều này làm mất thời gian. Bên cạnh đó, áp dụng phần mềm CNTT của nước ngoài gặp hạn chế cơ bản là những rủi ro trong việc bảo trì hệ thống, nhà thầu không chuyển giao hết công nghệ và khi đàm phán thường gây sức ép về giá thành cho các ngân hàng Việt Nam.

3.2.3. Xây dựng Web - hình thức phục vụ khách hàng hiệu quả.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do cạnh tranh, các ngân hàng luôn có những cuộc chạy đua quyết liệt, cả về mặt lãi suất cũng như những dịch vụ giá trị gia tăng dành cho khách hàng. Nhưng dường như vẫn chưa đủ khi mà khách hàng luôn có yêu cầu cao hơn, mong muốn được phục vụ kịp thời và nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra cho EIB là phải lựa chọn hình thức phục vụ nào sao cho vừa có thể tiết kiệm chi phí, vừa phục vụ khách hàng hiệu quả nhất.

Có thể thấy web là một trong những công cụ nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất hiện nay mà nhất nhiều ngân hàng đưa vào áp dụng và đã có được những thành công nhất định.

Nhiều khách hàng vẫn có thói quen gọi điện tới khu vực chăm sóc khách hàng khi cần hỗõ trợ; tuy nhiên, không phải mọi giao dịch, liên hệ với khách hàng đều được thực hiện qua điện thoại, và trên thực tế, sử dụng điện thoại cũng là một phương pháp tốn kém, mất nhiều thời gian. Dĩ nhiên ở một mức độ nào đó, việc duy trì hình thức này vẫn là cần thiết, nhưng ngân hàng cũng hoàn toàn có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mang tính chất "tự phục vụ" thông qua web. Tại đây, khách hàng có thể tự tìm được lời giải đáp cho những vấn đề mà họ thường xuyên gặp phải, như vậy sẽ không mất thời gian kết nối điện thoại với các nhân viên trong

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Eximbank (Trang 53)