Đánh giá hiệu quả

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Eximbank (Trang 49 - 50)

2.3.3.1 Rủi ro:

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá là hình thức cho vay phi rủi ro vì khách hàng thế chấp tài sản là tiền gửi tại chính Eximbank phát hành. Tuy nhiên, điều này chỉ

xảy ra khi việc cho vay này thực hiện theo đúng quy trình cho vay mà Eximbank đã ban hành. Cụ thể:

_ Khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, bộ phận cho vay phải xem xét tình trạng tài sản đảm bảo của khách hàng như thế nào, có bị phong tỏa bởi chi nhánh, phòng giao dịch hay ngân hàng nào không. Quyết định cho vay được thực hiện dựa trên yếu tố này. Nếu tài sản của khách hàng đã bị phong tỏa thì không thể cho vay được. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khách hàng vay ở chi nhánh, đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng chi nhánh đó chưa thực hiện giải tỏa tài sản cho khách hàng thì khách hàng phải yêu cầu chi nhánh đó giải tỏa tài sản, sau đó việc đi vay của khách hàng mới thực hiện được. Còn nếu bộ phận cho vay không tuân thủ đúng quy trình cho vay, không thực hiện kiểm tra tình trạng tài sản của khách hàng mà vẫn cho vay thì sẽ dẫn đến rủi ro.

_ Trong trường hợp khách hàng vay tiền có tài sản đảm bảo là STK vàng, ngoại tệ hay trong trường hợp khách hàng vay vàng có tài sản đảm bảo là STK tiền, ngoại tệ thì sẽ gặp rủi ro tỷ giá nếu bộ phận cho vay không thực hiện đúng quy trình cho vay.

Khi tỷ giá biến động làm cho dư nợ vay cộng với lãi dự thu trên tổng giá trị TSĐB vượt quá 97%, bộ phận cho vay không quyết định xử lý TSĐB để thu hồi nợ thì sẽ dẫn đến rủi ro cho Eximbank..

Vì vậy để hạn chế rủi ro, bộ phận cho vay phải nghiêm túc chấp hành quy trình cho vay mà Eximbank đã đề ra

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ tài chính tài trợ đầu tư kinh doanh vàng tại Eximbank (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)